Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách chỉ với 200 triệu

Cơm tấm sườn que hay cơm tấm sườn bì chả luôn thuộc top những món ăn bán chạy trên các ứng dụng đặt đồ ăn. Món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo giữa cơm gạo tấm ăn kèm với sườn nướng, chả trứng, bì trộn thính, dưa chua, rưới thêm chút nước chấm chua chua cay cay. 

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh quán cơm tấm thì đừng bỏ qua bài viết này. Blog Sapo sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách chỉ với 200 triệu đồng.

kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm
Mở quán cơm tấm như thế nào?

1. Cơm tấm là gì?

1.1. Nguồn gốc của cơm tấm

Cơm tấm là một món ăn Việt Nam, là món ăn có nguồn gốc từ Sài Gòn. Nguyên liệu nấu cơm tấm chủ yếu từ gạo tấm. Từ xưa cơm tấm được coi là món ăn cứu đói của lao động nghèo vì hạt gạo tấm là những hạt gạo bể, ít nở, còn nguyên cám, ăn no lâu và giá thành rẻ. Ngày nay, cơm tấm trở thành đặc sản của người Sài Gòn và có mặt trên mọi miền Tổ quốc. 

1.2. Một đĩa cơm tấm có gì?

Hiện nay, cơm tấm được trình bày trong đĩa gọn gàng, gồm có: cơm tấm, sườn nướng, bì lợn, chả trứng, rau củ, nước chấm, mỡ hành.

  • Cơm tấm

Cơm tấm ăn khác các loại cơm bình thường khác vì hạt gạo để nấu cơm tấm chính là hạt gạo bể văng ra trong quá trình xát gạo. Trước đây, cơm tấm được nấu trong nồi đất trên củi lửa. Hiện nay, cơm được nấu chín bằng quá trình hấp cách thủy. Cơm tấm ăn bở, bùi, có hương thơm tự nhiên của đồng ruộng.

  • Sườn nướng

Sườn được chọn phần thịt cốt lết. Sườn được tẩm ướp và nướng chín trên than hồng. Có nhiều cách tẩm ướp sườn khác nhau như tẩm mật ong, sốt rô ti, sốt me… Ngoài sườn cốt lết, các quán cơm tấm có thể thay bằng cá kho, gà, sườn non, xá xíu.

  • Chả trứng

Chả trứng là hỗn hợp trứng, thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt băm nhỏ, miến và một số gia vị sau đó được đem hấp chín. Chả trứng xốp, có mùi thơm đặc trưng và ăn không bị tanh.

  • Bì lợn

Bì lợn được làm sạch, luộc chín, thái sợi và trộn thêm thính và gia vị. Bì lợn khi ăn thơm mùi thính, giòn, chống ngấy hiệu quả. 

  • Nước chấm

Nước chấm chính là phần độc đáo của suất cơm tấm. Nước chấm được pha theo công thức bí mật của từng quán nhưng gồm những thành phần như: mắm, chanh, tỏi, ớt, đường. Khi ăn, bạn có thể tưới nước chấm lên đĩa cơm và thưởng thức.

quán cơm tấm
Đĩa cơm tấm đầy đủ - Món ăn bình dân nổi tiếng của Sài Gòn

2. Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách

Chỉ với 200 triệu, bạn có thể mở ngay một quán cơm tấm và bắt đầu kinh doanh. Vậy khi mở nhà hàng cơm tấm cần lưu ý những gì?

2.1. Chuẩn bị vốn

Chi phí để mở quán cơm tấm bạn cần chuẩn bị ít nhất là 200 triệu đồng. Các chi phí cụ thể bao gồm:

  • Chi phí mặt bằng: cần tìm mặt bằng mở quán ở các khu vực đông tòa nhà văn phòng, trường học, khu dân cư, chung cư. Ví dụ một mặt bằng rộng 50m2 ở phố Duy Tân, Hà Nội có mức giá thuê 20 triệu/tháng. Thuê mặt bằng 1 năm cần trả trước 6 tháng, vậy tổng tiền mặt bằng dự trù khoảng 120 triệu. 
  • Chi phí mua bàn ghế, dụng cụ nấu ăn, bát đĩa: khoảng 30 triệu đồng
  • Chi phí nguyên vật liệu nấu ăn (sườn, trứng, rau…): 5 triệu
  • Chi phí thuê nhân viên phục vụ: 2 nhân viên, 4,5 triệu/tháng/người
  • Chi phí phần mềm quản lý nhà hàng: 2 triệu
  • Chi phí xoay vòng vốn, dự trù trong 2, 3 tháng: 40 triệu

2.2. Nghiên cứu thị trường

Bạn cần nghiên cứu các quán cơm tấm của đối thủ nằm gần khu vực kinh doanh của mình để xác định lợi thế cạnh tranh. Không chỉ vậy, bạn cũng cần xem trong khu vực mình định mở quán, việc kinh doanh của các quán ăn khác như bún chả, bún đậu, phở, bánh cuốn đang như thế nào. 

Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường và các đối thủ cạnh tranh, hãy từng bước lên kế hoạch để nhà hàng cơm tấm của bạn có được sự khác biệt và lợi thế hơn so với các quán trong cùng khu vực: có thể đến từ chất lượng món ăn, phục vụ niềm nở, quán ăn sạch sẽ, giá cả phù hợp…

>> Đọc thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân đông khách lãi cao

2.3. Lên menu cho quán cơm tấm

Để lên thực đơn cho quán cơm tấm của mình không khó, bạn hãy đưa vào menu nhà hàng những món khách hàng đã quen thuộc và yêu thích, các món mới họ chưa từng ăn. Hãy đưa thêm nước uống vào menu để khách hàng có thể gọi thêm khi ăn nhé. Dưới đây là menu của một quán cơm tấm mà bạn có thể tham khảo:

  • Cơm tấm sườn trứng ốp la
  • Cơm tấm sườn chả
  • Cơm tấm sườn bì chả trứng
  • Cơm tấm cá kho tộ
  • Cơm tấm sườn mật ong
  • Cơm tấm sườn bì
  • Cơm gà cháy tỏi
  • Cơm tấm sườn non
  • Cơm tấm gà rô ti
  • Cơm tấm bì chả ốp la
  • Cơm tấm ba chỉ rim
  • Đồ uống: Sting, Coca, Bò húc, 7 up, lavie, trà đào, trà quất
menu cơm tấm
Thực đơn món phải đặc biệt hấp dẫn 

2.4. Tìm nguồn nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu khi mở nhà hàng cơm tấm khá dễ kiếm và giá thành tương đối rẻ. Các nguyên liệu chính như sườn, trứng, bì, chả trứng đều có thể tìm mua ở các chợ đầu mối và chế biến dễ dàng. Thức ăn kèm phụ có dưa leo, cà chua, xà lách, cải muối đều là đồ dân dã, các chợ đều có sẵn. 

2.5. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Khi mở quán cơm tấm, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình, bạn còn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân công chứng, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên vật liệu, sơ yếu lý lịch của nhân viên.

3. Quản lý và vận hành quán cơm tấm

Khi quán cơm tấm của bạn đã khai trương, quán bắt đầu đón khách tới ăn và việc bạn phải lo ở đây là vận hành quán hiệu quả để quán cơm sinh lời, nhanh hồi vốn. Một số công việc cần làm khi quản lý và vận hành quán cơm tấm bao gồm:

3.1. Mở rộng thêm kênh bán online

Ngoài bán ăn tại quán, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng ở ngoài khu vực của mình hơn bằng cách bán online. Hiện nay, bạn có thể mở các kênh bán trên app đặt đồ ăn, hay chốt đơn trên Fanpage, Zalo, Website của nhà hàng, sau đó gọi ship giao cơm cho khách.

Bạn có thể tận dụng trang Web Order được tạo bằng phần mềm quản lý nhà hàng Sapo FnB để tiết kiệm chi phí. Quán có thể chia sẻ link Web Order cho khách hàng để họ đặt hàng online nhanh chóng.

kinh nghiệm mở quán cơm tấm
Sử dụng app bán đồ ăn

3.2. Tạo các chương trình khuyến mãi

Để thu hút khách hàng, quán có thể tạo các chương trình khuyến mãi như tặng món, giảm giá, tích điểm hay thẻ quà tặng. Sau khi chạy chương trình khuyến mại cần có đo lường hiệu quả cụ thể để đánh giá doanh thu, lãi lỗ và sự quan tâm của khách hàng. 

3.3. Sử dụng phần mềm quản lý quán cơm

Khi đầu tư cho nhà hàng cơm tấm của mình phần mềm quản lý quán ăn Sapo FnB, bạn sẽ “nhàn” hơn trong việc quản lý quán. Bởi phần mềm sẽ giúp bạn quản lý chi tiết từ doanh thu, lãi lỗ, nguyên vật liệu đến nhân sự, đơn hàng, thực đơn…

Không chỉ vậy, sau khi lên order cho khách, phần mềm sẽ tự động tính tiền, in hóa đơn, không lo sai sót khi tính toán, ghi chép thủ công, giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.

Bạn có thể dùng thử phần mềm hữu ích này ngay dưới đây, chắc chắn nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức quản lý quán, đồng thời mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên nghiệp với Sapo FnB
arrow Dùng thử miễn phí

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng. Chỉ với số vốn khoảng 200 triệu là bạn đã có thể mở một quán cơm tấm có mặt tiền tại những con phố tấp nập. Nếu bạn đang có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy chia sẻ với Blog Sapo nhé. 

Tweet
4.2/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM