9 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp

Thương hiệu là hiện thân của tất cả những gì bạn đang gây dựng và đại diện cho doanh nghiệp của mình. Ở mức độ hữu hình, tên doanh nghiệp của bạn, slogan, những màu sắc bạn sử dụng và nội dung mà chúng ta xuất bản sẽ mã hóa thương hiệu và thể hiện nó một cách trực quan. Dưới đây là cái nhìn sâu sắc hơn về những cách xây dựng thương hiệu mà bạn có thể thực hiện để thành công trong thời gian ngắn nhất.

1. Gắn kết hình ảnh thương hiệu

Xây dựng một thương hiệu vững chắc đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bỏ qua sức mạnh của các bước nhỏ và mối tương tác đơn lẻ có thể củng cố và chia sẻ thương hiệu của bạn với những người khác.

Hình ảnh thương hiệu là yếu tố giúp tăng cường mạnh mẽ về những gì bạn đang cố gắng để đạt được. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra logo của bạn. Người hâm mộ cũng biết đến màu sắc thương hiệu của bạn.

Bạn có đang sử dụng logo của mình ở tất cả những nơi bạn nên làm? Chúng có xuất hiện trong hồ sơ cá nhân trên các phương tiện truyền thông xã hội, trong chữ ký email và bài thuyết trình của bạn? Bạn nghĩ có nên sử dụng logo thương hiệu trong Twitter và Facebook, nhằm phản ánh màu sắc công ty của mình? Nếu câu trả lời là không, hãy dành thêm thời gian để thay đổi suy nghĩ tích cực hơn. Hãy nghĩ rằng việc làm này sẽ mang bạn gần gũi hơn với sự hiện diện của thương hiệu, chẳng hạn như thêm logo vào email hoặc thay đổi màu sắc cover trên tài khoản Facebook của bạn.

Tóm lại, bất kể một sản phẩm/công cụ, quàn tặng gì bạn tung ta bên ngoài đều nên nhất quán theo màu sắc thương hiệu giúp hình thành thói quen nhận diện cho mọi người. Gắn kết hình ảnh thương hiệu là một trong những cách xây dựng thương hiệu rất tốt.

2. Muốn xây dựng thương hiệu cần phản hồi tích cực

Một trong những cách giúp nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu là phản hồi các câu hỏi, ý kiến và đánh giá của khách hàng. Hãy dành một phút để trả lời các tin nhắn mới nhất còn lại trên các trang truyền thông xã hội, các nhận xét của khách hàng trên website, Facebook, Zalo... và bày tỏ sự chia sẻ của mình với các kết nối mới trên các trang mạng lớn.

Bạn sẽ tăng cường mối quan hệ của mình với khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh của bạn như là một chủ shop tận tâm và hiếu khách.

3. Dùng công cụ giám sát để lắng nghe xu hướng xã hội

Các công cụ như HootSuite và Tweetdeck sẽ cho phép bạn theo dõi thương hiệu được đề cập đến và hashtags ở một nơi bất kỳ. Đây là một cách tuyệt vời để tập trung lắng nghe xu hướng xã hội. Đánh giá lòng tin thương hiệu, vị trí của bạn và đối phó với một vấn đề bất kỳ đang được thảo luận công khai về doanh nghiệp bạn đang sở hữu, và theo dõi các cuộc thảo luận xung quanh các từ khóa có giá trị cao, nhằm giữ vững nhịp đập lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang theo đuổi.

Theo dõi cuộc trò chuyện, tìm hiểu thêm về những gì đang xảy ra và chiến lược “nhảy vào” cuộc thảo luận khi bạn cần đính chính hay bổ xung thêm một vấn đề nào đó.

