Để chiến dịch SEO hiệu quả, có 3 vấn đề mà bất cứ SEOer nào cũng phải đặc biệt quan tâm: SEO onpage, SEO Offpage và technical SEO. Nếu như hai khái niệm on - offpage đã được chia sẻ trên blog Sapo.vn, hôm nay hãy cùng tìm hiểu về technical SEO là gì và cách tối ưu technical SEO nhé.
1. Technical SEO là gì?
Technical SEO là quá trình tối ưu website dựa trên các tiêu chuẩn chung mà các công cụ tìm kiếm đã đưa ra. Mục tiêu cuối cùng là để website có vị trí thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Ngoài tối ưu cấu trúc trang web thì URL, Breadcrumbs, Crawl, Index… cũng là 1 trong những yếu tố rất quan trọng khi tối ưu technical website.
2. Vì sao technical SEO lại quan trọng đến vậy?
Để đạt được bất cứ thành tích nào, bạn cũng cần phải đáp ứng tất cả những điều kiện đề ra, và on Top website cũng vậy. Google không sắp xếp nội dung trên trang SERPs ngẫu nhiên mà đánh giá dựa theo các tiêu chí chung. Ví dụ: tốc độ tải trang, content, navigation, cấu trúc trang, responsive, schema…
Tại sao Google lại đề ra nhiều tiêu chí xếp hạng đến vậy? Là bởi nếu không làm thế, người dùng sẽ từ bỏ Google chứ không chỉ đơn thuần rời bỏ website của bạn. Một website chuẩn technical SEO, sẽ nhận được những giá trị sau:
- Trang web dễ dàng tiếp cận với tiêu chuẩn của các công cụ tìm kiếm
- Gia tăng tính trải nghiệm thân thiện cho website
- Đảm bảo tốc độ load trang nhanh chóng nhất
- Đồng nhất hiển thị trên tất cả các thiết bị truy cập
- Các search engine dễ dàng thu thập dữ liệu và tìm kiếm thông tin trên trang của bạn
- Các URL thân thiện với SEO và cả người dùng
- Kiểm soát được các lỗi trên trang
- Sở hữu tệp robots.txt sẽ giúp bạn thông báo với search engine những thông tin, dữ liệu cần thu thập, những dữ liệu nào không.
- Nâng cao an toàn và bảo mật cho website cũng như những dữ liệu mà khách hàng để lại trên trang web của mình.
- Điều hướng thông minh, logic giúp khách hàng dễ dàng hơn trong quá trình trải nghiệm website
Nhìn chung, nếu không tối ưu technical SEO, các kế hoạch SEO sẽ không thể thành công, cho dù thiết kế website của bạn có được đầu tư thế nào đi chăng nữa. Nhưng, để tối ưu technical SEO thành công, bạn cũng cần phải nắm được các hạng mục quan trọng đó là:
- Responsive (tương thích mọi thiết bị)
- Pagespeed
- Navigation
- Site Structure
- Internal Link/ external link
- Breadcrumbs navigation
- XML sitemap
- Index
- Content
-.....
Xem thêm: SEO on-page là gì? 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng
3. Các bước tối ưu technical SEO
Trên thực tế, technical SEO như nào phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm cũng như sự thay đổi các thuật toán của Google. Nhưng theo các nhận định, technical SEO các bước tối ưu technical ngày càng ổn định, vì các search engine có vẻ đã tìm được những tiêu chuẩn cố định để đánh giá 1 website.
Nếu bạn muốn bắt tay vào tối ưu technical, có thể tham khảo các bước sau đây:
3.1 Thu thập và đánh giá website
Trước tiên, để biết website của bạn đang gặp vấn đề gì, cần xử lý hạng mục nào, bạn sẽ cần đo lường các chỉ số thông qua các công cụ SEO mất phí như: Ahref, SEMRush,.... Đây là những công cụ tuyệt vời, cung cấp chính xác tình hình website. Ngoài ra bạn cũng cần kết hợp các công cụ của Google như: Analytics, Search Console,... để khớp các chỉ số hơn.
