Taky home là thương hiệu kinh doanh đồ gia dụng được thành lập từ đầu năm 2020, bởi founder anh Nguyễn Anh Tuấn. Xuất phát điểm là một người kinh doanh trong mảng xây dựng, cụ thể là lắp đặt, thi công công trình, anh rất thấu hiểu nhóm khách hàng này. Đến 2020, trước sự ảnh hưởng của dịch covid, lĩnh vực anh đang làm việc gặp cản trở, nên anh đã nhanh chóng chuyển hướng sang kinh doanh đồ tiện ích gia dụng thông minh. Lý do anh lựa chọn nhóm sản phẩm này là vì nắm rõ insight khách hàng: Khách hàng thích những món đồ thông minh, tiện ích cho căn phòng, ngôi nhà của họ, đặc biệt với mức giá rẻ sẽ không khó để chốt deal. Mặc dù anh biết rõ đây là nhóm ngành cạnh tranh cao trên thị trường tuy nhiên nếu biết tận dụng các kênh bán hàng, marketing thu hút khách để bán số lượng thì vẫn sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng ở ngành này.
Quy mô kinh doanh và kênh bán hàng
Hiện tại, mô hình kinh doanh của Taky home bán chính trên sàn Thương mại điện tử (TMĐT) (Trên 90% doanh thu bán hàng đến từ kênh sàn), với đa dạng sàn từ: Shopee, Lazada, TikTok, Tiki, ngoài ra có thêm kênh website, facebook. Số lượng nhân viên không nhiều, chỉ 4 bạn nhân viên với lượng đơn cao điểm ngày đạt 350 đơn (~10.000 đơn/tháng), nhưng vận hành rất trơn tru, kiểm soát tốt nhờ sử dụng giải pháp công nghệ từ Sapo. Cùng tìm hiểu cách vận hành và ứng dụng phần mềm vào quản lý của Taky home nhé.

Bài toán quản lý bán hàng của thương hiệu
Bài toán ban đầu của Taky home là start up vào thời điểm dịch covid bùng phát tại Việt Nam, với mô hình tinh gọn nhân viên, chính vì vậy Taky home lựa chọn cho mình hình thức bán hàng online. Giữa facebook và sàn TMĐT lúc bấy giờ anh đã lựa chọn sàn TMĐT vì lý do toàn bộ khâu tạo đơn, giao hàng sàn sẽ là đơn vị lo liệu, Taky home sẽ không phải tốn nguồn lực phần này. Người mua trên sàn chủ động, bớt khâu chăm sóc, tư vấn cũng là điểm lợi thế khi bán hàng trên sàn. Nhu cầu ban đầu của Taky home là quản lý tồn kho sản phẩm, anh Tuấn đã lựa chọn một giải pháp quản lý kho khác để quản lý tồn, tuy nhiên, sau đó anh gặp nhiều vấn đề trong vận hành bán hàng online mà phần mềm quản lý kho đó lại không đáp ứng tốt việc quản lý online (đơn cử như việc đồng bộ tồn kho từ sàn TMĐT về phần mềm thường xuyên gặp vấn đề, ít công cụ hỗ trợ quản lý, bán hàng trên sàn,.. ). Chính vì vậy, anh đã tìm hiểu và được nhóm nhà bán hàng shopee giới thiệu phần mềm Sapo. Sau này khi phát triển thêm các gian hàng trên lazada, tiktok hay tiki anh càng thấy ứng dụng được nhiều hơn trên phần mềm Sapo.

Phần mềm quản lý bán hàng Sapo đã giúp Taky home giải quyết bài toán quản lý đa sàn:
-
Nhiều gian hàng nhưng việc quản lý lại cực dễ dàng, khi muốn chỉnh sửa giá và thông tin trên sàn, Taky home chỉ cần chỉnh sửa giá và thông tin đó trên Sapo là mọi dữ liệu sẽ được cập nhật lên các sàn TMĐT mà không mất thời gian, công sức chỉnh sửa thủ công từng gian, từng sàn lại tránh được sai sót không đáng có.
-
Bài toán quản lý tồn luôn là vấn đề với các nhà bán hàng trên sàn, trong đó có Taky home, anh Tuấn chia sẻ việc không nắm được thông tin hàng còn hay hết, không hàng giao cho khách sàn sẽ khiến thương hiệu bị sàn đánh giá xấu, ảnh hưởng tới việc bán hàng trên sàn. Chính vì vậy, anh rất yên tâm khi Sapo hỗ trợ được anh giải quyết vấn đề này nhờ tính năng quản lý kho, cảnh báo hàng sắp hết, đồng bộ kho từ sàn TMĐT chính xác và nhanh chóng
-
Giải pháp quản lý đơn hoàn trên sàn cũng là một trong những phần anh Tuấn ứng dụng hiệu quả trên Sapo. Để đảm bảo đơn hoàn được nhập lại kho chính xác, đầy đủ, tránh thất thoát, anh sử dụng phần mềm Sapo để quản lý trạng thái đơn hoàn từ sàn. Theo đánh giá của anh Tuấn, mặc dù lượng đơn hoàn từ sàn TMĐT của Taky không nhiều nhưng với doanh nghiệp thì mọi khoản chi phí đều cần kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn.
- Ngoài kênh sàn TMĐT, anh Tuấn còn xây dựng kênh website để giúp nhóm khách quen có thể vào trực tiếp website để đặt hàng với số lượng lớn, không giới hạn. Facebook cũng là kênh anh sử dụng nhưng do định hướng tập trung chính vào phát triển kinh doanh trên sàn, anh chỉ sử dụng facebook như kênh quảng bá thương hiệu sau đó dẫn khách hàng về sàn và website để mua hàng chủ động.
- Tất cả các kênh bán hàng của Taky home từ sàn TMĐT đến website, facebook đều được quản lý tập trung trên 1 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh duy nhất là Sapo.
Có một điểm anh Tuấn rất thích ở Sapo và sử dụng nhiều nhất là ứng dụng quản lý bán hàng Sapo Mobile. Là một người thường xuyên di chuyển để gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thị trường, anh nhận thấy ứng dụng mobile giúp anh quản lý được gần như hiệu quả của các hoạt động kinh doanh dù không trực tiếp điều hành ở văn phòng, từ doanh thu, tồn kho, đơn hàng đến các khoản thu chi theo từng thời điểm đều được ứng dụng update liên tục.