4. Chiến lược xây dựng nội dung thương hiệu

Mỗi ngày, chúng ta đều tiêu thụ một số lượng lớn các thông tin từ ngành công nghiệp tin tức, làm thế nào để đăng tải các chủ đề mà chúng ta tâm đắc, và các bài viết được đưa ra mang tính chất hài hước, thuần túy hoặc giải trí. Khi chúng ta thất bại trong việc chia sẻ những bài viết, cũng có nghĩa là đang bỏ lỡ cơ hội quan trọng để phân tán thông tin giúp tạo đòn bẩy mạnh mẽ hơn.

Khi bạn chia sẻ bài viết hoặc nội dung từ đồng nghiệp hay đối thủ cạnh tranh, họ sẽ cảm nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn, và có nhiều khả năng họ sẽ làm điều tương tự đó cho bạn trong tương lai. Ngoài ra, mỗi khi độc giả phát hiện ra một cái gì đó tuyệt vời để đọc hoặc nghe từ phía bạn, nghĩa là thương hiệu của bạn đã được tăng thêm niềm tin tưởng.

5. Thực hành Elevator Pitch

Elevator pitch là khái niệm mà các start-up hay dùng, ám chỉ việc đưa ra thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ về “business” của mình trong một thời gian ngắn để kêu gọi đầu tư, thu hút sự chú ý của những khách hàng, đối tác, nhà đầu tư tiềm năng. Nói một cách dễ hiểu Elevator pitch là cách giải thích tối giản nhất về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.

Elevator pitch là một yếu tố rất quan trọng trong thời điểm hiện tại khi mà một loạt các ngữ cảnh khác nhau có thể xảy ra trong cuộc sống quanh ta. Đó là một một bài giới thiệu ngắn gọn mà bạn sử dụng mỗi khi phản hồi khách hàng. Đó là một mẫu hội thoại tình huống mà bạn sử dụng khi gặp một khách hàng tiềm năng, nhằm mô tả những gì súc tích nhất mà bạn cần truyền đạt.

5 cách xây dựng thương hiệu 9 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp

Có rất nhiều thứ cần phải đề cập trong một Elevator pitch của bạn, nhưng đòi hỏi cần phải súc tích, và hấp dẫn. Hãy tập thực hành các thông điệp thương hiệu với một chiến lược cải tiến và thử nghiệm nó trong các môi trường khác nhau, để có được thông tin phản hồi hữu ích. Hơn nữa, cách tiếp cận này sẽ mang lại cho bạn một pitch ngắn gọn nhất có thể được sử dụng bất cứ nơi nào, thu hút khách hàng quan tâm tới thương hiệu của mình.

6. Khắc sâu vào tâm trí khách hàng

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo ra một khái niệm thương hiệu để nói với tất cả các nhân viên và khách hàng của bạn. Liên kết lại với ý tưởng cốt lõi của thương hiệu và quảng cáo ý tưởng như thể là một phần của cộng đồng độc quyền. Tạo ra một quá trình kỷ niệm đặc biệt để khen ngợi họ gia nhập cộng đồng của bạn và khiến cho họ vui mừng vì đã là một phần của cái gì đó lớn hơn bản thân họ.

Tại công ty tiếp thị Savvy Panda, tất cả các nhân viên và khách hàng được gọi là “panda” (gấu trúc) và khi có thêm khách hàng mới, họ sẽ nhận được một gói quà chào mừng với trang phục, giấy dán tường gấu trúc và thậm chí cả một chú gấu trúc đồ chơi nhồi bông.

7. Hành động tốt bụng ngẫu nhiên

Khá nhiều doanh nghiệp có các chương trình tặng thưởng để giúp khuyến khích kinh doanh lặp lại. Tuy nhiên, một cách tốt hơn để gây ảnh hưởng đến khách hàng của bạn là xây dựng chương trình “hành động tốt bụng ngẫu nhiên”. Việc nhận được một cái gì đó bất ngờ sẽ giúp “châm ngòi” cho những cảm xúc sâu thẳm bên trong mỗi cá nhân.

