Điều người bán hàng cần đó chính là làm thế nào để tiếp cận khách hàng tốt và phải rút gọn quy trình xử lý đơn hàng, giao vận,… cũng như quản lý nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Báo cáo của Google-Temasek năm 2018, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỷ USD (chỉ tính giá trị của kênh Doanh nghiệp tới người tiêu dùng-B2C). Tính trên quy mô toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD đến cuối năm 2020 theo số liệu của Bộ công thương.
Thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.
Đại diện Google Đông Nam Á cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Theo số liệu của Temasek, trung bình một năm có 3,2 triệu người Việt Nam bắt đầu tiến hành hình thức mua sắm trực tuyến.
Google cũng nhấn mạnh 3 đặc điểm chính của nhưng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
Thứ nhất, họ là những người rất tò mò. Họ lúc nào cũng muốn có cái nhìn cảm hứng, ý tưởng khi mua hàng.
Thứ hai, họ có yêu cầu rất cao đặc biệt đối với việc bán hàng. 75% người được khảo sát cho rằng nếu có chính sách khách hàng trung thành tại thời điểm check out thì cho họ trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.
Thứ ba, họ thiếu kiên nhẫn. Họ là những người cần gì là muốn được phản hồi sớm nhất và có hàng ngay lập tức. Điều này có tác động rất lớn đến việc kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, cửa hàng.
Để mất khách hàng tiềm năng là điều không ai muốn nhưng làm thế nào để phản hồi nhanh chóng và hoàn tất quy trình mua-bán gọn gàng không phải ai cũng biết. Công nghệ ngày càng phát triển, cuộc đua hiện tại của những người bán hàng đang phụ thuộc khá nhiều về ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Tiếp cận khách hàng qua công nghệ, tương tác khách hàng qua công nghệ, quản lý toàn bộ việc kinh doanh cũng qua công nghệ và ai là người ứng dụng tốt công nghệ để tăng hiệu suất và tiết kiệm được nguồn lực, người đó dành được khách hàng.
Ông Trần Trọng Tuyến - CEO CTCP Công nghệ Sapo, nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, cho biết: "Người mua bây giờ có quyền lực hơn rất nhiều tạo nên một thách thức của người bán đó là phải chạm tới khách hàng trong những thời khắc họ có nhu cầu và cần tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt nhất."
77% người tham gia khảo sát của Google cho biết chính sách giao hàng nhanh chóng tác động lớn đển quyết định mua hàng của họ. Người bán hàng đang chuyển sang mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel) để tăng cường tiếp cận khách hàng nhưng thực tế, họ đang thực hiện một cách khá thủ công, việc hoàn tất đơn hàng (fulfillment) gặp những trở ngại về thời gian, nguồn lực. Điều người bán hàng cần đó chính là làm thế nào để tiếp cận khách hàng tốt và phải rút gọn quy trình xử lý đơn hàng, giao vận,… cũng như quản lý nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Sapo mới đây cho ra mắt giải pháp quản lý dành riêng cho nhà bán hàng trên sàn TMĐT và Facebook Sapo GO, giúp người bán có thể thiết lập và kiểm soát nhiều gian hàng trên sàn và Facebook một cách dễ dàng với một chi phí rất thấp. Giải pháp tập trung toàn bộ tin nhắn, bình luận trên fanpage tại một nơi để người bán hàng dễ dàng xử lý, tương tác kịp thời, không lo bỏ lỡ khách hàng tiềm năng.
Khảo sát qua một số người đang kinh doanh trên các kênh online như Facebook, Shopee, Lazada…, hầu hết họ đều mong muốn có một giải pháp giúp họ phản hồi khách hàng nhanh chóng và quản lý tổng thể giúp họ tiết kiệm công sức, nguồn lực. Phần nào công nghệ làm được họ sẵn sàng chi tiền để tự động hóa, việc của con người là tập trung vào sáng tạo và thực hiện những ý tưởng đột phá hơn.
Theo Cafebiz