Headless CMS đang ngày càng nổi bật và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ những xu hướng và nhu cầu hiện đại trong việc quản lý và phân phối nội dung đa kênh. Trên thực tế, Headless CMS mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp và khi nào thì doanh nghiệp nên áp dụng Headless CMS. Cùng Sapo.vn theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Headless CMS là gì?
Headless CMS là một hệ thống quản lý nội dung với phần backend tách biệt hoàn toàn khỏi phần giao diện người dùng (frontend). Nội dung trong hệ thống này được truyền tải qua API, cho phép hiển thị mượt mà trên mọi thiết bị.
Với sự phân tách rõ ràng giữa backend và frontend, các nhà phát triển có thể thoải mái sử dụng bất kỳ công nghệ nào cho backend mà không phải lo lắng về ảnh hưởng đến phần giao diện người dùng. Đồng thời, các nhà tiếp thị có thể tạo, lưu trữ nội dung một lần và dễ dàng phân phối nội dung đó đến nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau một cách hiệu quả.
Xem thêm: Headless CMS là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Headless CMS
2. 7 câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời để xác định có phù hợp với Headless CMS hay không
Bạn đang phân vân có nên sử dụng Headless CMS trong lúc này hay không? Hãy trả lời 7 câu hỏi sau để hiểu rõ về hiện trạng cũng như nhu cầu của công ty tại thời điểm này:
- Câu hỏi 1
Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi sử dụng Headless CMS là gì? Bạn muốn quản lý nội dung đa kênh, cải thiện hiệu suất, hay tăng cường tính linh hoạt cho website của mình?
- Câu hỏi 2
Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển trên nhiều kênh không? Bạn có cần phân phối nội dung cho website, ứng dụng di động, mạng xã hội, hoặc thiết bị IoT không? Hay doanh nghiệp của bạn chỉ hoạt động trên một kênh bán hàng duy nhất?
- Câu hỏi 3
Đội ngũ kỹ thuật của bạn có đủ khả năng làm việc với hệ thống phức tạp hơn không? Cụ thể, phát triển Headless CMS đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý phần frontend và backend riêng biệt. Cân nhắc xem đội ngũ của bạn có đủ số lượng và năng lực để quản lý không?
- Câu hỏi 4
Ngân sách cho việc phát triển và duy trì hệ thống là bao nhiêu? Headless CMS thường yêu cầu đầu tư lớn hơn về phát triển và bảo trì so với CMS truyền thống. Doanh nghiệp cần cân nhắc mức ngân sách để đầu tư cho Headless CMS.
- Câu hỏi 5
Bạn có cần tuỳ biến giao diện và trải nghiệm người dùng không? Mức độ tùy chỉnh và khả năng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có quan trọng đối với doanh nghiệp hay không?
- Câu hỏi 6
Doanh nghiệp có cần khả năng mở rộng trong tương lai không? Bạn có kế hoạch mở rộng quy mô về số lượng kênh, nội dung, hoặc cần hỗ trợ nhiều người dùng cùng lúc không?
- Câu hỏi 7
Việc quản lý nội dung có yêu cầu tốc độ nhanh và tính linh hoạt không? Bạn có cần thường xuyên thay đổi hoặc cập nhật nội dung một cách linh hoạt, không giới hạn về nền tảng hay không?
Nếu bạn trả lời: “Có” cho từ 3 câu hỏi trở lên, thì doanh nghiệp của bạn có nên quan tâm đến Headless CMS trong lúc này.
Sapo là phần mềm quản lý bán hàng tiên phong sử dụng công nghệ Headless Commerce tại Việt Nam. Đây chính giải pháp hữu hiệu cho các nhà bán lẻ có tích hợp Headless CMS để quản lý nội dung bán hàng:
- Quản lý nội dung sản phẩm trên tất cả nền tảng trong một trang.
- Dễ dàng đồng bộ nội dung giữa các nền tảng bán hàng.
- AI hỗ trợ tạo nội dung chuẩn SEO website, các trang thương mại điện tử…
3. Headless CMS phù hợp với loại doanh nghiệp nào?
Có thể thấy những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu triển khai website có cấu trúc dữ liệu đơn giản, không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và kỹ năng lập trình thì Traditional CMS có lẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Sự ra đời của Headless CMS trở thành bàn đạp cho các doanh nghiệp muốn bứt phá trong cuộc đua kỹ thuật số và thích nghi với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Do vậy, Headless CMS đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn, cần xử lý khối lượng nội dung đáng kể.
Doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả kho nội dung phong phú của mình, đảm bảo khả năng mở rộng và hiệu suất ngay cả khi lưu lượng truy cập tăng cao. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng một website có độ phức tạp, hiệu suất cao, yêu cầu khắt khe về khả năng vận hành nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng thì bạn nên lựa chọn sử dụng Headless CMS.
Với Headless CMS, kho lưu trữ nội dung (backend) cho phép doanh nghiệp tái sử dụng nội dung trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau. Các thức phân phối qua API giúp doanh nghiệp phân phối nội dung đa kênh một cách liền mạch, tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả.
Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng tích hợp của Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các công nghệ mới nhất với hệ thống hiện tại và duy trì các biện pháp bảo mật mạnh mẽ.
Tổng kết
Tóm lại, Headless CMS cung cấp cho doanh nghiệp trong thời đại số những khả năng vượt trội để quản lý nội dung hiệu quả, tối ưu hóa việc phân phối và linh hoạt thích ứng với xu hướng thị trường thay đổi từng ngày.
Lựa chọn sử dụng loại công nghệ CMS nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng doanh nghiệp. Nếu nắm được mục tiêu của mình, chọn lựa Headless CMS phù hợp sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời tối ưu chi phí trong dài hạn.