Những mục bạn cần làm rõ trong bước thu thập và đánh giá website đó là:
- Phát hiện và điều chỉnh những content bị trùng lặp (URL, từ khoá, nội dung,...)
- Loại bỏ các nội dung kém chất lượng hoặc 301
- Rà soát danh sách lập chỉ mục, với những trang không đem lại giá trị SEO như: liên hệ, chính sách, quy định… không cần thiết phải lập chỉ mục.
- Các tham số URL để Google không bị nhầm lẫn đang thu thập thông tin trên từng trang khác nhau.
Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra thủ công sự cạnh tranh thương hiệu trên Google bằng cách gõ theo cú pháp : Site:domain name. Và chấm điểm SEO cho trang web của bạn dựa trên các công cụ tìm kiếm cũng là đầu việc quan trọng mà bạn bắt buộc phải làm trong kế hoạch tối ưu technical SEO.
3.2 Kiểm tra sitemap
Như đã nói ở trên, sitemap rất quan trọng trong technical SEO, và các bot của Google sẽ đánh giá chất lượng dựa trên những gì xuất hiện trên sitemap. Vậy, để có thêm cơ hội ghi điểm, bạn cần phải làm gì với sơ đồ website?
- Đảm bảo tính tinh gọn, sạch sẽ: Nếu trang web của bạn có quá nhiều URL, hãy bỏ bớt đi. Vì chắc chắn trong số các URL trên web, sẽ có rất nhiều URL chưa tối ưu, các chuyển hướng chưa được loại bỏ.
- Update các nội dung mới: Bạn cần phải cho Google thấy được rằng trang web của bạn vẫn hoạt động đều đặn, và những nội dung mới, chất lượng vẫn được cập nhật trên sitemap.
- Thông báo sitemap trong Google Search Console để công cụ tìm kiếm kiếm biết được trang web đang làm đúng trình tự. Việc này có thể được thực hiện thủ công hoặc sử dụng robots.txt để định vị vị trí.
3.3 Kiểm tra các liên kết
Các liên kết không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng, mà còn là yếu tố giúp Google nắm bắt được nội dung của tổng thể website. Đừng để việc đánh giá bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như:
- Liên kết bị hỏng, không đem lại giá trị cho SEO, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
- Các liên kết không có sự liên quan về nội dung: Điều này thể hiện qua session, độ dài của luồng đi khách hàng trên site
- Link cô đơn: Không dẫn đến đâu, không liên kết với các trang nào và chắc chắn cũng không đem lại giá trị về cả SEO lẫn trải nghiệm.
3.4 Kiểm tra tốc độ website
Tốc độ website là yếu tố mà bạn có thể nhìn thấy được thông qua việc truy cập trang web của mình. Và đừng đợi đến khi bị phản ánh, khách hàng rời bỏ website mới kiểm tra tốc độ tải trang.
Hãy đo lường chỉ số này thường xuyên bằng các công cụ miễn phí như Pagespeed. Với kết quả mà công cụ này cung cấp, bạn sẽ nắm rõ được tình trạng tải trang của web, các vấn đề đang gặp phải là gì, từ đó lên kế hoạch tối ưu technical SEO chính xác hơn.
3.5 Kiểm tra bằng Google Analytics
Những hạng mục quan trọng của website điều có trong Google Analytics. Bạn sẽ phải liên tục kiểm tra các chỉ số như
- Traffic
- Bounce rate
- Time on site
- Session
- Page View
- User
- Conversion Rate
- ....
3.6 Kiểm tra backlink
Backlink giúp ích rất nhiều trong việc đẩy nhanh tốc độ index và gia tăng thứ hạng website. Hãy chọn lọc những trang social chất lượng để đi backlink hoặc tìm các trang web uy tín để đặt backlink. Google sẽ liên tục rà soát link của bạn và hãy gỡ ngay backlink nếu như nó được gắn trên những website kém chất lượng.
Trên đây là những thông tin về technical SEO, lý giải tầm quan trọng của hạng mục này và các bước tham khảo để có một kế hoạch tối ưu technical SEO hoàn chỉnh. Chúc bạn sớm thành công trong việc đưa trang web đạt thứ hạng cao trên Google.