Thay đổi tư duy
Là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ vào vận hành trong kinh doanh, Quản lý tăng trưởng (Công ty CP Công nghệ Sapo) Nguyễn Thị Minh Trang thông tin, để đáp ứng nhu cầu của các DN kinh doanh trong giai đoạn hiện nay phần mềm quản lý của DN rất đa dạng, trong đó phần mềm quản lý, bán hàng dành cho các cửa hàng bán lẻ và online đang tiêu thụ mạnh. Hiện DN đang xây dựng hệ sinh thái sản phẩm toàn diện về sản phẩm công nghệ để hỗ trợ người kinh doanh từ khâu tối ưu vận hành, quản lý kho, dòng tiền, khách hàng, cho đến quản lý các kênh bán hàng online và offline, đến sản TMĐT. Ngoài ra, còn cung cấp giải pháp gọi vốn, gọi nguồn hàng, vận chuyển, thanh toán điện tử... nhằm gia tăng tiện ích tối ưu cho khách hàng...
Vẫn còn khoảng cách
Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam từ năm 2016 đến nay cho thấy, có sự chênh lệch rất lớn trong lĩnh vực TMĐT giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các địa phương khác. Trong giai đoạn này, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh liên tục chiếm 70% quy mô TMĐT cả nước. Do đó, năm 2019 VECOM đề xuất và triển khai Chiến lược phát triển TMĐT nhanh và bền vững với mong muốn hỗ trợ các địa phương thu hẹp khoảng cách, tạo thị trường lớn hơn cho DN kinh doanh trực tuyến.
Một trong những mục tiêu chính của Chỉ số TMĐT (EBI) là xem xét, so sánh theo chỉ tiêu định lượng mức độ phát triển TMĐT giữa 63 tỉnh, thành trực thuộc T.Ư. Khảo sát của VECOM cho thấy, 3 TP dẫn đầu về EBI lần lượt là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. EBI 2021 phản ánh rõ ràng, điểm số trung bình của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vượt xa điểm số trung bình của nhóm 5 địa phương tiếp theo. Các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển TMĐT thấp hơn. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa 2 TP đầu tàu là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội với các địa phương khác có dấu hiệu thay đổi. Chẳng hạn, sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất qua dịch vụ chuyển phát hàng hóa bán lẻ trực tuyến. Tỷ lệ bưu gửi của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60% tổng bưu gửi của toàn thị trường 63 địa phương.
Theo báo cáo TMĐT từ Đông Nam Á của Google: TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%; gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%; tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%; riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Báo cáo cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT đạt 52 tỷ USD. |