Trước khi quyết định kinh doanh online hay là offline thì chúng ta đều tự hiểu một điều rằng: “Không có gì dễ cả, đặc biệt là kiếm tiền trên internet thì vô cùng khó”. Lý do bởi đây mà một môi trường ảo được xây dựng và tham gia bởi những người thật, chính vì vậy nên những giao dịch, hoạt động trong thế giới này là không thể xác định được độ xác thực. Chính vì vậy nên muốn gia nhập không gian này thì bên cạnh việc chuẩn bị những cung cộ phần cứng thì mỗi người phải tự vấn mình những câu hỏi sau đây:
1. Khách hàng của kinh doanh online là những ai?
Có lẽ sẽ nhiều bạn thắc mắc: đúng ra phải hỏi xem bán gì trước chứ? Thật ra thì cũng không sai. Nhưng bạn sẽ thành công hơn nếu như biết rõ mình sẽ phục vụ ai, họ cần cái gì, có điều gì họ chưa hài lòng chăng?
Bạn có thể đáp ứng tốt nhu cầu nào cho họ với khả năng của mình. Nên nhớ rằng bạn đang bán thứ mọi người cần chứ không phải bán thứ bạn nghĩ là người khác sẽ cần.
Bạn sẽ giật mình nếu biết có rất nhiều sản phẩm đạt đến ngưỡng hoàn hảo mà không ai mua, bởi vì chẳng ai cần hoặc giá quá đắt… Có hàng ngàn lý do khiến khách hàng không mua sản phẩm của bạn, do đó, hãy tìm xem họ muốn mua gì trước khi định làm gì.
2. Tôi nên kinh doanh cái gì bây giờ?
Sau khi biết là khách hàng rất cần mua sản phẩm A, B, C nào đó mà thị trường vẫn chưa đáp ứng được họ, bạn quyết định lựa chọn mình sẽ cung cấp “một và chỉ một” thứ mà bạn cho là mình làm tốt nhất, phù hợp với khả năng tài chính của bạn, cũng như khả năng lợi nhuận rõ ràng.
Khởi đầu bạn hãy làm những việc nhỏ và thật chắc chắn, bạn chỉ nên mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm khi đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và trở thành nhà cung cấp tin cậy cho một khối lượng lớn khách hàng. Luôn nhớ rằng: Làm thật tốt “một và chỉ một việc”!
3. Làm sao để quảng bá mô hình kinh doanh online hiệu quả nhất?
Thật may là nhờ câu hỏi thứ nhất, bạn sẽ không phải “quảng bá tùm lum” nữa. Bởi vì khi biết đích xác khách hàng của mình là ai, bao nhiêu tuổi, ở đâu… bạn sẽ có quyết định khôn ngoan hơn khi bỏ tiền quảng cáo vào các kênh nào. Nếu trong túi có nhiều tiền thì không nói làm gì, nhưng với số tiền ít ỏi hoặc chẳng có đồng nào, bạn vẫn có thể có một kế hoạch marketing không quá tệ như:
- Trao đổi banner với các trang khác. Đừng ngại tiếp cận họ, thể nào trong 100 webmaster mà bạn gọi điện, cũng có trên chục người đồng ý hợp tác với bạn.
- Mua quảng cáo tại các trang mạng xã hội. Các trang này định danh được chính xác khách hàng của bạn theo nhiều tiêu chí (tuổi tác, bằng cấp, giới tính…) và giá thì cực kỳ rẻ.
- Viết bài PR đăng tại các trang tin. Hiện tại có rất nhiều trang tin trong tình trạng “đói bài”. Nếu bài viết của bạn đủ hay, không có gì quá khó để lên bài tại bất cứ tờ báo nào.
Kế hoạch quảng bá này cần phải được duy trì dài với tần suất nhất định. Đừng nghĩ là chỉ cần lên được dăm bài PR, hay vài cái banner là xong chuyện. Bạn phải cập nhật thông tin thường xuyên về sản phẩm của mình, thay mới các banner… Việc đó cũng chẳng có gì khó phải không?
4. Các hình thức thanh toán đảm bảo cho kinh doanh online?
Đây là câu hỏi thú vị nhất! "Kinh doanh không mang lại lợi nhuận không phải là cái tội, mà là… tội rất nặng."
- Thanh toán qua Ngân hàng: Cách này bảo mật và nhanh chóng nhận được tiền ngay. Thông thường Ngân hàng chỉ thu phí không quá 3% trên mỗi giao dịch. Nhược điểm của hình thức này là số người có tài khoản ngân hàng, ebanking không quá nhiều.
Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng đã đa dạng hóa chức năng của thẻ tín dụng và các dịch vụ đi kèm, nhờ đó nên giao dịch diễn ra vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
- Thanh toán qua thẻ cào trả trước: Đây có vẻ là hình thức phổ biến và phù hợp nhất đối với các dịch vụ trực tuyến. Các loại thẻ cào khách hàng có thể dễ dàng mua tại nhiều điểm. Chiết khấu thẻ cào vào khoảng 10 – 15%, đây là con số tương đối dễ chịu.