4 Chiến lược tâm lý giá cực hiệu quả trong kinh doanh online

Biết cách sử dụng chiến lược giá phù hợp, việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều. Vậy bạn có biết những chiến lược điều chỉnh giá sản phẩm nào mang lại hiệu quả nhất không? Trong kinh doanh online, có thể khiến nhiều người quan tâm, tìm hiểu và truy cập vào website của mình đã là một điều khó, nhưng khó hơn nữa là biến họ thành khách hàng thực sự bằng cách bỏ tiền mua sản phẩm. Để đến bước cuối này, ngoài phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà bạn đang kinh doanh thì các yếu tố khác như trình bày, dịch vụ phụ,… cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích nhu cầu của khách hàng. Bài viết này sẽ bàn về một số chiến lược tâm lý giá, khiến khách hàng không còn đắn đo mỗi khi quyết định có nên mua sản phẩm hay không.

1. Chiến lược giá theo phương pháp mồi nhử

Đây là một chiến lược tâm lý giá khá hiệu quả, vẫn được các siệu thị áp dụng triệt để trên mỗi kệ hàng của mình. Thật ra trong kinh doanh không phải lúc nào dòng sản phẩm đắt tiền cũng mang về cho bạn lợi nhuận cao nhất, cũng không phải dòng sản phẩm giá rẻ mà lại là những mặt hàng trung bình. Vì tâm lý của khách hàng thường là chê đồ rẻ, cho rằng tiền nào của nấy, trong khi đó lại “ngại” đồ có giá quá cao, họ sẽ xem xét các mặt hàng vừa phải cả về mức giá lẫn chất lượng.

Xem thêm: 12 tuyệt chiêu giảm giá trong kinh doanh

Bạn có thể tận dụng tâm lý này khi hiển thị danh sách các sản phẩm cùng loại trên website. Ví dụ bạn muốn bán sản phẩm có giá 400.000đ thì hãy đặt nó trước sản phẩm có giá 200.000đ và sau sản phẩm 800.000đ, đa phần khách hàng sẽ chọn loại ở giữa.

2. Chiến lược hiển thị giá một phần

Nếu bạn từng đặt vé máy bay trên mạng thì có lẽ không còn lạ kiểu “đánh lừa” rất ngọt này. Mặc dù mức giá ở bảng thông báo cực kì rẻ nhưng sau khi chọn hết các dịch vụ phụ bạn sẽ thấy tổng chi phí cần thanh toán phải gấp… vài lần. Không chỉ riêng gì vé máy bay, bạn có thể áp dụng cách “đánh lừa” đó vào website của mình, chỉ cần hiển thị các khoản phụ phí như tiền vận chuyển, tiền đóng gói,… trong trang thanh toán thay vì trang sản phẩm là được. Khi đã đến bước cuối rất ít người từ bỏ đơn hàng, họ sẽ chấp nhận bỏ tiền ra vì đã tốn khá nhiều thời gian để lựa chọn rồi.

3. Chiến lược giá theo phong cách nổi bật

Với chiến lược giá này có thể phát huy tối đa cho những loại hình kinh doanh dịch vụ hoặc phần mềm với nhiều mức giá khác nhau. Khi bạn thông báo bảng giá, hãy làm nổi bật mức giá lý tưởng nhất, khiến cho khách hàng chú ý đến nó đầu tiên.

Nhìn vào chiến lược giá trên, bạn bị chú ý vào gói dịch vụ nào?

Đây thường là mức giá chấp nhận được với đa số khách hàng của bạn, họ có thể sẵn sàng mua mà không cần đắn đo suy nghĩ như mức giá khác.

4. Chiến lược giá theo chiết khấu theo tổng giá trị đơn hàng

Chiến lược giá này được áp dụng khá nhiều nhằm làm tăng giá trị đơn hàng của người dùng. Bạn có thể đặt một mức chiết khấu hấp dẫn như giảm 10%, thậm chí là 30% cho khách hàng nếu tổng số tiền cần thanh toán trong hóa đơn của họ đạt mức nhất định. Biến thể của phương pháp này là tặng quà thay vì giảm giá trực tiếp hoặc bán hàng theo combo sản phẩm. Nhiều người từng thừa nhận rằng, đôi khi họ quyết định mua thêm vài món nữa chỉ vì những khuyến mãi hấp dẫn đằng sau, dù biết rằng khi tính lại họ chẳng mua rẻ được chút nào.

Xem thêm: Bí quyết tăng giá trị đơn hàng trong kinh doanh

Với 4 chiến lược tâm lý giá này chắc chắn việc kinh doanh online của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, hãy thử áp dụng để thấy hiệu quả của chúng nhé!

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM