Zalo hiện nay không chỉ là một phần mềm nhắn tin mà đã phát triển thành một kênh bán hàng đầy tiềm năng. Để phục vụ nhu cầu bán hàng online của người dùng, Zalo cũng thiết lập Zalo page, Fanpage Zalo. Vậy Zalo page là gì? Tạo Fanpage trên Zalo và lập Zalo page trên máy tính có khó không? Cách sử dụng Zalo page thế nào?
Zalo page là nơi bạn có thể bán hàng trên Zalo như trên fanpage của Facebook. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng từ kênh bán hàng này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng mục quản lý Zalo Page cho những ai mới bắt đầu.
Hiện nay có nhiều người lập Zalo page trên máy tính để bán hàng online từ mỹ phẩm, đồng hồ, nước hoa cho đến điện thoại, hàng gia dụng,... Lập Zalo page trên máy tính giúp bạn sử dụng các tính năng của Zalo để bán hàng một cách dễ dàng. Để lập Zalo page trên máy tính bạn hãy truy cập Zalo page login theo đường dẫn http://oa.zalo.me/manage.
Giao diện hiện ra bạn chọn mục Cửa hàng. Ở đây bạn sẽ chọn lĩnh vực mình kinh doanh ví dụ: Ăn uống. Bạn điền đầy đủ thông tin cho Zalo page như Thông tin mô tả, Họ tên liên hệ và số điện thoại liên hệ. Ví dụ: Tên Zalo page: Gà muối, Thông tin mô tả: Gà muối ngon Hà Nội vị giòn thơm, đậm đà phù hợp liên hoan, tiệc tùng. Bạn hãy cập nhật hình đại diện (logo) và ảnh bìa (cover) cho Zalo page. Như vậy là bạn đã lập Zalo page trên máy tính xong với tính năng Cửa hàng để đăng sản phẩm giới thiệu bán hàng.
Đăng nhập tài khoản
Mặc dù đã có tài khoản Zalo tuy nhiên bạn vẫn chưa biết Zalo page là gì? Tạo Fanpage trên Zalo thế nào? Để tìm hiểu bạn cần tải ứng dụng Zalo Page về thiết bị và đăng nhập hoặc truy cập link http://page.zaloapp.com/manage/login.
Sau khi đăng nhập, bạn có thể tạo Fanpage trên Zalo để bắt đầu bán hàng.
Quản lý danh sách trang
Tab Quản lý trang sẽ liệt kê danh sách các page mà bạn đang quản lý. Ở phía trên có 1 menu thả xuống cho phép bạn lọc các trang theo trạng thái Đang hoạt động, Chờ duyệt hoặc Từ chối và Chưa xác thực email.
Bạn click chọn page cần quản trị để cập nhật Nhật ký, đăng ảnh hoặc gửi và xem tin nhắn từ fan.
Phía góc trên bên phải có nút Tạo mới dùng để tạo trang Zalo Page mới để bán hàng.
Sau khi click vào nút Tạo mới, bạn điền thông tin vào các ô và click vào nút Đăng ký. Fanpage Zalo của bạn sẽ phải chờ ban quản trị phê duyệt mới có thể bắt đầu hoạt động. Nếu Page mới tạo hiển thị trạng thái Chưa xác thực email thì bạn cần mở mail xác thực thông tin, click vào đường link trong mail để kích hoạt. Lúc này trang mới của bạn sẽ chuyển sang trạng thái Chờ duyệt.
Trong phần tạo mới trang, bạn có thể thay đổi ảnh đại diện và ảnh bìa của page. Nếu không, sau khi được duyệt trang, bạn thay ảnh này sau cũng được.
Trên trang Fanpage Zalo, ảnh đại diện sẽ hiển thị hình tròn nên phần nội dung quan trọng cần nằm gọn trong đường tròn nội tiếp trong hình vuông ảnh đại diện. Với ảnh bìa, ảnh hiển thị có tỷ lệ 320x180p và để đảm bảo chất lượng cover của page, bạn có thể chọn ảnh lớn hơn có cùng tỷ lệ, ảnh sẽ hiển thị rõ nét và đẹp mắt hơn. Như vậy bạn đã tạo Fanpage trên Zalo thành công để bán hàng và nắm được Zalo page là gì rồi phải không.
Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết khi tạo Zalo page để bán hàng
Nhật ký
Tab Nhật ký là nơi đăng bài cho page. Bạn có thể lựa chọn đăng lên trạng thái dạng Văn bản, Hình ảnh, Âm thanh hoặc Liên kết. Page còn có thêm chức năng khóa bình luận post và lên lịch bài viết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xóa nhật ký đã đăng và theo dõi thống kê số lượt thích, bình luận và chia sẻ nhật ký, theo dõi danh sách bình luận của fan, bình luận hoặc xóa bất cứ bình luận nào.
Mẹo nhỏ khi đăng bài Zalo Page:
Sau khi đã tạo Fanpage trên Zalo, bạn cần tìm hiểu một số lưu ý khi đăng bài Zalo Page. Ưu điểm của Zalo Page là post đầu tiên trong ngày của bạn sẽ hiển thị trên Newsfeed của 100% các fan của page.
Tuy nhiên, nếu muốn được 2 post đầu hiển thị trên 100% Newsfeed của fan thì post đầu tiên bạn phải đăng ảnh, còn post thứ 2 là nội dung status hoặc đường link. Làm ngược lại hoặc khác đi thì bạn chỉ được 1 post đầu tiên như bình thường.
Khi đăng bài, bạn nên đăng ảnh với số lượng là 1 ảnh, 4 ảnh hoặc 9 ảnh thì khi hiển thị trên Nhật ký, ảnh trong post sẽ cân đối và đẹp mắt cả trên màn hình máy tính và mobile. Bạn nào đang tìm hiểu xem Zalo Page là gì và lần đầu tiên đăng bài thì hãy chú ý tìm hiểu cách sử dụng Zalo page nhé!
Tin nhắn ZMS
Bạn có thể gửi tin nhắn tiếp thị đến khách hàng tiềm năng với dịch ZMS (Zalo Marketing SMS) của Zalo. Khi tìm hiểu cách sử dụng Zalo page bạn cũng cần tìm hiểu về tin nhắn ZMS nhé!
Để đăng ký dịch vụ, bấm vào tab ZMS, nhập thông tin và lựa chọn Số lượng tin nhắn. Sau khi nhập thông tin đăng ký, bạn bấm nút Đồng ý, hệ thống sẽ gửi mã xác thực theo số điện thoại đã đăng ký.
Có 3 gói dịch vụ cho bạn lựa chọn: 5.000 ZMS, 10.000 ZMS và 15.000 ZMS. Chi phí dịch vụ là 300đ/tin nhắn thành công (chưa bao gồm thuế VAT). Khi hoàn tất thanh toán, Zalo Page sẽ cập nhật số lượng ZMS page đã đặt mua.
Các hình thức gửi tin nhắn bao gồm:
- Tin nhắn thông thường dưới dạng văn bản
- Tin nhắn đính kèm âm thanh
- Tin nhắn đính kèm liên kết
- Tin nhắn đính kèm hình ảnh
Có 2 cách để gửi ZMS mà bạn có thể lựa chọn đó là:
- Gửi cho tất cả fan đã quan tâm page
- Gửi cho một danh sách số điện thoại dùng Zalo (data số điện thoại là file có đuôi *.txt)
Ưu điểm của ZMS:
Tin nhắn sẽ không nằm trong nhóm “Tin nhắn từ Zalo Page”, bạn có thể gửi tin nhắn đến những người quan tâm và không quan tâm Page. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được số liệu thống kê số lượng tin nhắn đã gửi thành công cũng như chi phí chi tiết.
Tin nhắn từ fan – Chat
Tab này là nơi thống kê tổng số lượng fan của page, bạn có thể tìm kiếm fan theo tên hiển thị. Các thao tác trong phần Chat mà bạn có thể thực hiện:
Gửi tin nhắn tới fan: gửi tin nhắn đến từng fan
Khóa fan: fan bị khóa không thể like, comment trên Nhật ký của page nhưng vẫn có thể gửi tin nhắn đến page.
