Hợp tác giữa Sapo và Sendo cho phép các chủ shop đang sử dụng Sapo tiếp cận tới gần 30 triệu khách hàng tiềm năng.
Sapo được biết đến là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh hàng đầu Việt Nam với hơn 67.000 doanh nghiệp và chủ shop đang sử dụng. Sapo không chỉ kết nối với các kênh bán hàng khác nhau từ online đến offline mà còn hỗ trợ các chủ shop quản lý về sản phẩm, hàng tồn kho, đơn hàng, khách hàng và báo cáo đa kênh nhanh chóng, chính xác.
Vươn lên xếp hạng thứ 2 trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam về số lượng lượt truy cập, Sendo hiện đang có gần 3.000.000 sản phẩm và 80.000 chủ shop tham gia bán hàng. Với việc Sapo và Sendo chính thức bắt tay kết nối với nhau, Sapo mang tới cho các chủ shop cơ hội tiếp cận đến gần 30 triệu khách hàng tiềm năng mỗi tháng.
Với việc Sapo kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Lazada và mới đây nhất là Sendo, khách hàng không còn phải bán hàng và quản lý thủ công trên từng kênh riêng lẻ nữa.
Khi có đơn hàng phát sinh trên các sàn, thông tin về đơn hàng sẽ được theo dõi tập trung tại Sapo, đồng thời thông số tồn kho sẽ tự động được trừ đi ngay khi có giao dịch. Chủ shop hoàn toàn có thể theo dõi doanh thu của một hoặc nhiều gian hàng trên các sàn TMĐT giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực vận hành khi bán hàng đa kênh.
Ông Nguyễn Minh Quý, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Sapo cho biết: “Việc kết nối các sàn TMĐT sẽ mang lại trải nghiệm quản lý bán hàng tốt hơn cho các chủ shop. Do vậy, chúng tôi luôn tìm ra những phương án công nghệ đáp ứng tối ưu nhất cho việc kết nối đồng bộ đơn hàng giữa các sàn và Sapo. Giúp tiết kiệm chi phí vận hành cũng như thời gian làm việc cho các nhà kinh doanh”.
Trên thị trường hiện nay, Sapo là một trong các đơn vị có khả năng quản lý và bán hàng đa kênh trên nền tảng mở, linh hoạt với từng quy mô cửa hàng, doanh nghiệp.
Sapo không chỉ cung cấp giải pháp rút ngắn thời gian, tạo đơn, quản lý các mặt hàng trên các sàn như Sendo mà còn giúp các chủ shop có thể lập tức so sánh giá ship hàng, đẩy đơn hàng tự động sang các đơn vị vận chuyển.
Thực tế, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, hành vi mua hàng của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi rõ rệt. Theo Nielsen, hơn 50% người dân đã giảm tần suất mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị và chợ.
Thay vào đó, để tránh tiếp xúc với những nơi đông người, số người dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến tăng 25%. Trước thực tế đó, bán hàng online đang trở thành xu hướng và giải pháp hữu hiệu với các nhà bán hàng trong thời điểm dịch bệnh kéo dài.