Voice commerce là gì? Tìm hiểu xu hướng mới trong ngành TMĐT

Bạn có biết Voice commerce là gì không? Các doanh nghiệp có nên áp dụng thương mại qua giọng nói vào vận hành doanh nghiệp không? Và xu hướng công nghệ mới của ngành TMĐT hiện nay là gì? Hãy cùng Sapo khám phá qua bài viết sau nhé!

1. Voice Commerce là gì?

Voice Commerce là quá trình mà người tiêu dùng sử dụng lệnh thoại để tìm kiếm và mua sắm sản phẩm trực tuyến. Đây đang là một xu hướng công nghệ mới trong ngành thương mại điện tử hiện nay. Mang đến sự tiện lợi khi mua hàng qua sự hỗ trợ của trợ lý ảo và tính năng mua sắm qua giọng nói. Các giao dịch mua sắm này có thể đơn giản như đặt đồ ăn hoặc phức tạp hơn như mua một bộ quần áo mới chỉ bằng giọng nói của bạn.

voice-commerce

Khi AI được cải thiện và công nghệ nhận dạng giọng nói ngày càng trở nên thông minh hơn. Cách mạng hóa thương mại điện tử làm giảm nhu cầu của khách hàng với các điểm tiếp xúc truyền thống như bàn phím hay màn hình cảm ứng. Vì vậy, sự ra đời của Voice commerce mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi, rảnh tay cho khách hàng.  

2. Voice Commerce hoạt động như thế nào?

Dưới đây là một số yếu tố cần thiết để có thể thực hiện voice commerce:

2.1 Thiết bị hỗ trợ giọng nói

Voice commerce yêu cầu các thiết bị hỗ trợ giọng nói có thể là loa thông minh, điện thoại thông minh tích hợp các trợ lý ảo như Alexa, Siri hoặc Google Assistant. Các trợ lý ảo này đều sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và nhận dạng giọng nói để diễn giải và phản hồi chính xác các yêu cầu từ giọng nói của người dùng.

2.2 Danh mục sản phẩm và dịch vụ tích hợp

Các nền tảng và doanh nghiệp thương mại điện tử phải tích hợp danh mục sản phẩm và dịch vụ của mình với công nghệ thương mại giọng nói. Sau đó, họ cần phải đảm bảo nội dung và dữ liệu sản phẩm của họ được cập nhật và tối ưu hóa bằng giọng nói trước khi cung cấp các tùy chọn thanh toán sản phẩm hỗ trợ qua giọng nói an toàn. 

voice-commerce

2.3 Thanh toán tự động

Ngoài ra, voice commerce còn yêu cầu thanh toán tự động. Các doanh nghiệp cần có khả thực hiện các giao dịch thay mặt khách hàng một cách an toàn sau khi khách hàng cung cấp thông tin chi tiết về thẻ của họ và ủy quyền thẻ đó cho phương thức thanh toán yêu thích của họ trên trang web.  

3. Lợi ích của thương mại qua giọng nói với doanh nghiệp

Dưới đây là một số lợi ích chính của Voice Commerce bao gồm: 

  • Thuận tiện, dễ tiếp cận: Người dùng có thể mua sắm và hoàn tất các giao dịch mà không cần sử dụng bàn phím hay màn hình cảm ứng. Điều này hỗ trợ người khuyết tật hay những người tiêu dùng có thể sử dụng các lệnh thoại để mua hàng.
  • Tùy chọn tự nhiên và trực quan: Với các mô hình xử lý NLP tinh vi hoạt động ở chế độ nền, Voice commerce cho phép người dùng duyệt và mua hàng bằng các lệnh thoại. Điều này giảm những rắc rối khi mua hàng giúp người tiêu dùng cảm thấy hứng thú hơn khi mua sắm. 
voice-commerce
  • Trải nghiệm cá nhân hóa: Nhờ có hiểu biết về dữ liệu tùy chỉnh, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa tương tác và điều chỉnh dịch vụ theo nhu cầu riêng của từng khách hàng. Ví dụ như trợ lý ảo có thể cung cấp cho người dùng các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên sở thích và giao dịch mua trước đây của họ. 
  • Tính hiệu quả: Với quy trình mua sắm hợp lý, doanh nghiệp sẽ giảm thời gian người tiêu dùng thực hiện mua hàng.

4. Những thách thức của thương mại qua giọng nói ngày nay là gì? 

Mặc dù là một công nghệ đầy tính hứa hẹn nhưng cũng có một số thách thức mà các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi áp dụng voice commerce:

  • Lo ngại về quyền riêng tư của người tiêu dùng: Việc lưu trữ và xử lý dữ liệu giọng nói gây ra nhiều lo ngại về quyền riêng tư, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xử lý thông tin nhận dạng cá nhân. Việc bảo vệ dữ liệu này khỏi truy cập trái phép rất quan trọng để ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm của khách hàng.
voice-commerce
  • Độ chính xác: khi voice commerce trở nên phát triển hơn thì lệnh thoại cũng sẽ tăng độ chính xác hơn. Tuy nhiên, việc xác minh danh tính và ý định của người dùng chỉ thông qua giọng nói có thể thách thức các mô hình NLP. 
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình của mình để tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói. Điều này đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp được đề xuất qua lệnh thoại
  • Hệ sinh thái bị phân mảnh: Các thiết bị và nền tảng hỗ trợ giọng nói khác nhau có thể không phải lúc nào cũng tương thích, khiến việc cung cấp trải nghiệm đa kênh trở nên khó khăn. Ngoài việc tích hợp voice commerce vào các hệ thống thương mại điện tử có thể rất phức tạp và tốn kém

5. Tương lai của Voice commerce sẽ như thế nào?

Voice commerce có tiềm năng trở thành yếu tố thay đổi cho thương mại điện tử B2C và B2B, một khi các rào cản đối với việc áp dụng này được khắc phục. Theo Google, 20% tổng số tìm kiếm đã được thực hiện thông qua các lệnh thoại. 

Người tiêu dùng ở cả B2B và B2C đều muốn có sự riêng tư khi ở nhà và ở trên mạng. Nếu các doanh nghiệp muốn áp dụng voice commerce vào thì cần phải phát triển thêm một giải pháp để lưu giữ những thông tin cần thiết để cho phép mua hàng và tối đa hóa bảo mật. Trách nhiệm của cả công ty B2C và B2B là phải thông báo chi tiết và chính xác cho người tiêu dùng và giúp họ yên tâm khi nói đến tính bảo mật của các thiết bị hỗ trợ giọng nói. 

voice-commerce

Đối với các công ty B2B, thương mại bằng giọng nói là cơ hội không chỉ để cải thiện các quy trình trong kho và văn phòng mà còn để nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Các công ty B2B tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới như thương mại bằng giọng nói sẽ có thể cung cấp cho khách hàng B2B của họ những trải nghiệm trực tuyến đáng nhớ, đơn giản và sáng tạo. 

Trên đây là tất cả các thông tin mà Sapo đã tổng hợp về Voice Commerce là gì và xu hướng kinh doanh mới trong ngành TMĐT. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên của Sapo bạn sẽ hiểu rõ hơn về Voice Commerce và xem xét kỹ lưỡng trước khi vận dụng vào doanh nghiệp của mình.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM