Khác với những lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thông thường, khâu quản lý hàng hóa khi kinh doanh thực phẩm rắc rối và cần nhiều lưu ý hơn. Nguyên nhân chính đến từ đặc thù sản phẩm của lĩnh vực này, đồ thực phẩm đa phần được tính theo khối lượng chứ không theo đơn vị, khó chia nhỏ để đóng gói, điều kiện bảo quản thì hà khắc. Muốn tạo ra sự chuyên nghiệp, đảm bảo tính chính xác thì các chủ cửa hàng thực phẩm phải sử dụng những thiết bị đặc thù của ngành này, trong đó cân điện tử mã vạch cần được xếp vào vị trí ưu tiên hàng đầu. Tại sao chúng tôi lại khẳng định chắc chắn như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Cân điện tử mã vạch là gì?
Có thể coi cân điện tử mã vạch là bản nâng cấp của những loại cân điện tử truyền thống, nó vẫn chú trọng vào chức năng chính dùng để đo đếm khối lượng thực phẩm, giữ nguyên ưu điểm nổi bật nhờ hiển thị bằng số chính xác đến từng miligam. Cải tiến lớn nhất của phiên bản này là cho phép tạo mã vạch rồi dán trực tiếp lên bao bì đóng gói thực phẩm, trong đó cung cấp thông tin về tên mặt hàng, khối lượng, giá bán,… hỗ trợ việc quản lý tốt hơn.
2. Cách sử dụng cân điện tử mã vạch
Trước tiên bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của loại cân đặc biệt này, nó bao gồm một bàn cân, một đồng hồ hiển thị, một bàn phím số hoặc bàn phím biểu tượng thực phẩm (thịt, cá, hoa quả,…), một bộ phận dùng để in và xuất tem mã vạch (thông thường là kiểu in nhiệt không cần mực). Khi sử dụng, bạn đặt thực phẩm lên cân, đồng hồ số sẽ cho biết khối lượng thực của mặt hàng, tiếp theo bạn nhấn bàn phím theo mã của chủng loại mặt hàng đó hoặc chọn biểu tượng phù hợp, sau khi hoàn tất một tem mã vạch sẽ được tự động in ra, dùng để dán lên bao bì sản phẩm.
Cân điện tử mã vạch có thể tự in ra mã vạch cho từng mặt hàng
Ví dụ bạn quy định mặt hàng cá tươi có mã hàng hóa (mã SKU) là 123, khi đặt con cá đó lên cân thì đồng hồ hiển thị 1,5kg. Tiếp theo bạn nhấn phím số 1-2-3 để nhập mã, máy in sẽ dựa theo cài đặt sẵn để xuất mã vạch tương ứng. Nếu sử dụng máy quét mã vạch bạn sẽ nhận được những thông tin như “Tên hàng: Cá tươi – Mã hàng: 123xx – Khối lượng: 1,5kg – Giá bán: 70.000đ” .
Như vậy chiếc cân sẽ tự động xuất thông tin cơ bản của mặt hàng kèm theo khối lượng, giá bán. Bạn có thể dựa vào đây để in hóa đơn cho khách, nhập vào phần mềm để quản lý hàng bán ra,…
3. Những lợi ích khi dùng cân điện tử mã vạch
Độ chính xác cao
Đây là ưu điểm nổi bật của dòng cân điện tử nói chung, nhờ vào hệ thống xử lý điện tử và đồng hồ hiển thị số, cân sẽ đưa ra khối lượng sản phẩm với độ chính xác cao, sai số không đáng kể.
Tiết kiệm thời gian
Khi sử dụng cân điện tử mã vạch bạn không phải mất công ước lượng như những loại cân truyền thống, cũng không cần ghi chép lại số liệu như cân điện tử thông thường, mọi thứ đều được tổng hợp dưới dạng mã vạch và quản lý bằng phần mềm giúp tiết kiệm thời gian xử lý, đẩy nhanh tốc độ thanh toán cho khách.
Tạo sự chuyên nghiệp
Một cửa hàng thực phẩm sử dụng cân điện tử, có mã vạch, có hóa đơn, mọi thứ đều rõ ràng và chi tiết sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp, đáng tin hơn những cửa hàng thông thường rất nhiều. Đây là yếu tố rất quan trọng khi kinh doanh dùng để xây dựng thương hiệu cho cửa hàng.
Dễ dàng kết nối với phần mềm bán hàng
Cân điện tử mã vạch sẽ mang đến hiệu quả cao hơn nếu được kết nối với các phần mềm quản lý bán hàng. Khi quét mã vạch do cân tạo ra, những dữ liệu sẽ tự động lưu vào phần mềm, giúp bạn quản lý được số lượng hàng bán, doanh thu, tồn kho,… Tuy nhiên bạn cần phải chọn phần mềm có khả năng tương thích với cân điện tử mã vạch, nếu không sẽ không thể đồng bộ và xử lý những mã do cân in ra. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có cơ hội dùng thử miễn phí 15 ngày một phần mềm như thế, chỉ cần nhấp vào nút đăng ký để bắt đầu mà thôi. Nếu bạn muốn cửa hàng thực phẩm của mình trở nên chuyên nghiệp hơn thì hãy sử dụng tốt bộ đôi cân điện tử - phần mềm bán hàng này nhé!