Xóa fan: fan bị xóa sẽ ra khỏi danh sách fan của Page nhưng vẫn có thể Quan tâm lại Page
Mời fan
Hiện nay, Zalo chỉ cho phép mời 20 người dùng/ngày. Nếu bạn tạo Fanpage trên Zalo và quản lý nhiều page thì tối đa 1 ngày chỉ mời được 20 người dùng cho mỗi page. Đừng quên cách sử dụng Zalo page với phần Mời fan này nhé.
Phần Mời fan có thể thống kê số lượng người dùng chấp nhận và từ chối lời mời. Nếu bạn là người bắt đầu bán hàng online và tìm hiểu Zalo Page là gì hãy lưu ý nhé!
Ngoài ra, bạn có thể dùng tài khoản Zalo cá nhân, vào trang Zalo Page và chọn Chia sẻ page. Page sẽ được chia sẻ đến bạn bè của bạn nhưng bạn phải chọn từng người vì Zalo chưa có nút chọn tất cả.
Một trong những cách sử dụng Zalo page được nhiều người áp dụng hiệu quả là bạn có thể tạo một tài khoản ảo (hotgirl, hotboy) và đi kết bạn thật nhiều (tối đa 2000 bạn bè) sau đó dùng tài khoản này để chia sẻ page đến với tất cả bạn bè của tài khoản đó. Như vậy, bạn có thể tiếp cận đến rất nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy là từ chỗ chưa rõ Zalo Page là gì bạn đã có thêm rất nhiều bạn bè và khách hàng tiềm năng.
Cũng giống như Facebook, các bài đăng với tư cách cá nhân luôn được ưu tiên hiển thị hơn là các page. Vì thế, bạn cũng có thể chọn bán hàng trên tài khoản cá nhân. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà đăng quá nhiều post trong một ngày làm cho bạn bè cảm thấy khó chịu. Họ có thể sẽ chặn bài đăng của bạn hiển thị lên tường thì lúc này, việc bán hàng trên Zalo của bạn lại không đạt được mục đích của mình rồi.
Lịch sử Hoạt động
Phần này cũng giống như phần theo dõi Lịch sử hoạt động trên Facebook, cho phép bạn xem lại lịch sử hoạt động của page. Bạn có thể lựa chọn:
Xem theo thiết bị: Các thao tác được lọc theo thiết bị, trên Web, Mobile hay cả 2
Xem theo loại: Cho phép bạn phân loại lịch sử theo thao tác, bao gồm cá thao tác Thêm, Xóa và Cập nhật
Xem theo ngày: Bạn có thể xem lịch sử hoạt động theo từng ngày
Phần lịch sử hoạt động này sẽ được ghi lại chi tiết từng thao tác được thực hiện trên page và cụ thể admin nào đã thực hiện hành động đó (nếu page có nhiều quản trị viên) giúp bạn theo dõi mọi hoạt động của page và tránh được tình trạng làm sai hoặc chơi xấu của các admin. Khi tìm hiểu cách sử dụng Zalo page bạn cũng đừng bỏ qua phần Lịch sử Hoạt động nhé!
Thống kê
Bạn sẽ nhận được thống kê từng mục theo từng thời điểm. Bạn có thể theo dõi: Lượt quan tâm, Tin nhắn, Nhật ký, Bình luận, Lượt thích, Theo giới tính, Theo độ tuổi, Hoạt động của fan và Mời fan.
Tùy theo mục đích và loại page mà dựa vào các chỉ số trên chúng ta có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của page.
Quản lý nhãn
Bạn có hàng nghìn fan thì làm thế nào để phân loại các fan thành các nhóm khác nhau để target hiệu quả? Giải pháp cho vấn đề này chính là Quản lý nhãn. Với nhãn trên Zalo, bạn có thể chia khách hàng thành các phân khúc khác nhau để tiếp cận cho từng chiến dịch nhắn tin khác nhau.
Nếu bạn nghĩ chương trình nào cũng nhắn tin cho hết tất cả các fan để tiếp cận tối đa số lượng fan thì đó là một sai lầm, thậm chí, sai lầm này có thể dẫn đến việc fan bỏ quan tâm page vì lý do page thường xuyên gửi những tin chẳng liên quan đến họ, họ không quan tâm và điều đó làm phiền họ. Vì vậy, bạn cần xác định chính xác đối tượng để gửi tin nhắn.
Ví dụ: Cửa hàng bạn có chương trình khuyến mại giảm giá các sản phẩm quần áo nữ trung niên thì không thể gửi cho các bạn nam hay nữ trẻ được mà cần target vào đối tượng nữ ở độ tuổi trung niên.
Ngoài những tag mặc định để phân loại theo Giới tính, Độ tuổi, Vùng miền thì bạn có thể tạo thêm các nhãn tùy chọn để target đối tượng sâu hơn và thuận tiện cho việc chăm sóc khách hàng cũng như phục vụ cho mục đích remarketing một cách đúng đắn. Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng bạn sẽ lựa chọn chương trình khuyến mại và thông điệp riêng phù hợp với nhóm đối tượng đó.
Quản lý admin
Cũng giống như fanpage Facebook, Zalo Page cũng có phần Quản lý admin giúp bạn thêm/bớt người quản trị page.
Bạn click vào Quản lý > Quản lý admin để truy cập phần quản lý quản trị viên. Tùy theo mục đích mà bạn lựa chọn phân quyền khác nhau:
Quản trị viên: Được toàn quyền quản lý page, bạn nên thận trọng khi phân quyền này vì có thể bị mất page nếu giao cho người không đáng tin cậy.
Nhân viên quảng cáo: Chỉ có thể truy cập phần tin nhắn và ZMS để thực hiện các chiến dịch tin nhắn.
Phân tích viên: Chỉ có thể truy cập phần thống kê.
Kiểm duyệt viên: Chỉ có quyền làm nội dung cho page.
Sau khi đã điền đầy đủ nội dung và lựa chọn Phân quyền, bấm nút Đồng ý để hoàn tất.
Cấu hình page
Bạn click vào Quản lý > Cấu hình để truy cập cấu hình page. Trong phần này, bạn có thể thực hiện các thao tác:
Thông tin trang: Đây là phần rất quan trọng, khi đăng ký page phải có thông tin này. Tuy nhiên, một số thông tin không thể sửa đổi đó là Loại page, Người đứng tên, Tên page.. Vì thế, bạn cần điền cẩn thận khi đăng ký page.
Bạn có thể chứng thực page để tăng độ tin cậy của người dùng đối với page. Chỉ cần gửi bản scan giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ liên quan về cho Zalo, họ sẽ giúp bạn chứng thực page chính chủ và an toàn để khách hàng có thể yên tâm mua sắm.
Lời chào: Đây là phần nội dung tin nhắn sẽ được gửi đến người dùng khi họ bấm quan tâm page. Nội dung tin nhắn mặc định là “Chào mừng bạn đến với page ABC trên Zalo”, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sửa nội dung theo ý muốn.
Địa điểm: Bạn nên cập nhật địa điểm shop để khách hàng biết và đến xem hàng tận nơi nếu muốn.
Mã QR: Mã QR dùng để gửi cho bạn bè của bạn, ai dùng Zalo có thể scan QR code để truy cập ngay vào page của bạn. Lý do là đối với page mới tạo chưa đủ 20 fan thì không hiển thị trong kết quả tìm kiếm, vì thế bạn cần phải có mã QR thì mới vào page được.
Trên đây là những hướng dẫn quản lý Zalo Page cơ bản và đầy đủ nhất mà các chủ shop online có thể tham khảo và áp dụng ngay cho cửa hàng của mình. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã nắm được Zalo page là gì, tạo Fanpage trên Zalo, lập Zalo page trên máy tính, cách quản lý Fanpage Zalo, cách sử dụng Zalo page để bán hàng trên Zalo và Fanpage Zalo một cách dễ dàng và hiệu quả.
Xem thêm: