Việc mở quán ăn dễ dàng hơn so với nhà hàng bởi vốn ít và quy mô khá nhỏ, tuy nhiên mức độ cạnh tranh cũng sẽ cao hơn, bắt buộc bạn phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, thu về doanh thu cao. Cùng điểm qua 8 bước kinh doanh quán ăn và mẹo giúp quán đông khách dưới đây để áp dụng thành công với mô hình của mình nhé.
1. Những yếu tố để quyết định thành công của một quán ăn
Bạn đã bao giờ thắc mắc, mặc dù quán ăn của đối thủ vừa mới khai trương, nhưng tấp nập khách ra khách vào hơn cả quán ăn truyền thống đã mở lâu năm ở phía đối diện? Câu trả lời nằm ở những yếu tố quyết định sự thành công khi kinh doanh quán ăn. Hãy cùng khám phá nhé!
Chất lượng món ăn
Chất lượng món ăn là yếu tố quan trọng nhất. Nó quyết định 70% quán ăn đó có thành công hay không. Hãy tập trung vào việc cung cấp các món ăn ngon, nguyên liệu tươi mới. Phát triển một thực đơn đa dạng với các loại món ăn và đồ uống phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Luôn duy trì sự nhất quán trong chất lượng để xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng.
Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là chìa khóa để tạo nên trải nghiệm đáng nhớ và thu hút khách hàng quay lại. Chủ quán ăn hãy đào tạo nhân viên không chỉ về kỹ năng chuyên môn mà còn về cách giao tiếp, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo ra một không gian quán ăn thân thiện, khách hàng cảm thấy được chào đón. Bên cạnh đó, bạn cần chú trọng vào việc xử lý các khiếu nại của khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Không gian quán ăn
Thiết kế không gian quán ăn ấn tượng và phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu là tiêu chí quan trọng để kinh doanh quán ăn thành công. Cuối cùng, đảm bảo vệ sinh quán ăn sạch sẽ thường xuyên để tạo không gian thưởng thức món ăn lý tưởng cho khách hàng.
Marketing và thương hiệu
Xây dựng một thương hiệu mạnh và chiến lược marketing hiệu quả là yếu tố cần thiết để thu hút và giữ chân khách hàng. Thông qua logo, slogan và màu sắc để tạo dựng một hình ảnh độc đáo, nhất quán cho quán ăn. Tận dụng mạng xã hội và các sự kiện để tăng tương tác với khách hàng. Đầu tư vào SEO và quảng cáo trực tuyến để mở rộng khách hàng.
2. 8 bước kinh doanh quán ăn KHÔNG LỖ cho người mới bắt đầu
2.1 Nghiên cứu thị trường
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Chủ quán cần phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng trong khu vực. Các yếu tố thường được xét đến là: độ tuổi, nghề nghiệp. giới tính, hành vi và thói quen tiêu dùng.
Ví dụ: Nếu quán ăn của bạn nằm gần khu văn phòng, tòa nhà cao tầng thì đối tượng mục tiêu có thể là nhân viên văn phòng từ 25-45 tuổi, thu nhập trung bình từ 10-30 triệu, thường xuyên ghé quán ăn vào các buổi trưa để dùng bữa.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Xác định ít nhất 3-5 đối thủ cạnh tranh trực tiếp và phân tích các yếu tố như menu, giá cả, dịch vụ, chất lượng món ăn, không gian quán và chiến lược marketing. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra cơ hội kinh doanh cho quán ăn của bạn.
Một số công cụ, nền tảng trực tuyến như Google Forms, Facebook, Tiktok … sẽ giúp bạn thực hiện các khảo sát nhỏ và thu về kết quả một cách nhanh chóng, Nếu bạn không thể tự nghiên cứu hoặc không có khả năng phân tích chuyên sâu, chủ quán ăn có thể thuê các công ty chuyên báo cáo và phân tích thị trường.
2.2 Lên ý tưởng kinh doanh quán ăn - mô hình quán ăn
Để có được ý tưởng độc đáo áp dụng vào mô hình kinh doanh hiệu quả bạn cần nắm chắc thị hiếu khách hàng, những mặt hàng đang bán chạy, tỷ lệ lợi nhuận cùng kinh nghiệm, năng lực tài chính của bản thân để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Ví dụ bán có ít vốn, có sẵn điểm bán gần trường học, khu văn phòng thì nên mở quán ăn sáng, là nơi đông học sinh, sinh viên, dân công sở qua lại. Quán cũng không cần đầu tư quá nhiều vào không gian, trang trí, món ăn cũng đơn giản dễ làm. Chỉ cần đảm bảo tốc độ phục vụ cùng giá cả hợp lý là đã chiếm lợi thế lớn.
Hiện nay có các loại mô hình quán ăn phổ biến cho bạn tham khảo như: Quán ăn sáng, quán ăn chay, quán ăn nhanh, quán ăn kết hợp cafe....
Để giúp bạn làm rõ ý tưởng kinh doanh quán ăn, hãy tự trả lời 4 câu hỏi sau:
- Bạn sẽ bán món gì và cho ai? Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và những món ăn/ đồ uống bạn sẽ cung cấp cho họ.
- Thương hiệu của bạn sẽ được định vị như thế nào trên thị trường? Bạn muốn khách hàng nhớ đến điều gì khi nhắc đến quán ăn của bạn?
- Mô hình kinh doanh của bạn có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh? Điểm đặc biệt nào sẽ thu hút khách hàng đến với quán ăn của bạn?
- Bạn sẽ tự mở quán mới hay lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu? Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
2.2 Lập kế hoạch mở quán ăn chi tiết
Đừng nghĩ rằng quán ăn nhỏ thì không cần lên kế hoạch bài bản nhé, khi có sẵn lộ trình kinh doanh, danh mục cần chuẩn bị bạn sẽ chủ động hơn với mọi tình huống xảy ra. Từng đường đi nước bước chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt cho quán kinh doanh ổn định.
Xác định mục tiêu doanh thu dự kiến
Dự trù doanh thu là một trong những bước quan trọng nhất khi mở quán ăn. Việc này giúp chủ quán có thể lập kế hoạch tài chính một cách hiệu quả, cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh quán ăn và đưa ra các chiến lược kinh doanh quán ăn đúng đắn.
Cách tính toán doanh thu dự kiến
- Ước tính số lượng khách: Dựa vào vị trí, quy mô quán, giờ mở cửa và đối tượng khách hàng mục tiêu để dự đoán số lượng khách mỗi ngày. Ví dụ: Nếu quán bạn mở cửa 6 tiếng mỗi ngày và mỗi giờ có khoảng 30 khách, thì trung bình mỗi ngày bạn sẽ có khoảng 180 khách.
- Xác định giá trung bình mỗi đơn hàng: Tính toán dựa trên giá của tất cả các sản phẩm trên menu.
- Tính toán doanh thu: Nhân số lượng khách hàng với giá trung bình mỗi đơn hàng.
2.3. Dự trù chi phí mở quán ăn chi tiết
Chi phí mở quán ăn thường không quá lớn
Sau khi đã lập kế hoạch bạn cần tiếp tục lên dự tính chi phí mở quán ăn bao gồm:
- Chi phí thuê - cải tạo mặt bằng: chiếm 10-15% tổng số vốn đầu tư. Giá mặt bằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, khu vực, có đông đúc không, gần khu dân cư hay không. Chủ quán nên làm hợp đồng thuê 3-5 năm để được ưu đãi về chi phí. Nếu bạn kinh doanh quán ăn online, phần chi phí này có thể cắt bớt.
- Chi phí trang trí quán: Bao gồm chi phí thiết kế không gian và trang trí nội thất quán. Tùy vào quy mô và mức độ, chi phí trang trí quán ăn dao động từ 10-20 triệu đồng.
- Chi phí mua trang thiết bị (Bàn ghế, dụng cụ nấu nướng, tủ lạnh): Nên tham khảo giá từ nhiều nhà cung cấp, ưu tiên mua sắm tại các hội chợ, chợ đầu mối để có giá tốt hơn. Tổng chi phí trung bình cho phần này rơi vào 15-25 triệu.
- Chi phí nguyên vật liệu: Lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng, uy tín là yếu tố quan trọng để tạo ra những món ăn ngon, bổ dưỡng. Chi phí này có thể tính theo ngày và đến cuối tháng mới tổng kết. Bạn có thể dựa theo quy mô quán ăn để ước tính chi phí.
- Quán nhỏ (10-20 khách): Chi phí trung bình từ 300.000 - 500.000 VNĐ/ngày (nếu phục vụ món ăn đơn giản).
- Quán trung bình (30-50 khách): Chi phí khoảng 1.000.000 - 3.000.000 VNĐ/ngày, tùy số lượng món ăn và định lượng.
- Quán lớn (>50 khách): Chi phí có thể từ 5.000.000 VNĐ/ngày trở lên, tùy chất lượng và đa dạng món.
- Chi phí marketing & quảng bá: chi phí chạy quảng cáo Facebook, Tiktok, biển hiệu, tờ rơi,... rơi vào khoảng 10 triệu đồng.
- Chi phí nhân viên: khoảng 7-8 triệu đồng/ người/ tháng.
Tổng hợp các chi phí trên sẽ giúp chủ quán xác định được số vốn tối thiểu cần thiết để kinh doanh quán ăn. Từ đó lập kế hoạch tài chính và tìm kiếm nguồn vốn phù hợp (vốn tự có, vay ngân hàng, hoặc gọi vốn từ nhà đầu tư). Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ vốn để duy trì hoạt động trong ít nhất 4-6 tháng đầu, khi mà doanh thu có thể chưa ổn định.
2.4. Cung cấp đầy đủ giấy phép kinh doanh quán ăn
Trước khi mở quán ăn bạn cần xin cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh thức uống có cồn (nếu có) nhé.
Việc chuẩn bị đầy đủ giấy phép giúp quán hoạt động ổn định hơn, tránh trình trạng bị gián đoạn do quá trình kiểm tra của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, giấy chứng nhận vệ sính an toàn thực phẩm còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng yên tâm dùng bữa tại quán ăn.
2.5. Trang trí quán ăn độc đáo
Trang trí quán ăn đơn giản nhưng đủ ấn tượng để thu hút khách hàng
Đây là yếu tố quan trọng trong kinh doanh quán ăn bởi khách hàng không chỉ muốn bỏ tiền mua đồ ăn ngon, mà còn muốn thưởng thức trong không gian thoải mái, đúng sở thích và yêu cầu. Chính vì thế bạn cần tập trung vào trang trí quán sao cho thể hiện được ý tưởng mà quán đang hướng đến, đồng thời thu hút khách hàng.
Mặc dù không cần quá cầu kỳ như trang trí nhà hàng hay quán cafe nhưng bạn cũng nên tạo thêm các điểm nhấn như trang trí tường bằng tranh ảnh, trang trí cửa ra vào bằng hình dán logo, trang trí quầy thu ngân bằng cách đặt trên đó một bể cá mini. Chỉ những chi tiết đơn giản cũng có thể khiến khách hàng thích thú và ghé quán của bạn nhiều lần, hãy chú ý nhé.
Nếu bạn đang có dự định mở quán ăn vặt thì dưới đây là những gợi ý trang trí quán ăn vặt vô cùng thú vị, tiết kiệm chi phí.
2.6. Thiết kế menu kinh doanh quán ăn
Kinh doanh quán ăn đông khách với phương thức marketing đơn giản
Menu quán ăn thường có ít món hơn nhà hàng nhưng không vì thế mà quên chia nhóm, phân loại món ăn cho khách dễ chọn lựa nhé.
Ví dụ nếu quán của bạn bán cơm tấm thì có thể chia menu thành các danh mục cơm bò, gà, lợn, đồ uống, món canh, món rau ăn kèm…
Có thể khách hàng đi ăn sẽ dẫn theo trẻ nhỏ nên bạn cũng có thể cho thêm các khẩu phần mini vào thực đơn để phụ huynh tiết kiệm chi phí, đồng thời tránh bỏ phí thức ăn bởi trẻ con vốn không ăn nhiều nhé.
Nếu bạn còn chưa biết nên bổ sung món gì vào menu thì có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé:
Xem thêm: Kinh doanh quán ăn: Nên bán sản phẩm gì dễ hút khách và thu lời cao nhất?
2.7. Lên kế hoạch marketing khi mở quán ăn
Đừng nghĩ rằng chỉ là quán ăn nhỏ thì không cần marketing, nếu không có các công cụ xúc tiến bán thì quán của bạn chắc chắn khó mà cạnh tranh với hàng loạt đối thủ trên thị trường. Đặc biệt là khi quán đặt ở dãy vỗ có hàng trăm quán ăn tương tự, đủ thể loại.
Kinh nghiệm giúp quán đông khách khi mới khai trương đó là hãy thực hiện một số chương trình marketing nhỏ để giúp có lượng khách đến ban đầu. Các chương trình này có thể là phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo, chương trình giảm giá, tặng voucher,...tùy vào ngân sách của bạn.
Quảng cáo trên Facebook, Instagram, Tiktok: Tạo fanpage với hình ảnh đẹp, nội dung hấp dẫn về quán, chia sẻ những đánh giá tích cực từ khách hàng và chạy quảng cáo nhắm đến đối tượng mục tiêu. Đăng bài ít nhất 3-4 lần/tuần với nội dung đa dạng như hình ảnh món ăn mới hoặc tips nấu ăn.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Sử dụng các từ khóa liên quan đến phong cách, địa điểm của quán ăn để khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn trên Google.
Quảng cáo trên các hội nhóm review: Đăng bài giới thiệu quán với hình ảnh đẹp, thu hút trên các hội nhóm, diễn đàn ẩm thực, du lịch để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
8. Quản lý quán ăn, nhà hàng bằng phần mềm
Phần mềm quản lý quán ăn là công cụ hiệu quả giúp chủ quán kiểm soát doanh thu theo ngày, quản lý nhân sự, nguyên vật liệu hiệu quả. Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ quán order tại bàn qua điện thoại, ipad, hỗ trợ thanh toán nhanh, tránh trường hợp ùn tắc tại quầy thu ngân vào giờ cao điểm.
Ngoài ra, phần mềm còn thay bạn quản lý kết quả bán hàng trên nhiều app ship đồ ăn, tổng hợp doanh thu theo ngày, tháng, tránh sai sót do nhập liệu thủ công, tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo. Hãy dành ra 15 phút trải nghiệm thử phần mềm để thấy những lợi ích tuyệt vời của nó nhé.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán ăn cho bạn tham khảo cũng như áp dụng hiệu quả vào mô hình kinh doanh của mình. Kinh doanh quán ăn không khó nhưng để cạnh tranh tốt trên thị trường bạn cần có khâu chuẩn bị kế hoạch tốt, ứng dụng công nghệ vào quản lý quán ăn, mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Chúc bạn thành công!