61% cửa hàng kinh doanh được khảo sát lạc quan vào thị trường bán lẻ năm 2022

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bán lẻ và Dịch vụ là ngành chịu nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong năm, đặc biệt trong Quý III 2021, GDP toàn ngành tăng trưởng âm 28,1%.

Khảo sát được thực hiện bởi Sapo - một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp bán lẻ cho thấy, trong số 15.000 nhà bán hàng lẻ trên thị trường, có 75,2% nhà bán hàng cho biết cho biết doanh thu của họ không tăng trưởng so với năm 2020, trong đó có tới 37,1% nhà bán hàng bị giảm sút doanh thu trên 30%. Tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chỉ chiếm 23,9%, thấp hơn so với năm 2020 (30.7%) và năm 2019 (61%).

Nhà bán hàng đánh giá tình hình doanh thu qua các năm 2019 - 2021

Chỉ 7% nhà bán hàng cho biết họ không gặp ảnh hưởng hoặc có sự tăng trưởng kinh doanh ngay trong mùa dịch (chủ yếu thuộc nhóm ngành: Tạp hóa - siêu thị mini, Thực phẩm; Chăm sóc sức khỏe, Đồ Mẹ & Bé; Mỹ phẩm).

Giãn cách xã hội trên toàn quốc và dịch bệnh kéo dài đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao vận. Khó khăn lớn nhất về vận chuyển chủ shop gặp phải trong mùa giãn cách xã hội là Tình trạng không giao được hàng đến một số khu vực (39,4%) và Tỷ lệ hoàn hủy cao (20,7%). Nhân viên giao hàng mắc Covid-19 hoặc rời thành phố về quê ồ ạt,... khiến cho nhân lực ngành vận chuyển thiếu hụt, cũng trở thành trở ngại lớn đối với ngành bán lẻ.

Tương tự như năm 2020, Ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú (F&B) có sự suy giảm lớn nhất; 79,8% chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe cho biết họ không chỉ gặp tình trạng sụt giảm doanh thu, cắt giảm nhân viên mà nhiều nhà hàng phải đóng cửa, đóng chi nhánh, tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

61% cửa hàng kinh doanh được khảo sát lạc quan vào thị trường bán lẻ năm 2022 - Ảnh 1
Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine Covid-19 và các chính sách kích cầu kinh tế, Việt Nam dần kiểm soát dịch bệnh và thích ứng với trạng thái bình thường mới. Nhu cầu tiêu dùng một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng; Bán lẻ và Dịch vụ sẽ là hai ngành đón đầu xu hướng chi tiêu hậu giãn cách, hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2022.

Kết thúc năm 2021, có 46,7% nhà bán hàng tin tưởng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi; 14,5% nhà bán hàng kỳ vọng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm tới.

Tuy nhiên, vẫn có 9,4% nhà bán hàng bi quan về tình hình kinh doanh năm 2022. Những tác động xấu của dịch bệnh và giãn cách xã hội vẫn tiếp tục ảnh hưởng cục bộ đến nhiều khu vực, trong đó ngành bán lẻ và ngành dịch vụ, ăn uống vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế. Bản thân các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ ăn uống đã nỗ lực thích ứng thời gian qua sẽ cần tiếp tục phát huy các biện pháp sáng tạo thời gian tới. Trong đó, họ cần chú trọng đến nguồn nhân lực, dòng tiền và khách hàng; gia tăng sức đề kháng từ công tác phân tích, dự báo và quản trị rủi ro.

Bắt đầu dùng thử miễn phí 7 ngày Dùng thử miễn phí 7 ngày

Để trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp cùng Sapo

ic1Asset 1
ic1Asset 1