Bách hoá là giao diện trả phí đang rất được ưa chuộng trên kho giao diện website Sapo. Giao diện này thường được đánh dấu nổi bật là một giao diện chuyên phục vụ cho việc bán hàng online vì tính đơn giản, dễ dùng, triển khai nhanh, tốc độ tải trang mượt mà và nhiều tính năng tích hợp sẵn trong giao diện.
Tuy nhiên, chúng ta chưa thực sự hiểu ưu – nhược điểm của giao diện này như thế nào. Nên xong màn giới thiệu, giờ chúng ta tiến hành “đập hộp” giao diện Bách Hoá để trải nghiệm xem nó thế nào nhé!
Giá bán: 1,260,000 VNĐ / 1,800,000 VNĐ
Phiên bản: v.1.3.4
Xem demo giao diện trực tiếp: Giao diện Bách Hóa
Các tính năng nổi bật:
- Hỗ trợ 10 tầng sản phẩm, tương ứng 10 ngành hàng, miễn phí nâng cấp thêm ngành hàng nếu có nhu cầu
- Giao diện hiển thị tối ưu trên mọi kích thước màn hình
- Giỏ hàng hiển thị ở vị trí dễ thấy, giúp khách hàng đi đến thanh toán dễ dàng
- Tích hợp tính năng tìm kiếm thông minh, hiện các gợi ý khi gõ vào ô tìm kiếm
- Trang danh mục sản phẩm có thể hiển thị theo dạng danh sách hoặc dạng lưới
- Trang chi tiết sản phẩm tùy biến linh hoạt, tích hợp đánh giá sản phẩm
- Tích hợp bộ lọc sản phẩm theo ngành hàng, thương hiệu, màu sắc...
- Tích hợp chức năng xem và mua hàng nhanh
Với những ưu điểm trên, giao diện Bách Hóa sẽ phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh như tiệm tạp hóa online, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... các shop có nhiều cửa hàng và đa dạng chủng loại hàng hóa. Tôi sẽ tiến hành đi từng mục trong các mô tả trên giao diện và dựa trên kinh nghiệm của tôi khi sử dụng khá nhiều giao diện trước đây. Bắt đầu nào!
1. Thiết kế trang chủ trình bày sản phẩm đa tầng
Khi xem demo mình thấy trang chủ chỉ có 4 tầng (nhóm) sản phẩm nên khá lấn cấn vì lo sẽ phát sinh chi phí chỉnh sửa khi muốn trình bày nhiều sản phẩm hơn.
Mô tả 2 tầng sản phẩm ở trang chủ
Khi đọc mô tả thiết lập tôi vào phần thiết lập giao diện thì đúng là giao diện đã hỗ trợ sẵn 10 tầng sản phẩm, bạn chỉ việc chọn “Dùng” và thiết lập danh mục sản phẩm là sẽ tự động hiển thị thêm tầng sản phẩm mới.
Hỗ trợ thiết lập đến 10 modules (tầng sản phẩm)
2. Trang danh mục sản phẩm
2.1. Danh sách sản phẩm
Giao diện mặc định hỗ trợ xem sản phẩm với 2 giao diện:- Dạng lưới trình bày gọn hơn và được nhiều sản phẩm hơn.
- Dạng danh sách trình bày với nhiều thông tin mô tả hơn.
Nhóm sản phẩm theo nhà cung cấp: Khi xem chi tiết sản phẩm phần Nhà Cung Cấp có link dẫn để bạn có thể bấm xem nhanh.
Sản phẩm trình bày dạng danh sách chi tiết thông tin hơn
Sản phẩm trình bày dạng lưới xem được nhiều hơn
Danh sách được lọc theo thương hiệu (nhà cung cấp) từ chi tiết sản phẩm
2.2. Bộ lọc sản phẩm
Khách hàng của bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mua hàng nếu website của bạn có sẵn bộ lọc sản phẩm thông tin và linh hoạt. Đây là điều mà bạn nên lưu tâm khi làm website bán hàng trực tuyến.
Bộ lọc sản phẩm có sẵn trên demo
Giao diện Bách Hoá mình thấy đã có tích hợp sẵn bộ lọc sản phẩm cơ bản khá đầy đủ. Còn nếu bạn muốn thiết lập nâng cao thì phải vào thiết lập giao diện để kích hoạt tính năng này lên. VD: có thể tự tạo thêm bộ lọc Phong Cách (cổ điển, hiện đại, đường phố…) và tự gõ tiêu đề cho bộ tag này.
Bộ lọc tag tuỳ chỉnh cho phép bạn tạo thêm bộ lọc mới cho website của mình
Do đặc thù các hệ thống như Bizweb dựa vào tag (thẻ) để lọc sản phẩm là chính nên bộ thiết lập này cũng đi theo nguyên tắc. Sẽ hơi khó khăn cho người chưa hiểu hệ thống này tự thiết lập được. Thường sẽ có nhân viên hỗ trợ khách hàng ban đầu (Bizweb sẽ giúp bạn làm phần này).
Nếu bạn muốn tự thiết lập được thì có thể xem video clip mình hướng dẫn bên dưới nhé.
3. Các tính năng trên trang sản phẩm
Ở trên, mình đã có đánh giá sơ bộ cho cả giao diện di động và máy để bàn rồi, phần này mình sẽ đi sâu hơn vào chi tiết trang sản phẩm. Trang quan trọng nhất giúp khách hàng của bạn quyết định mua hay không.
Phần đầu trang trình bày vô cùng đơn giản nhưng khá chi tiết, bạn có thể thấy đặc điểm nổi bật của website (giao hàng, bảo hành, thanh toán) dễ tạo niềm tin cho khách. Chỗ này bạn có thể tự điều chỉnh lại cho phù hợp với website trong phần thiết lập giao diện.
Các thông tin cơ bản khác được hiển thị ra bên dưới để khách hàng biết thương hiệu, loại sản phẩm và mã sản phẩm (SKU). Khi cần liên hệ bạn tư vấn thì có thể kiểm tra hàng nhanh.
Có một điểm ít ai để ý đó là tính năng hiển thị nhóm ảnh sản phẩm thay đổi theo màu sắc. Bình thường khi bạn chọn màu sắc khác, chỉ duy nhất 1 ảnh được thay đổi và khách hàng phải kéo thanh trượt bên dưới để xem tất cả ảnh đang có.
Giao diện Bách Hoá có bổ sung tính năng hiển thị ảnh theo nhóm màu, khách hàng sẽ không phải lẫn lộn giữa các sản phẩm khác màu với nhau. Bạn chỉ viết tải ảnh đã đặt tên theo quy tắc mà giao diện quy định, tính năng ngầm sẽ sẽ tự động được kích hoạt.
Xem hướng dẫn cách tạo sản phẩm có hình ảnh theo nhóm màu sắc tại đây.
Phần giữa trang sản phẩm, nếu bạn để ý sẽ thấy tính năng Mua Hàng Nhanh cho hiển thị lại form mua hàng lần nữa khi khách hàng đọc xong mô tả. Thiết kế này giúp trải nghiệm của khách hàng tốt hơn, ra quyết định dễ dàng hơn mà không cần phải kéo lên đầu trang để đặt hàng.
Nếu khách chưa có quyết định mua hàng thì cũng dễ dàng chia sẻ và xem những sản phẩm liên quan bên cột phải.
Bên cạnh đó, phần cuối trang sản phẩm giao diện còn được thiết kế sẵn sàng cho app Đánh Giá sản phẩm (xem mô tả ứng dụng tại đây). Bạn chỉ việc cài đặt app này vào, không chỉnh sửa giao diện gì thêm cho phù hợp với giao diện vì đã hỗ trợ sẵn.
App Đánh giá sản phẩm được khá nhiều khách hàng trên Bizweb ưa chuộng vì nó thực sự gia tăng tỉ lệ chuyển đổi của website. Khách sẽ có nhiều niềm tin hơn khi đọc những đánh giá tích cực từ người mua trước.
Ngoài ra, tính năng sản phẩm khách hàng đã xem cũng được liệt kê bên dưới cho khách xem lại nhanh chóng, gia tăng tỉ lệ chốt đơn hàng cho những sản phẩm có quan tâm.
Khi mình tham khảo giao diện của VuiVui, TheGioiDiDong và BachHoaXanh thì giao diện của họ cũng không quá bắt mắt nhưng khi dùng lại rất thoải mái và làm mình dễ ra quyết định mua hàng. Có lẽ giao diện Bách Hoá cũng tham khảo khá nhiều từ những nguồn này.
4. Giỏ hàng và quy trình đặt hàng
Hiển thị giỏ hàng cả trên laptop và thiết bị di động một cách dễ nhìn nhất, khách hàng biết mình vừa bỏ gì vào giỏ do được mô phỏng gần giống giỏ hàng khi đi siêu thị. Lúc nào cũng hiển thị bên dưới, có thể bấm vào để xem nhanh.
Giỏ hàng trên desktop
Tuy nhiên, nếu được tôi sẽ làm cho nút “Thu gọn” lại có tí viền (border) ngoài để nổi bật hơn một chút, vừa dễ thấy lại không gây phân tâm với nút “Đặt hàng”. Mong rằng bản cập nhật sắp tới sẽ có phần này.
Giỏ hàng trên Mobile
Đặc biệt, khi xem chi tiết giỏ hàng trên di động bạn sẽ rất dễ thao tác, tay trái và tay phải có thể bấm – và + để bớt hoặc thêm sản phẩm rất nhanh chóng vì 2 nút cách nhau đủ xa. Đa phần các giao diện khác trên sàn mình thấy không có trải nghiệm tốt như thế này.
Chi tiết giỏ hàng rất dễ sử dụng trên di động
5. Tính năng tìm kiếm thông minh
Đây là tính năng mà mình thấy rất tiện dụng cho khách hàng của bạn mà không phải giao diện nào trên sàn cũng có. Khách hàng của bạn chỉ cần nhập vài kí tự ở ô tìm kiếm, giao diện sẽ gợi ý các sản phẩm ngay cho bạn mà không cần chuyển tới trang kết quả tìm kiếm.
Đặc biệt, mình thấy tính năng này cho phép tìm được cả sản phẩm và bài viết trên trang. Đây là điểm cộng khá lớn cho giao diện Bách Hoá.
Tự động gợi ý kết quả khi gõ tìm kiếm
Bên trong quản trị có hỗ trợ thiết lập chi tiết
Bình thường muốn có được tính năng này bạn phải trả thêm 29.000 VND/tháng cho app Tìm kiếm thông minh có trên kho ứng dụng Sapo. Dĩ nhiên, sử dụng app riêng sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều tuỳ chọn và tính năng bổ sung hơn. Tuy nhiên nếu bạn không muốn phát sinh chi phí và nhu cầu không quá phức tạp thì mình nghĩ tính năng tích hợp sẵn trong giao diện vậy là quá ổn.
6. Tính thân thiện với thiết bị di động (99/100)
Khi xem trên di động thì giao diện được thiết kế responsive tất cả các trang khá chỉn chu, xem trên di động khá tốt, nhất là phần giỏ hàng.
- Ở trang chủ thì sản phẩm được hiển thị 3 sản phẩm/dòng
- Trang danh sách thì sản phẩm lại được hiển thị 2 sản phẩm/dòng
Tôi cũng không hiểu ý đồ tác giả thế nào khi có sự khác biệt này, cho đến khi tôi sang xem trang thegioididong.com, có lẽ họ đã học hỏi những đặc điểm này từ đây.
Giao diện danh sách sản phẩm khi xem trên thiết bị di động
Cá nhân tôi đánh giá nó sẽ phù hợp với cửa hàng có nhiều sản phẩm, giúp khách hàng đỡ phải kéo xuống nhiều lần nhưng vẫn xem được nhiều sản phẩm hơn. Nếu cửa hàng của bạn ít hơn 15 sản phẩm thì website sẽ hiển thị không đẹp như demo được.
7. Bóc tách sâu hơn phần thiết lập giao diện
Khi mở phần thiết lập chung trong thiết lập giao diện có rất nhiều tuỳ chỉnh chi tiết về màu sắc và font chữ cho từng mục trên website. Chỉ riêng phần màu sắc đã có đến hơn 14 tuỳ chỉnh (từ màu nền phần menu cho đến màu của biểu tượng giỏ hàng, OMG). Với một giao diện đơn giản mà có nhiều tuỳ chọn thế này sẽ phát huy thế mạnh rất lớn, vì nó có thể biến tấu phù hợp cho rất nhiều ngành hàng và thương hiệu khác nhau.
Trong các tính năng kể trên, tôi đã vô tình đi sót tính năng Mega Menu, nó giúp thanh điều hướng của chúng ta thêm phần nổi bật. Chưa bao giờ thấy phần Mega Menu thiết lập dễ đến vậy, chỉ việc gõ tên của Menu bạn cần biến thành Mega Menu cách nhau bởi dấu “,” là đủ.
Nói thêm, Mega Menu là tính năng thường tôi phải nhờ bộ phận hỗ trợ bỏ đi khi cho website chạy thật vì nó làm website tôi trông có vẻ chậm đi. Nhưng với giao diện Bách Hoá thì đặc biệt không có hiện tượng lag giật xảy ra.
Mega Menu rất ấn tượng và không hề lag giật
Dễ dàng cho hiển thị MegaMenu hay không
Nhập thông tin chính sách cho tuỳ chỉnh trang sản phẩm
Các điểm cần cân nhắc trước khi mua giao diện Bách Hoá
Ở từng mục phân tích ở trên, mình cũng có nói ưu và khuyết điểm của giao diện Bách Hoá. Tuy nhiên, mình tóm tắt lại vài gạch đầu dòng để dễ xem trước khi mua giao diện này hơn:
1. Do giao diện quá đơn giản nên với những yêu cầu thiết kế cầu kì phức tạp hơn (như mô hình menu phức tạp như Bibomart) thì cần phải chỉnh sửa giao diện nhiều
2. Thiết kế đơn giản nên đặc biệt không phù hợp cho các doanh nghiệp cần đánh mạnh branding hơn là bán hàng. Cụ thể là các mảng: nội thất, xe hơi, nhà hàng, khách sạn
3. Trang xem chi tiết Bài viết chưa tích hợp sẵn công cụ chia sẻ bài viết lên Facebook. Mong rằng ở các phiên bản cập nhật sắp tới sẽ bổ sung tính năng này.
4. Tính năng tìm kiếm thông minh tích hợp miễn phí sẵn trong giao diện nên không có sẵn tính năng thống kê như 1 app độc lập được (VD: https://apps.bizweb.vn/tim-kiem-thong-minh ). Có thể khắc phục nếu gắn code tracking từ khoá người dung gõ vào khung tìm kiếm với Google Analytics.
5. Chưa có hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các tính năng ẩn bên trong giao diện như: hiển thị nhóm ảnh sản phẩm theo màu sắc, thiết lập bộ lọc tuỳ chỉnh nâng cao. Các phần này có lẽ xong bài viết này cũng đã có rồi.
6. Hiển thị 3 sản phẩm trên 1 dòng khi xem trên di động không biết được liệt vô ưu điểm hay nhược điểm nữa. Giao diện học hỏi cách hiển thị di động này từ thegioididong.com nên nếu trang bạn có ít sản phẩm thì nên chọn kiểu hiển thị 2 sản phẩm trên 1 dòng sẽ phù hợp hơn. Tốt nhất tương lai giao diện nên cho thiết lập tuỳ chọn hiển thị 2 hoặc 3 sản phẩm trên 1 dòng cho thiết bị di động luôn là ngon.
Lời kết
Lượt sơ qua một vài khách hàng có sử dụng giao diện Bách Hoá, mình thấy các áp dụng được linh hoạt cho khá nhiều ngành hàng, xem demo và biểu đồ bên dưới:
https://smartdigital.vn/ | https://hoanganpharma.vn/
https://buy.net.vn/ | https://tieudung.com.vn/
https://goosoop.com/ | https://acquybacninh.net/
Như mục khuyết điểm mình đã nêu ra ở trên, do tính đơn giản và tập trung vào bán hàng là chính nên đối tượng chính ở đây là chủ cửa hàng. Giao diện không được thiết kế để bán những sản phẩm cần trình bày tốt & đầu tư thiết kế cao như: nội thất, nhà hàng và ô tô. Bảng thống kê trên cũng đã chỉ rõ phần nào. Bạn cần cân nhắc kĩ trước khi mua giao diện nếu như đang kinh doanh những mặt hàng này.
Giao diện chỉ phù hợp cho những chủ cửa hàng có nhu cầu tập trung tối đa bán hàng online và trải nghiệm cho người mua ở các ngành hàng như: thực phẩm, hàng tiêu dùng, thời trang (giá tầm trung) và điện - điện tử.
Với tốc độ tải trang mượt mà, ấn tượng, tính đơn giản và hiệu quả cao thì đây sẽ là lựa chọn khó bỏ qua cho bạn. Nhất là khi bạn đang muốn triển khai một cửa hàng online trong thời gian ngắn với độ tuỳ chỉnh cao kèm nhiều tính năng được tích hợp sẵn – giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian và tiền bạc vì phải cài thêm app từ bên thứ ba.
Quan điểm của bạn về giao diện Bách Hoá này như thế nào? Hoặc nếu có câu hỏi nào khi sử dụng giao diện Bách Hoá này, hãy để lại comment bên dưới nhé.