Đánh giá nhân viên bán hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một cửa hàng, thương hiệu. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá đúng, công bằng thì không phải chủ kinh doanh nào cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng một cách hiệu quả nhất.
1. Tại sao phải đánh giá nhân viên bán hàng
Không chỉ đối với nhân viên bán hàng, mà mọi phòng ban, cấp bậc đều cần được đánh giá định kỳ hàng tháng/ quý/ năm. Bởi trên thực tế, đây là cơ sở để thương hiệu, cửa hàng có thể hiểu rõ được năng lực và hiệu suất công việc của từng nhân viên.
Điều này cũng giúp nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên chính xác và đưa ra thưởng, phạt một cách hợp lý. Cùng với đó là giúp những nhân viên còn thiếu sót cải thiện kịp thời các vấn đề, từ đó nâng cao hiệu suất công việc một cách tốt nhất.
Việc đánh giá nhân viên bán hàng không chỉ giúp thương hiệu của bạn tối ưu được hoạt động kinh doanh mà còn giảm thiểu tối đa sai sót và định hướng nhân viên đi đúng với mục tiêu của công việc, của thương hiệu hơn.
Vậy làm thế nào để đánh giá nhân viên bán hàng đúng và hiệu quả nhất?
2. 5 tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng?
2.1 Kiến thức về sản phẩm
Có thể nói, việc am hiểu sản phẩm là yếu tố bắt buộc đề có thể đảm bảo khả năng bán hàng. Bởi trên thực tế, nếu bạn không hiểu sản phẩm, bạn không thể tư vấn được cho khách hàng những lợi ích cũng như đánh giá sự phù hợp. Đó là lý do mà việc đào tạo và nâng cao kiến thức cho nhân viên bán hàng là vô cùng quan trọng.
2.2 Đảm bảo chất lượng dịch vụ
Không chỉ là một nhân viên bán hàng với mục tiêu bán được hàng, nhân viên của bạn còn cần có kiến thức về chăm sóc khách hàng. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng để khách hàng quyết định có quay trở lại với cửa hàng, thương hiệu của bạn hay không.
Điều này cũng khiến nhân viên có thời gian để hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng, nâng cao trải nghiệm. Từ đó thuyết phục, bán hàng hiệu quả hơn và đảm bảo mục tiêu cho cửa hàng, thương hiệu của bạn.
2.3 Thái độ của nhân viên
Thái độ ở đây có thể hiểu là thái độ đối với công việc, thái độ với khách hàng và thái độ với đồng nghiệp.
- Thái độ đối với công việc
Đối với tiêu chí này, quản lý có thể đánh giá nhân viên dựa trên sự cầu tiến trong công việc, nhân viên có nỗ lực để xử lý các vấn đề trong công việc hay không? Nhân viên có sự cầu tiến và trung thực hay không? Nhân viên có nhiệt tình hay chỉ làm việc cho xong trong quá trình làm việc?
- Thái độ đối với khách hàng
Việc đánh giá nhân viên bán hàng dựa trên thái độ đối với khách hàng có thể căn cứ vào việc ứng xử khi tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Nhân viên chuyên nghiệp là người cần giữ được thái độ thân thiện, cách ứng xử chuyên nghiệp ngay với cả những khách hàng khó tính nhất để giữ được hình ảnh cho thương hiệu, cửa hàng.
- Thái độ đối với đồng nghiệp
Đồng nghiệp ở đây có thể hiểu là những người làm cùng, khác phòng ban và cả cấp trên. Nhân viên có thái độ làm việc tích cực, biết lắng nghe và hạn chế các xung đột với cấp trên, đồng nghiệp sẽ mang tới một môi trường làm việc tốt cũng như có những hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho cửa hàng, thương hiệu của bạn.
Xem thêm: 8 điều tối kỵ nhân viên bán hàng cần tránh và tuyệt chiêu thuyết đàm phán với khách hàng
2.4 Năng lực làm việc
Thông thường, nhân viên bán hàng sẽ được đánh giá năng lực dựa trên KPI cá nhân cũng như mức độ hoàn thành công việc:
- Lượng khách hàng mang về và chuyển đổi đơn hàng
- Khả năng chuyển đổi từ khách hàng cũ
- Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng
- Giá trị đơn hàng trung bình đối với từng khách hàng
- Mức độ hài lòng của khách hàng
Năng lực của nhân viên cũng được đánh giá theo các mức độ: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém. Tùy vào cách đánh giá và bản chất mà nhân viên sẽ được đánh giá là đạt hay chưa đạt với các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, nhân viên bán hàng có năng lực sẽ hoàn thành công việc và ngược lại.
Xem thêm: Cách xây dựng KPI cho nhân viên bán hàng
2.5 Tính trung thực
Đối với nhân viên bán hàng, tính trung thực được xem là tiêu chí đánh giá nhân viên vô cùng quan trọng. Bởi trên thực tế, đây là yếu tố để cửa hàng, thương hiệu hạn chế tối đa tổn thất và đảm bảo sự công bằng cho nhân viên, khách hàng của mình.
Việc đánh giá nhân viên bán hàng có thể được thực hiện trong quá trình làm việc của nhân viên dựa trên những bảng tiêu chí được nhà quản lý đặt ra. Đối với các cửa hàng, thương hiệu sử dụng phần mềm quản lý như Sapo POS, nhà quản lý hoàn toàn có thể đánh giá được khả năng bán hàng và hiệu suất công việc của từng nhân viên dựa trên báo cáo chi tiết.
Sapo POS sẽ cho phép nhà quản lý:
- Lưu trữ thông tin nhân viên và xóa tài khoản khi nhân viên nghỉ việc.
- Phân quyền cho nhân viên tại cửa hàng: Nhân viên bán hàng, nhân viên kho hay quản lý.
- Theo dõi lịch sử làm việc của nhân viên: Biết được nhân viên đi sớm về muộn hay tự động đổi ca mà chưa được phép một cách dễ dàng.
- Ghi lại lịch sử thao tác của nhân viên như tạo đơn, bán hàng, đẩy ship,...để tránh gian lận và nâng cao trách nhiệm của nhân viên.
Xem thêm: Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cho các shop kinh doanh nhỏ
Trên đây là những yếu tố quan trọng về đánh giá nhân viên mà chủ kinh doanh cần lưu ý để ứng dụng trong cửa hàng của mình. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh tạo nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hiệu suất công việc cao nhất.