Tạo ra một số tiêu chí để xác định khách hàng tích cực và nhiệt tình nhất của bạn và gửi cho họ món quà quan tâm để trân trọng họ vì đã là khách hàng tuyệt vời như vậy. Bạn có thể đi xa hơn một chút và xác định những người có ảnh hưởng khác nhau trong cơ sở khách hàng của bạn, mời họ đến doanh nghiệp của bạn để gặp những người đứng sau thương hiệu.

cách xây dựng thương hiệu thu hút khách hàng 1

Nhiều tổ chức có một người quản lý cộng đồng riêng, có trách nhiệm duy nhất là giúp thực hiện các chiến thuật nói trên. Mục tiêu của họ là tạo ra và tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu của bạn và khách hàng.

8. Ngắt kết nối khỏi kỹ thuật số

Thật dễ dàng để giữ liên lạc chỉ dựa vào các định dạng kỹ thuật số như thư điện tử hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, liên lạc kỹ thuật số thiếu đi một trong các yếu tố xây dựng thương hiệu rất quan trọng: oxytocin. Oxytocin là một chất hóa học giải phóng trong não khi chúng ta tương tác với nhau theo cá nhân. Đây là những gì giúp “châm ngòi” cảm xúc và ký ức – chính xác những gì chúng ta đang cố gắng để tạo ra.

Những tương tác thực sự thiện chí mang tính cá nhân, không kỹ thuật số là một cách tuyệt vời để “châm ngòi” giải phóng oxytocin. Điều này có thể đơn giản như việc nhấc điện thoại lên và gọi cho khách hàng của bạn để nói với họ rằng bạn trân trọng họ, hay nhiều chiến lược phức tạp như tổ chức một sự kiện mà bạn có thể trực tiếp gặp gỡ và làm quen với tất cả khách hàng của bạn.

Liên lạc kỹ thuật số có tác dụng tốt ở quy mô lớn, tuy nhiên hãy nhớ rằng chúng không phải là phương pháp tạo dựng sự ủng hộ tốt nhất. Nếu có thể, hãy nỗ lực để kết nối ngoại tuyến hoặc trực tiếp (ngay cả khi phải tốn thời gian hoặc chi phí nhiều hơn một chút).

9. Cá nhân hóa

Như Dale Carnegie đã nói: “Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, tên của một người vẫn là âm thanh ngọt ngào nhất”. Có tác dụng mạnh mẽ như tên của một ai đó, cũng quan trọng không kém để có được bối cảnh xung quanh cái tên đó. Việc điều chỉnh trải nghiệm về thương hiệu của bạn xung quanh cá nhân người tiêu dùng sẽ bắt đầu xây dựng những kết nối thương hiệu sâu sắc.

Hãy tìm cách để bắt đầu cá nhân hóa tất cả mọi thứ bạn làm trong doanh nghiệp của bạn, từ sản phẩm đến dịch vụ khách hàng và thông điệp trên trang web của bạn. Tìm hiểu tên, mối quan tâm, sở thích của từng khách hàng cùng với những điều khác và sau đó điều chỉnh thông điệp và tương tác của bạn xung quanh đó.

xay-dung-thuong-hieu-2

Với một số người thì việc này có vẻ khó khăn, tuy nhiên, với sức mạnh của dữ liệu, thông tin trên mạng xã hội và chỉ đơn giản là xây dựng các bước thu thập hiểu biết trong các quá trình của bạn, mọi thứ dễ dàng hơn bạn nghĩ.

Thương hiệu là một thành phần thiết yếu cho một doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Hãy tận dụng tối đa nguồn lực để cải thiện, trau chuốt thông điệp và hình ảnh thương hiệu, tăng cường sự kết nối, tìm kiếm nội dung lý tưởng và cảm nhận hiệu quả với việc kinh doanh của mình nhé!

Bán hàng online là phải có website
Xây dựng thương hiệu bền vững phải có website!

Bạn đã có website của riêng mình chưa? Quảng bá thương hiệu cho hơn 90 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website bán hàng Sapo Web ngay nào! 

 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM