Vốn 20 triệu nên kinh doanh gì có lời nhất 2024?

Khởi nghiệp với số vốn hạn chế luôn là bài toán khiến nhiều người trăn trở, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay. Tuy nhiên, với 20 triệu đồng trong tay, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình kinh doanh của mình với những ý tưởng phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số gợi ý kinh doanh thiết thực, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao với số vốn 20 triệu đồng.

Kinh doanh thời trang online

Kinh doanh thời trang online đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và thay đổi trong thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang ngày càng ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến.

Với số vốn 20 triệu đồng, bạn có thể phân bổ chi phí phù hợp như sau:

Chi phí nhập hàng (12 triệu đồng): Đây là khoản chi lớn nhất, hãy lựa chọn những mặt hàng phù hợp với xu hướng hiện tại và tập trung vào các sản phẩm thời trang phổ biến và dễ bán như quần áo, giày dép, phụ kiện...Bạn có thể tìm hiểu và nhập hàng từ các nhà cung cấp trong nước hoặc từ các trang thương mại điện tử quốc tế như Taobao, AliExpress...

Chi phí thiết lập cửa hàng Online (5 triệu đồng): Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu riêng và có toàn quyền kiểm soát cửa hàng, việc thiết kế một website là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng các nền tảng miễn phí hoặc chi phí thấp như WordPress kết hợp với WooCommerce. Một lựa chọn khác rất phổ biến hiện nay là mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki. Ưu điểm của cách này là chi phí mở gian hàng thường thấp và bạn chỉ cần tập trung vào việc quảng cáo sản phẩm.

Chi phí vận chuyển và đổi trả (3 triệu đồng): Tính toán chi phí vận chuyển cho khách hàng, có thể bao gồm việc hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín để có mức giá ưu đãi và đảm bảo quá trình giao hàng diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, bạn cũng nên dự phòng một khoản chi phí khác bao gồm chi phí cho bao bì, nhãn mác, và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận hành cửa hàng. Hãy dự phòng một khoản chi phí nhỏ để xử lý các tình huống bất ngờ.

mở cửa hàng thời trang online với số vốn 20 triệu đồng
Thiết lập cửa hàng thời trang online với số vốn 20 triệu đồng.

Đọc thêm: 18 ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiết kế cực hay.

Shop mỹ phẩm online

Nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng, không chỉ ở phái nữ mà cả nam giới cũng đang tìm kiếm sản phẩm mỹ phẩm. Với số vốn 20 triệu đồng, thật khó để bạn có thể mở một cửa hàng mỹ phẩm hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thể chọn phương thức kinh doanh online, giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần một không gian nhỏ để lưu trữ hàng hóa và một thiết bị kết nối internet để quản lý cửa hàng. Cụ thể, dưới đây là cách phân bổ vốn 20 triệu mà bạn có thể tham khảo:

Chi phí nhập hàng (10 triệu đồng): Bạn nên chọn nhập những sản phẩm mỹ phẩm bình dân, được nhiều người biết đến và có nhu cầu sử dụng cao trên thị trường hiện nay. Những sản phẩm đa dạng như son môi, son dưỡng, kem nền, phấn phủ, cushion, eyeliner, mascara, phấn má...đáp ứng nhu cầu của mọi loại da. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm và nhập hàng từ những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo hàng chính hãng đến tay khách hàng.

Chi phí thiết lập cửa hàng online (3 triệu đồng): Dành một số tiền để xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp, đăng ký một tên miền độc đáo và thuê dịch vụ hosting để website hoạt động ổn định, tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Ngoài ra, nếu không lập website, bạn cũng nên cân nhắc đưa sản phẩm của mình lên trên các sàn thương mại điện tử như Shoppee, TikTok Shop, Lazada...bởi xu thế người dùng sử dụng những nền tảng này rất phổ biến hiện nay.

mở shop mỹ phẩm online với số vốn 20 triệu đồng
Thiết lập cửa hàng mỹ phẩm online trên các nền tảng mạng xã hội.

Chi phí marketing (3 triệu đồng): Hiện nay, mạng xã hội thực sự là một "cánh tay đắc lực" dành cho những người mới khởi nghiệp. Bạn có thể sử dụng Facebook, TikTok, Instagram để quảng bá sản phẩm của mình. Vơi mỹ phẩm, bạn nên đầu tư vào hình ảnh sản phẩm chất lượng và những video độc đáo để thu hút khách hàng nhiều hơn. Hoặc, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng quảng cáo trả phí để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Chi phí vận chuyển và đóng gói (1 triệu đồng): Đây là một chi phí không thể thiếu khi kinh doanh các mặt hàng online. Bạn cũng nên chú ý vào cách đóng gói sản phẩm, sử dụng những hộp giấy, giấy thơm, và những lời cảm ơn...những thứ tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại gây ấn tượng đầu tiên rất tốt với khách hàng. Với khâu vận chuyển, hãy đảm bảo quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng và an toàn để mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.

 Quản lý bán hàng chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng với bất kỳ chủ cửa hàng kinh doanh thời trang nào. Đó là lý do mà không phải ai cũng có thể "sống sót" được trong ngành kinh doanh đầy tiềm năng này. Vậy đâu là hướng đi phù hợp nhất cho các cửa hàng thời trang để giảm thiểu tối đa tổn thất và hồi vốn nhanh nhất? >>> Bí quyết quản lý cửa hàng thời trang nhàn tênh

Kinh doanh trái cây online

Người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng trái cây tươi, sạch và an toàn cho sức khỏe. Điều này tạo cơ hội lớn cho các cửa hàng trái cây nhỏ, đặc biệt là những cửa hàng cung cấp sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này, hãy cùng tìm hiểu về những khoản chi phí cần thiết để mở một cửa hàng trái cây nhỏ với số vốn 20 triệu:

Chi phí nhập hàng (10 triệu đồng): Đây là khoản chi phí quan trọng nhất, dùng để nhập trái cây từ các nhà cung cấp. Hãy lựa chọn những nhà vườn hoặc nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp ở gần bạn để thuận tiện cho việc lấy hàng trong ngày và vận chuyển cho khách hàng, bởi trái cây là một mặt hàng khá nhanh hỏng.

Chi phí thiết lập cửa hàng online (5 triệu đồng): Website bán hàng chuyên nghiệp là cửa hàng trực tuyến của bạn, nơi khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng và thanh toán. Hãy thiết kế một website đẹp mắt, dễ sử dụng và được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (SEO). Bên cạnh đó, bạn cũng cần đăng ký tên miền và thuê hosting để website của bạn có thể hoạt động ổn định. Cuối cùng, hãy tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến phổ biến như MoMo, ZaloPay, VNPay... để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi thanh toán.

Chi phí Marketing (2 triệu đồng): Để thu hút khách hàng và tăng doanh số, bạn cần đầu tư vào marketing và quảng bá thương hiệu. Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram để chạy quảng cáo, tiếp cận khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm của bạn.

Chi phí vận chuyển (3 triệu đồng): Về dịch vụ vận chuyển cho khách hàng, bạn nên hợp tác với các đơn vị vân chuyển uy tín để đảm bảo quá trình giao hàng diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, bạn cũng cần mua các thiết bị đóng gói như thùng carton, bao bì, túi đựng, dụng cụ làm sạch... để đảm bảo trái cây đến tay khách hàng luôn tươi ngon và an toàn.

Kinh doanh cafe take away

Cafe take away, hay cà phê mang đi, là mô hình kinh doanh lý tưởng cho nhịp sống hiện đại, nơi khách hàng luôn bận rộn và cần sự tiện lợi. Với số vốn ban đầu chỉ 20 triệu đồng, bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh mà không cần mặt bằng lớn hay nội thất cầu kỳ.

Chi phí thiết bị và dụng cụ (8 triệu đồng): Chi phí này bao gồm xe đẩy di động và các dụng cụ pha chế. Về xe đẩy, bạn nên chọn xe có khung chắc chắn, dễ di chuyển và có khả năng chịu lực tốt, được làm từ inox hoặc sắt mạ kẽm để chống rỉ sét và bền bỉ hơn. Về các dụng cụ pha chế, bạn cần chuẩn bị bình đong, thìa khuấy, ly uống, và các phụ kiện khác để đảm bảo quá trình làm cà phê cho khách thuận tiện và nhanh chóng.

Chi phí nguyên liệu ban đầu (8 triệu đồng): Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, bạn nên chọn những nguyên liệu có dung tích bé, nhập hàng với số lượng vừa phải nhưng vẫn đảm bảo nguồn hàng chất lượng, có xuất xứ rõ ràng. Các nguyên liệu để pha chế như: cà phê đã rang xay sẵn, đường nước, đường gói, sữa đặc, kem béo...Ngoài ra, với những bao bì dùng 1 lần, bạn nên chọn: cốc, ống hút, túi đựng bằng giấy hoặc nhựa phân hủy sinh học, vừa đảm bảo thân thiện với môi trường, vừa tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.

Chi phí thuê mặt bằng (2 triệu đồng): Nếu cần thuê một vị trí cố định, bạn có thể tốn khoảng 2 triệu đồng cho 1-2 tháng đầu. Hãy chú ý lựa chọn những địa điểm đông người qua lại để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.

Chi phí marketing và quảng cáo (2 triệu đồng): Là một người mới bước chân vào nghề, bạn nên tận dụng những phương thức quảng cáo để khách hàng biết đến mình nhiều hơn. Bạn có thể xây hình ảnh xe cafe take away của mình trên các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram...đây là một cách hiệu quả khi video của bạn trở nên viral, nhiều khách hàng sẽ biết và ủng hộ bạn nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cần tốn ch phí cho việc in ấn và làm biển hiệu, xây dựng thương hiệu cho mình.

Ngoài ra, ở giai đoạn đầu, bạn nên dành ra khoảng 1 triệu đồng cho các chương trình khuyến mãi như giảm giá cho khách hàng lần đầu hoặc tặng kèm sản phẩm để khách hàng chú ý và “thử” đến sản phẩm của bạn. Nếu chất lượng bạn mang lại làm khách hàng hài lòng, không có lý do gì để họ không quay lại ủng hộ bạn nữa.

kinh doanh cafe take away với số vốn 20 triệu đồng
Chương trình khuyến mãi vào ngày khai trương xe cafe take away.

Kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè

Với số vốn 20 triệu đồng, kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè là một ý tưởng hay mà bạn nên cân nhắc:

Chi phí trang thiết bị và nguyên liệu (16 triệu đồng) bao gồm:

Xe đẩy bán hàng (3 triệu đồng): Bạn có thể chọn một chiếc xe đẩy tiện lợi để bày bán sản phẩm.

Bàn ghế ăn tại chỗ (5 triệu đồng): Bạn cần mua từ 5-10 bộ bàn ghế nhựa bố trí ở vỉa hè để khách có thể ăn tại quán, điều này tạo không gian mát mẻ cho khách hàng và tăng cơ hội bán hàng đáng kể

Bếp gas mini và dụng cụ nấu ăn (2 triệu đồng): Để chế biến các món ăn nhanh như xiên nướng, khoai nướng, hoặc các món chiên, bạn sẽ cần một bếp gas mini và một số dụng cụ nấu ăn cơ bản như bếp nướng than, than, chảo, đồ gắp,...

Nguyên liệu (5 triệu đồng): Chi phí nguyên liệu sẽ thay đổi tùy thuộc vào món ăn bạn chọn. Bạn có thể cần mua thịt, cá viên, rau củ, gia vị, và các loại nước sốt.

Các vật dụng khác (1 triệu): Chi phí này bao gồm các vật dụng như: khay giấy để đựng thức ăn, que nhọn và đũa để gắp thức ăn và túi giấy cho khách mang về. Bạn nên chuẩn bị trà đá miễn phí cho khách để tăng thiện cảm với khách hàng.

Chi phí quảng cáo (1 triệu): Dù là kinh doanh vỉa hè nhỏ, bạn cũng nên thiết kế và in ấn biển hiệu riêng cho mình, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể tham khảo các bài viết về các món ăn vặt kiếm tiền triệu để có thêm lựa chọn khi kinh doanh nhé.

Bán đồ handmade

Trong những năm gần đây, các sản phẩm handmade đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi. Nhiều mặt hàng handmade đã trở thành xu hướng kinh doanh hot, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng như các sản phẩm từ móc len, hộp quà vintage, nến thơm handmade...Nếu bạn yêu thích và muốn kinh doanh theo hình thức này, bạn có thể lựa chọn kinh doanh vừa online vừa offline với số vốn 20 triệu.

Chi phí nguyên vật liệu ( 5 triệu đồng): Trước tiên, bạn cần xác định các sản phẩm handmade mà bạn muốn kinh doanh.

  • Nếu bạn có khả năng tự làm các sản phẩm handmade, bước tiếp theo bạn cần liệt kê các nguyên liệu cần thiết cho từng loại sản phẩm và tìm hiểu các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín tại địa phương hoặc trực tuyến. Bạn có thể tham khảo các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, hoặc các trang web chuyên cung cấp nguyên liệu handmade để so sánh giá cả và chất lượng.

  • Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể nhập hàng từ các nhà sản xuất hoặc các nghệ nhân handmade khác. Tuy nhiên, hãy đảm bảo chất lượng sản phẩm từ nhà cung cấp để xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.

Chi phí quảng cáo và Marketing (2 triệu đồng):

  • Chạy quảng cáo: Sử dụng ngân sách để chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram và TikTok, nhắm mục tiêu đến những đối tượng khách hàng tiềm năng.

  • Tham gia cộng đồng: Tìm kiếm và tham gia các nhóm cộng đồng trực tuyến liên quan đến handmade để quảng bá sản phẩm và tương tác với những người có cùng sở thích.

  • Tạo nội dung hấp dẫn: Chia sẻ những hình ảnh sản phẩm đẹp mắt, video giới thiệu quy trình làm đồ handmade, hoặc những bài viết thú vị về sản phẩm và thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.

Nếu bạn muốn tiếp cận một lượng khách hàng lớn hơn, hãy sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop hoặc Facebook Marketplace. Hoặc, nếu có thời gian rảnh, bạn có thể tìm một địa điểm đông người qua lại để bán đồ handmade trên một chiếc xe nhỏ hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm đồ handmade. Đặc biệt, hãy tận dụng các dịp lễ, Tết để tăng doanh số bán hàng.

Chi phí đóng gói và vận chuyển (2 triệu đồng): Trên nền tảng online, đóng gói và vận chuyển là một chi phí không thể thiếu. Bạn cần mua những vật dụng đóng gói như thùng carton, bao bì, túi đựng, giấy note, nơ,...phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Còn về khâu vận chuyển, hãy hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng và an toàn để mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.

kinh doanh đồ handmade với số vốn 20 triệu đồng
Trào lưu kinh doanh sản phẩm handmade được ưa chuộng hiện nay.

Mở tiệm sửa chữa đồ điện tử

Trong thời đại công nghệ số, nhu cầu sửa chữa các thiết bị điện tử ngày càng tăng cao, tạo nên một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng. Nếu bạn có kiến thức và kỹ năng về sửa chữa điện tử, cùng với số vốn 20 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể mở một tiệm sửa chữa nhỏ và từng bước xây dựng sự nghiệp vững chắc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách phân bổ vốn khởi nghiệp để bạn có thể bắt đầu một cách hiệu quả.

Chi phí nhập hàng (5 triệu đồng): Chuẩn bị sẵn một số linh kiện điện tử phổ biến như pin, màn hình, các linh kiện thay thế khác để đáp ứng nhu cầu sửa chữa đa dạng của khách hàng.

Chi phí mặt bằng (5 triệu đồng): Bạn có thể tìm một mặt bằng nhỏ ở khu vực đông dân cư để tiết kiệm chi phí. Một mặt bằng nhỏ với giá thuê phải chăng là lựa chọn lý tưởng cho giai đoạn đầu.

Chi phí trang thiết bị (8 triệu đồng): Bộ dụng cụ sửa chữa điện tử, máy hàn, dụng cụ kiểm tra, bàn làm việc và ghế ngồi là những trang thiết bị cơ bản không thể thiếu. Hãy đảm bảo chất lượng của các công cụ này để cung cấp dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp.

Chi phí tu sửa cửa hàng (2 triệu đồng): Đầu tư một phần nhỏ cho việc tu sửa và trang trí cửa hàng để tạo không gian sạch sẽ, gọn gàng và thu hút khách hàng. Chi phí này có thể bao gồm sơn tường, mua sắm một số đồ nội thất cơ bản và trang trí nhẹ nhàng.

Kinh doanh shop hoa tươi

Nhu cầu về hoa tươi đang ngày càng tăng, khách hàng mua hoa không chỉ để tặng vào các dịp lễ, Tết mà còn là một nhu cầu thiết yếu để trang trí nhà cửa, văn phòng. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho những người kinh doanh trong lĩnh vực này. Với số vốn 20 triệu, bạn vẫn có thể tự tin bắt đầu kinh doanh shop hoa tươi với sự phân bổ hợp lý.

Chi phí mặt bằng (5 triệu đồng): Bạn có thể cân nhắc thuê một ki-ốt nhỏ, một căn phòng nhỏ hoặc một gian hàng tại các chợ hoa sầm uất. Ngoài ra, hãy ưu tiên các vị trí có nhiều người qua lại như gần chợ, trung tâm thương mại hoặc khu dân cư đông đúc để tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Chi phí nhập hoa tươi (7 triệu đồng): Nhập hoa từ những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo hoa luôn tươi mới, đa dạng về chủng loại và màu sắc. Đừng quên cập nhật những loại hoa đang “hot trend” hiện nay để nhập hoa phù hợp với xu thế và nhu cầu khách hàng.

Chi phí trang trí (3 triệu đồng): . Hãy làm mới không gian bằng cách sơn lại tường, dán giấy dán tường hoặc thêm một vài phụ kiện trang trí như kệ, bàn, ghế... Lưu ý rằng phong cách trang trí nên tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho khách hàng khi bước vào cửa hàng.

Chi phí mua sắm vật dụng khác (5 triệu đồng): Một phần không thể thiếu trong kinh doanh hoa tươi là các vật dụng hỗ trợ như bình, lọ, giỏ, ruy băng, giấy gói...Nhập những sản phẩm này với mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

mở cửa hàng hoa tươi với số vốn 20 triệu đồng
Khởi nghiệp kinh doanh hoa tươi với số vốn 20 triệu đồng.

Cửa hàng tạp hóa tại nhà

Tạp hóa cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, và vật dụng hàng ngày, do đó nhu cầu tiêu thụ thường xuyên và ổn định. Người tiêu dùng thường có thói quen mua sắm tại các cửa hàng gần nhà vì tính tiện lợi, tạo ra một lượng khách hàng ổn định.

Chi phí nhập hàng hóa (10 triệu đồng): Khi mới kinh doanh, bạn nên bắt đầu với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, đường, muối, dầu ăn, mì tôm, gia vị, nước ngọt, đồ ăn vặt, và các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Mỗi loại bạn chỉ nên nhập một ít để tránh tồn kho và hết hạn sử dụng, sau đó theo dõi nhu cầu và điều chỉnh số lượng nhập cho phù hợp.

Chi phí trang thiết bị (10 triệu đồng): Bạn cần đầu tư 3-4 kệ trưng bày để trưng bày hàng hóa gọn gàng, thuận tiện cho khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm. Ngoài ra, túi ni lông đựng hàng cho khách, thùng rác, và một số dụng cụ nhỏ khác cũng là những vật dụng không thể thiếu.

Nếu số vốn ban đầu có ra, bạn có thể cân nhắc việc mua 1 chiếc tủ lạnh cửa trong suốt để bán những mặt hàng đông lạnh như kem, đá viên, xúc xích, cá viên...tạo sự đa dạng về hàng hóa cho cửa hàng tạp hóa nhỏ của bạn!

 

20 triệu đồng không phải là con số quá lớn, nhưng cũng đủ để bạn khởi động những ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn chọn lĩnh vực phù hợp và tự tin bắt đầu hành trình kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM