Một chuyên gia tư vấn đã từng nói rằng “Không có khách hàng trung thành tuyệt đối, cũng như chẳng có động cơ nào vĩnh cửu, chẳng có tình yêu nào là mãi mãi”. Chính vì vậy, bất cứ khách hàng nào của đối thủ cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Bạn hiểu chứ? Trong kinh doanh, thương trường như chiến trường, thị phần cũng không mở rộng nhanh chóng một sớm một chiều, nếu bạn không biết cách khai thác, thể hiện ưu thế để lôi kéo khách hàng của đối thủ thì cũng sẽ có đối thủ làm như vậy đối với bạn mà thôi. Bizweb xin gợi ý cho bạn vài tuyệt chiêu “nẫng” khách hàng của đối thủ một cách hiệu quả.
Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng phần mềm quản lý kho Sapo POS để quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn
Dùng thử miễn phí ngay1. Đánh vào tiềm thức khách hàng của đối thủ
Tuyệt chiêu “nẫng” khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Guy Kawasaki, tác giả cuốn sách “Làm thế nào để đối thủ của bạn điên đầu?” đã đưa ra một ví dụ về động thái “ảo” của một công ty kinh doanh bánh pizza tại bang Colorado (Mỹ).
Khi quyết định chiếm lĩnh thị trường mới tại các bang khác, công ty này đã đưa ra chiến thuật rằng những khách hàng nào cắt hai mẩu quảng cáo của các công ty kinh doanh pizza khác từ cuốn niên giám điện thoại, sẽ được tặng một suất pizza miễn phí.
Chỉ sau đó vài ngày, hầu hết các cuốn niên giám điện thoại đã mất đi vô số trang quảng cáo. Còn những người hâm mộ món pizza miễn phí thì có dịp làm quen với “kẻ lạ mặt” đến từ Colorado.
Một mũi tên mà trúng hai đích, công ty này không chỉ loại bỏ được quảng cáo của đối thủ mà còn tìm kiếm được lượng khách hàng tiềm năng, kể cả những khách hàng của đối thủ ngay từ khi “chân ướt chân ráo” tại một thị trường mới.
Không ai phủ nhận hiệu quả của việc đánh thẳng vào tiềm thức khách hàng của đối thủ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải ai cũng có thể áp dụng. Để làm được điều đó, bạn phải trải qua quá trình phân tích vì sao khách hàng lại chọn mua hàng của đối thủ, ưu – nhược điểm củ đối thủ và tất nhiên sẽ không thể bỏ qua bước đánh giá nguồn lực của mình cùng mức độ phản ứng của đối thủ.
Về phía khách hàng, bạn có thể tổ chức buổi off thử nghiệm với 1 hoặc vài nhóm khách hàng đối thủ để thu thập thông tin. Những thông tin này sẽ giúp bạn quyết định nên lựa chọn chiến lược nào để “tổng tấn công” vào tiềm thức của họ.
Đó có thể là giảm giá, khuyến mại, tặng quà, dịch vụ ưu đãi, địa điểm thuận lợi, chính sách hấp dẫn,… Là một khách hàng, không ai là không muốn có nhiều sự lựa chọn tốt nhất và thực tế rằng, kinh doanh càng cạnh tranh khốc liệt thì người lợi nhất vẫn sẽ là khách hàng.
Để có thể hợp tác với các khách hàng đến từ đối thủ, đòi hỏi ở bạn rất nhiều nỗ lực hao tổn. Vì vậy, trước khi quyết định thâm nhập vào một đối thủ mạnh, bạn cần tự lượng sức, phân tích kỹ càng nguồn lực sẵn có để có những bước đi chắc chắn. Nếu đối thủ có nguồn lực quá mạnh thì tốt nhất không nên “gây chuyện” bởi họ sẵn sàng phản công làm mất uy tín và danh dự của bạn bất cứ lúc nào.
2. Mở rộng quy mô đến địa điểm văn phòng cũ của đối thủ
Tuyệt chiêu “nẫng” khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Tuyệt chiêu này thường sẽ phù hợp hơn với những bạn mới bước chân vào kinh doanh muốn tìm kiếm lượng khách hàng căn bản hoặc những chủ shop đang có nhu cầu mở thêm chi nhánh văn phòng.
Sự lựa chọn khá tối ưu cho bạn đó là địa điểm văn phòng cũ của đối thủ lớn hơn vừa chuyển đi bởi có thể số điện thoại hoặc liên hệ cũ tại đây vẫn còn lưu giữ trên các trang vàng hoặc trung tâm dịch vụ tra cứu điện thoại.
Vào những ngày đẹp trời, biết đâu đó các khách hàng của đối thủ lại theo con đường đó mà tới với bạn. Một phòng khám răng nọ sau một thời gian dài để tìm kiếm mặt bằng đã tìm thấy một địa điểm lý tưởng đó là nơi một phòng khám lớn hơn vừa chuyển đi.
Bác chủ phòng khám thậm chí còn không mất thêm chi phí sửa đổi biển quảng cáo dịch vụ và sản phẩm trước tòa nhà. Hơn nữa, khách hàng của chủ cũ vẫn qua lại bình thường mà cũng không phân biệt mới – cũ, miễn là được phục vụ tốt.
3. “Săn tìm” nhân viên của đối thủ
Tuyệt chiêu “nẫng” khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Xem thêm: 6 chiêu thức biến đổi lượt truy cập thành đơn hàng Chiêu thức này thường bị “ném đá” bởi sự cạnh tranh “thiếu trong sạch” nhưng lại được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tìm hiểu nguồn nhân lực, đánh giá năng lức lãnh đạo cùng từng nhân viên của đối thủ là một bước quan trọng trong công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Bạn là người kinh doanh, chắc chắn cũng đã biết vai trò của một nhân viên giỏi quan trọng như thế nào. Trong nội bộ của nhiều đối thủ, những nhân viên giỏi thường là người nắm giữ lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
Việc của bạn là làm thế nào để thăm dò về nhu cầu, sự bất mãn hoặc bất đồng quan điểm của họ đối với công ty đối thủ để kịp thời đưa ra những điều kiện tốt hơn, lôi kéo họ cùng hệ thống khách hàng đi kèm sang phục vụ cho bạn.
Theo đó, bạn không những có được một nhân viên mới nhiều kinh nghiệm, bạn còn “nẫng” thêm được những khách hàng vô cùng tiềm năng. Đơn cử là trường hợp của Citibank đã từng phải đâm đơn kiện 3 cựu nhân viên của mình tại chi nhánh Singapore đã chuyển sang đầu quân cho UBS và mang theo 20 khách hàng VIP với mức thiệt hại tính ra tiền là 50 triệu đô la Singapore (32 triệu đô la Mỹ).
Bởi lẽ mức thưởng mà UBS đưa ra cho những kẻ “đào ngũ” từ Citibank cao hơn 60% so với mức của Citibank đài thọ. Theo ý kiến các chuyên gia thì việc Citibank kiện nhân viên ra tòa cũng nhằm mục đích hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra khi nhân viên chạy sang làm việc cho đối thủ đồng thời răn đe các nhân viên có ý định hợp tác với đối thủ khác.
Việc áp dụng chế độ giảm giá, săn lùng khách hàng, thực hiện cuộc chiến quảng cáo hay cuộc chiến tranh giành nguồn nhân lực đều có có thể thành công hoặc thất bại nếu như đối thủ có thương hiệu mạnh trên thương trường. Vì vậy, việc đánh giá về người và ta thực sự rất quan trọng trước khi bạn quyết định thực hiện chiến dịch “nẫng” khách hàng của đối thủ.