Theo Viện Nghiên cứu Thương mại (thuộc Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn năm 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020.
Hấp lực từ thị trường bán lẻ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016, doanh số bán lẻ tăng 10,2%, nhanh hơn mức tăng 9,8% vào năm 2015, ước đạt 2.670.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 118 tỷ USD).
Một dự báo khác của Viện Nghiên cứu Thương mại (thuộc Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn năm 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020.
Mới đây thông tin Amazon sẽ khởi động một chương trình hợp tác cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể bán hàng, xuất khẩu qua hệ sinh thái của Amazon. Việc Amazon có ý định tấn công thị trường Việt Nam sau Alibaba cho thấy tiềm năng vô cùng lớn của ngành bán lẻ Việt Nam.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Savills, hai lực đẩy giúp thị trường bán lẻ Việt Nam trỏ nên đầy tiềm năng là cơ cấu dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiện 64% dân số Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 15-59, độ tuổi có nhu cầu mua sắm và khả năng tài chính tốt. Trong khi đó dự kiến thu nhập bình quân năm 2020 và GDP tăng trưởng trung bình 6-7% trong thời gian tới sẽ trở thành lực đẩy thứ 2.
Tuy nhiên bức tranh ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay ngày càng đa dạng về hình thức, không chỉ đơn thuần là bán lẻ truyền thống tại cửa hàng thực tế như trước đây. Tại diễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng năm 2017" do Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức vừa qua, nhiều chuyên gia có chung nhận định, hiện đa số doanh nghiệp cũng đã thay đổi chiến lược kinh doanh từ truyền thống sang trực tuyến. Đây là xu hướng tất yếu, nếu doanh nghiệp không dịch chuyển kịp thời sẽ mất cơ hội trong thị trường rộng lớn và không biên giới này.
Không chỉ tác động tới doanh nghiệp, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh cũng tạo cơ hội kinh doanh cho những người trẻ khởi nghiệp, cũng như nhân viên văn phòng, bà nội trợ tăng thu nhập.
Bài toán khó của bán hàng đa kênh
Việc kết hợp trực tuyến và cửa hàng hiện đang là lựa chọn của nhiều người kinh doanh hiện nay tuy nhiên điều này lại dẫn đến bài toán khó làm sao để quản lý hiệu quả, tối ưu tất cả các kênh bán hàng.
Những rắc rối được CTCP DKT, đơn vị có kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ quản lý bán hàng chỉ ra như quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng và xử lý các đơn hàng tập trung. Theo đó việc "trật khớp" trong quản lý giữa các kênh bán hàng có thể dẫn tới trải nghiệm không hài lòng với khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp, người kinh doanh.
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO CTCP DKT.
Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam này đã cho hợp nhất Bizweb - nền tảng website bán hàng đa kênh đang có 33.000 khách hàng và Sapo - phần mềm quản lý bán hàng với hơn 10.000 khách hàng thành Sapo X. Theo giới thiệu của ông Trần Trọng Tuyến, CEO CTCP DKT cho biết đây là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh đầu tiên tại Việt Nam.
"Không chỉ đơn thuần là một phần mềm quản lý bán hàng, Sapo X đóng vai trò là nền tảng lõi, là điểm trung chuyển, tiếp nhận và xử lý các đơn hàng với các kênh bán hàng, giúp quản lý tập trung dù chủ shop có bán trên các kênh bán hàng khác nhau như cửa hàng, website, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội", ông Tuyến chia sẻ.
Sapo X giải quyết 4 bài toán khó với những người kinh doanh hiện nay gồm: Hỗ trợ quản lý bán hàng đồng thời offline và online, Xử lý quản lý tồn kho đa kênh, Hoàn tất đơn hàng nhanh chóng và dễ dàng quản lý trên nền tảng di động.
Trải nghiệp bán hàng đa kênh Sapo X.
Ngoài ra hệ thống này cũng sở hữu hệ thống báo cáo bán hàng bóc tách riêng biệt cho từng kênh với những biểu đồ trực quan, chi tiết tới từng hoạt động kinh doanh, giúp chủ doanh nghiệp không chỉ theo dõi hoạt động bán hàng hằng ngày, quản lý tồn kho chính xác, mà còn dễ dàng kiểm soát và so sánh hoạt động kinh doanh giữa các chi nhánh và từng nhân viên bán hàng.