Headless Commerce mang lại những lợi ích khổng lồ cho doanh nghiệp sử dụng công nghệ này trong quá trình vận hành và dự kiến sẽ trở thành xu hướng công nghệ trong tương lai. Nhưng liệu rằng, có phải tất cả các doanh nghiệp đều phải ứng dụng Headless Commerce trong hệ thống của mình không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Headless Commerce có phù hợp với tất cả cửa hàng thương mại điện tử không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Headless Commerce mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc ứng dụng Headless Commerce không phù hợp với mọi cửa hàng thương mại điện tử.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tốt với cấu trúc truyền thống, bạn có thể không cần đầu tư vào công nghệ Headless Commerce. Nhưng nếu bạn đang tìm cách tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo và cá nhân hóa linh hoạt hơn, đồng thời bạn có nguồn lực để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, thì bạn có thể cân nhắc sử dụng cấu trúc Headless Commerce.
Xem thêm: Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce trong doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp nào nên ứng dụng Headless Commerce
Bạn có thể xem xét sử dụng Headless Commerce khi:
- Doanh nghiệp của bạn có một cơ sở hạ tầng được thiết lập nhưng không hề dễ dàng khi muốn đưa một công cụ khác vào nền tảng công nghệ hiện có.
- Doanh nghiệp của bạn phát triển chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh vì không thể thực hiện đồng thời các điều chỉnh trên front-end và back-end.
- Doanh nghiệp của bạn muốn khách hàng có trải nghiệm mua sắm nhanh chóng và có quyền kiểm soát chi tiết hơn đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như tốc độ trang web.
- Chủ đề hoặc giao diện của website không thể tùy chỉnh như mong muốn của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp của bạn không có ứng dụng di động dành cho các hệ điều hành như IOS, Android hoặc ứng dụng không thân thiện với người dùng như mong muốn.
- Doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng trải nghiệm giao diện độc đáo nhưng nền tảng hiện tại không thể thực hiện được.
Nếu doanh nghiệp của bạn nói có với 2 trong số các tình huống giả định trên thì bạn có thể cân nhắc sử dụng Headless Commerce.
Bên cạnh đó, trước khi quyết định sử dụng công nghệ mới, hãy xem xét đến chi phí cũng như thời gian mà doanh nghiệp của bạn phải bỏ ra. Đừng chỉ tính toán chi phí xây dựng và thực hiện, bạn phải tính cả các khoản phí phải trả cho các đại lý bên ngoài, ví dụ như đăng ký nền tảng Headless CMS.
Xem thêm: So sánh headless commerce với thương mại điện tử truyền thống
3. Các trường hợp sử dụng Headless Commerce phổ biến
3.1 Tích hợp đa kênh
Headless Commerce là một trong những giải pháp phù hợp cho các thương hiệu muốn nâng cấp bán hàng đa kênh. Kiến trúc headless cho phép bạn tích hợp các kênh khác nhau và phân phối nội dung liền mạch đến từng kênh mà không cần quản lý thông qua các công cụ và quy trình riêng biệt.
Sapo là phần mềm quản lý bán hàng tiên phong sử dụng công nghệ Headless Commerce tại Việt Nam.
- Dễ dàng tích hợp & quản lý bán hàng từ Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Instagram với cửa hàng offline.
- Theo dõi tồn kho, xử lý đơn hàng và quản lý khách hàng từ một hệ thống duy nhất, tối ưu trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng.
3.2 Khả năng cá nhân hóa
Kiến trúc mở của Headless giúp bạn có thể hoàn thành bất cứ ý tưởng nào. Bạn có thể sử dụng các tích hợp dựng sẵn với các nền tảng để lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp, quản lý quan hệ khách hàng hoặc xây dựng tùy chỉnh bằng cách sử dụng API. Khi bạn mở ra cánh cửa tách rời front-end và back-end, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình.
3.3 Chống gian lận và bảo mật thanh toán
Khi sử dụng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm với kiến trúc Headless Commerce, giúp doanh nghiệp của bạn giảm bớt công việc cho đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin và hợp lý hóa quy trình tuần thủ bảo mật. Điều này là do các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm có thể chấp nhận rủi ro và quản lý quy trình cho doanh nghiệp của bạn.
4. Làm thế nào để tiếp cận với Headless Commerce?
Có hai cách tiếp cận chính với Headless Commerce đó là xây dựng kiến trúc Headless Commerce của doanh nghiệp bạn ngay từ đầu hoặc tận dụng các nền tảng có có sẵn kiến trúc headless. Bạn có thể tham khảo về quy trình tiếp cận dưới đây.
4.1 Xác định nền tảng gốc
Việc đầu tiên cần làm để tiếp cận với Headless Commerce đó chính là doanh nghiệp của bạn xác định xem nên giữ hay chuyển đổi nền tảng thương mại của mình.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cách tốt nhất để xây dựng kiến trúc này là thêm API vào nền tảng thương mại hiện tại. Những công ty doanh nghiệp tầm trung chọn chuyển sang giải pháp SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) bởi SaaS cung cấp khả năng mở rộng và linh hoạt hơn trong thời gian dài.
4.2 Chọn Headless CMS
Nếu bạn đang cung cấp nội dung cho khách truy cập trên nhiều kênh, thì bạn nên chọn hệ thống quản lý nội dung headless (Headless CMS). Bằng cách này, bạn có thể sử dụng một hệ thống quản lý nội dung duy nhất để tạo nội dung dành riêng cho từng kênh và trải nghiệm người dùng. API sẽ giúp bạn đồng bộ hóa front-end và back-end để gửi nội dung đến đúng điểm mà khách hàng tiếp xúc.
Bạn có thể chọn một CMS nguồn mở hoặc lấy CMS từ nhà cung cấp dịch vụ phần mềm. Một hệ thống nguồn mở sẽ giúp website của bạn linh hoạt hơn, nhưng bạn cần có một hệ thống kiến thức vững chắc về cách xây dựng và triển khai nó. SaaS là một giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp của bạn bắt đầu nhanh hơn.
Xem thêm: Headless CMS là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Headless CMS
4.3 Đồng bộ hóa CMS và API
Đây là một bước quan trọng của quy trình ứng dụng kiến trúc Headless Commerce. Quá trình đồng bộ này giúp hệ thống hoạt động trơn tru khi tích hợp front-end và back-end.
Nếu bạn đang chuyển đổi sang kiến trúc Headless Commerce từ nền tảng Traditional Commerce (thương mại truyền thống), bạn nên thực hiện chuyển đổi từng chút thay vì chuyển đổi toàn bộ ngay lập tức. Hãy thử xây dựng và đồng bộ hóa API với các phần nhỏ hơn trên nền tảng mới như các bài blog, trang đích. Sau khi đã kiểm tra, tối ưu hóa quy trình này thì bạn có thể sử dụng để mở rộng quy mô.
Xem thêm: Doanh nghiệp có nên quan tâm tới Headless CMS trong lúc này?
Tổng kết
Chuyển đổi công nghệ Headless Commerce sẽ trở thành tất yếu khi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng. Trước khi ứng dụng nền tảng công nghệ này, các doanh nghiệp hãy xem xét thật kỹ tới các yếu tố và nguồn lực của mình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé. Chúc các bạn thành công!