Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong cuộc sống, hiện diện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, trả lời câu hỏi AI là gì, cách thức hoạt động cũng như ứng dụng thực tiễn của nó.
1. Công nghệ AI là gì? AI viết tắt của từ gì?
AI là viết tắt của cụm từ tiếng anh nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. AI là từ viết tắt của Artificial intelligence (Trí tuệ nhân tạo/ trí thông minh nhân tạo). Vậytrí tuệ nhân tạo AI là gì? Trí tuệ nhân tạo AI là công nghệ tiên tiến thường được điều hành bởi một loạt thuật toán, máy tính hoặc robot, sử dụng dữ liệu thời gian thực để mô phỏng trí thông minh của con người.
Công nghệ AI có khả năng tái tạo nhận thức của con người và đưa ra những quyết định theo thời gian thực. Nói cách khác, trí tuệ nhân tạo được lập trình để suy nghĩ, hành động cũng như phản hồi giống như người thật.
AI và tự động hóa là hai khái niệm dễ khiến nhiều người nhầm lẫn nhưng bản chất hoạt động của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như, tự động hóa yêu cầu nhập dữ liệu thủ công để thực hiện một tác vụ nhất định. Bằng cách sử dụng một thuật toán, tác vụ đó sẽ lặp lại quy trình, dù dữ liệu có lỗi hay không. Nhưng cơ chế của AI lại hoàn toàn khác. AI là máy học và con người cần cung cấp dữ liệu đầu vào cho nó. Khi xử lý dữ liệu, AI có thể phát hiện lỗi và có thể tự điều chỉnh chức năng, thuật toán nếu cần.
2. Các loại công nghệ AI là gì?
2.1 Công nghệ AI phản ứng
Công nghệ AI phản ứng là công cụ AI có khả năng phân tích hành vi của doanh nghiệp và đối thủ, từ đó xây dựng chiến lược tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Deep Blue, chương trình cờ vua của IBM, đã đánh bại đại kiện tướng Garry Kasparov. AI của Deep Blue có thể phân tích và dự đoán nước cờ, nhưng không có khả năng ghi nhớ hay học từ kinh nghiệm quá khứ.
2.2 Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Công nghệ AI này có thể tự nhận biết được những trường hợp bất ngờ. Ngoài ra nó còn có thể đưa ra được những hướng xử lý tốt nhất.
Ví dụ: các trợ lý ảo như Siri hoặc Google Assistant. Những AI này có khả năng nhớ và sử dụng thông tin tạm thời trong một phiên trò chuyện, khi bạn đặt câu hỏi về thời tiết rồi tiếp tục hỏi về thời gian di chuyển tới một địa điểm. Tuy nhiên, sau khi phiên trò chuyện kết thúc, chúng không giữ lại thông tin này để dùng cho tương tác sau.
2.3 Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo là gì?
Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo là công cụ AI có khả năng tự suy nghĩ và học hỏi từ môi trường xung quanh, sau đó áp dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, công nghệ AI này vẫn chưa thể hiện thực hóa với công nghệ hiện nay.
2.4 Công nghệ tự nhận thức
Công nghệ tự nhận thức trong AI có khả năng tự ý thức và phản ứng như con người, thậm chí thể hiện cảm xúc và chia sẻ buồn vui với người dùng. Tuy nhiên, công nghệ này hiện vẫn chưa khả thi.
Xem thêm: 7 công cụ tạo hình ảnh bằng AI chất lượng giúp bạn tạo hình ảnh trong tích tắc
3. Công nghệ AI hoạt động như thế nào?
Sau khi biết AI là gì, cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của AI là gì. Theo góc nhìn của những chuyên gia công nghệ, AI rất phức tạp nhưng chúng ta có thể lý giải cơ chế hoạt động của nó một cách dễ hiểu như sau: AI kết hợp các tập dữ liệu lớn với các thuật toán xử lý trực quan. Công nghệ này có thể điều khiển các thuật toán này bằng cách học các hành vi trong tập dữ liệu. Cần nhấn mạnh rằng, AI không phải là một thuật toán, đây là máy học có thể giải quyết vấn đề và đề xuất kết quả.
Các bước hoạt động của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI là gì?
- Bước 1 - Đầu vào: Các kỹ sư thu thập dữ liệu cần thiết để công cụ AI có thể hoạt động bình thường. Dữ liệu ở đây không nhất thiết phải là kiểu nhập văn bản, nó cũng có thể là hình ảnh hoặc lời nói. Tuy nhiên, điều quan trọng là thuật toán AI có thể đọc được dữ liệu mà bạn nhập vào.
- Bước 2 – Xử lý: Máy học AI lấy dữ liệu và quyết định xem cần phải làm gì với dữ liệu đó. Trong quá trình xử lý, công cụ AI diễn giải các dữ liệu được lập trình sẵn và sử dụng những hành vi mà nó đã học được ở bước 1 để nhận ra các kiểu hành vi giống nhau hoặc tương tự trong dữ liệu thời gian thực.
- Bước 3 – Trả kết quả dữ liệu: Sau khi công nghệ AI xử lý dữ liệu sẽ dự đoán kết quả. Bước này sẽ xác định dữ liệu dự đoán đưa ra thất bại hay thành công.
- Bước 4 – Điều chỉnh: Nếu xác định tập dữ liệu lỗi, AI có thể rút kinh nghiệm từ lỗi đó và thực hiện theo một quy trình khác. Các quy tắc của thuật toán có thể được điều chỉnh hoặc thay đổi để phù hợp với tập dữ liệu.
- Bước 5 – Đánh giá: Giai đoạn đánh giá cho phép công nghệ phân tích dữ liệu và đưa ra các suy luận và dự đoán. Công cụ AI cũng có thể đưa ra những phản hồi cần thiết trước khi tiến hành chạy lại thuật toán.
4. Lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đem đến nhiều lợi ích, điển hình là:
- Giảm lỗi của con người: Công nghệ AI giảm thiểu sai sót bằng cách phân tích các kết quả có thể xảy ra và chọn lựa phương án tốt nhất. Công cụ AI sử dụng dữ liệu thời gian thực để dự đoán các kết quả khác nhau, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các lựa chọn, kết quả tiềm năng và tác động của chúng.
- Nghiên cứu và phân tích dữ liệu: Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể thu thập thông tin cần thiết và đưa ra dự đoán trong vài phút. Bởi vậy, công cụ này có thể giúp chúng ta tiết kiệm sức lực đáng kể, hoàn thành những công việc đôi khi mất cả tháng trời thực hiện chỉ trong vài phút. Dựa trên những dữ liệu thu thập của công cụ AI, các nhà phân tích dữ liệu có thể đưa ra những quyết định thông minh, sáng suốt trong thời gian ngắn hơn.
- AI đưa ra những quyết định thông minh: Khi bạn cung cấp đủ dữ liệu đầu vào, AI có thể dự đoán đúng kết quả, giải quyết đúng vấn đề cũng như thực hiện đúng chức năng của mình. Ngược lại, nếu dữ liệu đầu vào thiếu và không chính xác, rất có thể kết quả bạn nhận được sẽ bị sai lệch. Đừng quên kiểm tra kỹ dữ liệu AI cung cấp để tối ưu lợi ích của công cụ này.
- Công cụ AI thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại: Dù không phải là tự động hóa nhưng AI hoạt động giống như một phiên bản tự động hóa nâng cao. Việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và đề xuất những kết quả thay thế, giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những vấn đề phức tạp khác như chốt giao dịch hoặc liên hệ với khách hàng.
Xem thêm: AI viết content như thế nào? Ưu nhược điểm và cách sử dụng hiệu quả
5. Ứng dụng của công nghệ AI là gì trong cuộc sống thực tiễn
5.1. Ứng dụng AI trong hoạt động truyền thông marketing
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI đã giúp hoạt động truyền thông marketing hoạt động hiệu quả, tối ưu chi phí và nguồn lực hơn. Ứng dụng rõ ràng nhất trong Marketing của công nghệ AI là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây:
- Tìm kiếm thông tin: Công cụ AI có khả năng phân tích và thu thập dữ liệu của khách hàng như các hành động ở trên website, hành vi mua sắm… giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng mục tiêu và đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.
- Sáng tạo nội dung: Chat GPT xuất hiện cùng một loạt những app viết content khác đã khiến khái niệm AI là gì trong ngành marketing được thảo luận nhiều hơn bao giờ hết. Những công cụ ứng dụng công nghệ AI giúp bạn sáng tạo nội dung nhanh với nhiều ý tưởng độc đáo thông qua những yêu cầu dữ liệu đầu vào mà bạn cung cấp.
Tích hợp công nghệ AI trong tạo nội dung mô tả sản phẩm cũng được nền tảng thiết kế website bán hàng Sapo Web tận dụng. Chỉ cần cung cấp một số những thông tin cơ bản như tên, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu giọng văn… là hệ thống sẽ đề xuất cho bạn bản mô tả ngắn gọn hoặc chi tiết theo yêu cầu. Bạn có thể trải nghiệm tính năng này của Sapo bằng cách click nút “Dùng thử miễn phí ngay” bên dưới.
- Bán hàng: AI có thể tối ưu hóa và nâng cao quy trình bán hàng bằng cách tự động hóa các quy trình tư vấn bán hàng online, chăm sóc khách hàng, gửi email marketing, phân tích dữ liệu bán hàng để đưa ra những phương án tối ưu.
- Quảng cáo: Công cụ AI có khả năng phân tích dữ liệu quảng cáo, nhóm khách hàng để đưa ra đề xuất những kênh quảng cáo phù hợp nhắm đúng đến tệp khách hàng tiềm năng, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí nhất có thể.
5.2 Ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục
Ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục là cá nhân hóa việc học tập thông qua các ứng dụng (app) học online, giúp người học nhận được lộ trình học phù hợp với năng lực. Công nghệ này cũng giúp thực hiện các quy trình tự động hóa các nhiệm vụ như báo cáo, chấm bài kiểm tra, đưa đánh giá. Ngoài ra, AI còn được ứng dụng trong nhiều hoạt động khác của ngành giáo dục như theo dõi thí sinh qua camera web, phân tích các thao tác gõ phím để cảnh báo cho giám thị…
5.3 Ứng dụng công nghệ AI trong y tế
Y tế là một trong những lĩnh vực tận dụng mạnh mẽ sức mạnh của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Một số ứng dụng nổi bật bao gồm: Quản lý dữ liệu, hồ sơ khám bệnh; Thực hiện các công việc chuyên ngành như quét CT, tìm mạch, X quang…
Xem thêm:
5.4 Ứng dụng AI trong giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một trong những ngành ứng dụng mạnh mẽ công nghệ AI. Điển hình là xe tự lái, camera giao thông thông minh, giám sát và điều hành giao thông thông minh, bãi đỗ xe thông minh, giám sát tài xế…
5.5 Ứng dụng công nghệ AI trong ngân hàng
Các ngân hàng đã tìm thấy kết quả tốt trong việc sử dụng chatbot để làm cho khách hàng của họ biết về các dịch vụ và dịch vụ bổ sung. Họ cũng đang sử dụng AI để cải thiện việc ra quyết định cho vay, đặt giới hạn tín dụng và xác định cơ hội đầu tư.
Tổng kết
Qua những thông tin tổng hợp chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi AI là gì? Lợi ích của AI là gì? và ứng dụng của AI là gì trong cuộc sống thực tiễn. Tiếp tục những thông tin hữu ích về chủ đề AI bằng cách truy cập blog Sapo.vn.