Thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo số liệu Đo lường bán lẻ của Nielsen, doanh thu của mặt hàng tiêu dùng nhanh của kênh thương mại hiện đại đạt mức tăng trưởng 11,3% trong quý 2, so với kênh truyền thống chỉ tăng 1,6%. Năm 2018 cũng chứng kiến sự bùng nổ trong thương mại điện tử Việt Nam, theo thống kê của Statista, tổng lượng người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử đạt 49,8 triệu người. Sức mua yếu ở các Kênh thương mại truyền thống đã làm tổn thương doanh nghiệp nội địa.
Ông Trần Trọng Tuyến đã chia sẻ “Công nghệ đã làm thay đổi rất nhiều thứ cũng như tác động nhiều đến thương mại điện tử truyền thống, nhờ công nghệ, những người tiêu dùng hiện nay còn có tên gọi là người tiêu dùng kết nối, họ có thể tiếp cận bất kỳ ở đâu. Giờ đây họ muốn mua gì việc trước tiên là chạm vào điện thoại..Điều đó làm chính những người bán hàng cũng thay đổi để phục vụ việc bán hàng phù hợp với người mua hiện nay và cũng mở ra thêm các kênh bán hàng mới như kênh online, MXH, website,...Người kinh doanh giờ có 2 lựa chọn rất rõ ràng một là thay đổi để phù hợp, hai là vẫn chấp nhận cách truyền thống cũ nhưng đến một thời điểm nào đó có thể sẽ trở nên tụt hậu”.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ ra sao từ khung chính sách, và tự thân phải có giải pháp gì để thích ứng? Những thắc mắc được giải đáp trong chương trình Đối thoại được phát trên VITV ngày 12/5/2019 vừa qua.
Nguồn vitv.vn