Tìm hiểu 8 loại schema markup phổ biến nhất hiện nay

Nhắc đến các yếu tố quan trọng trong SEO, chắc chắn không thể bỏ qua schema markup. Sử dụng schema website sẽ có thêm nhiều cơ hội được khách hàng và Google chú ý hơn. Và đây cũng là cách để các SEOer “khoe” được nội dung chất lượng của mình ngay từ ngoài trang SERP. Vậy schema là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Schema là gì?

Schema hay còn được biết đến tên gọi schema markup, là 1 đoạn code dùng để “chỉ điểm”,  đánh dấu cấu trúc các nội dung được gắn mã này. Dùng schema, công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng nhìn thấy website của bạn trên hệ thống dữ liệu. Ngoài ra, schema cũng là 1 trong những cơ sở quan trọng mà Google sử dụng để đánh giá và xếp hạng website của bạn.

Ngoài những tác động tích cực kể trên, schema sử dụng để gia tăng sự chuyên nghiệp và uy tín tại các nội dung hiển thị. Có điều này là bởi nhiều SEOer đã sử dụng schema sẽ hiển thị kết quả đánh giá sao của những người dùng đã truy cập vào trang web. Như ngầm khẳng định tính chính xác và đem lại nhiều giá trị bổ ích cho khách hàng.

Schema là gì?
Schema là gì?

2. Lợi ích của schema markup

Mặc dù đã có nhiều báo cáo chỉ ra rằng, schema markup không có quá nhiều tác động trong việc xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Thế nhưng trong cộng đồng SEOer vẫn ngầm khẳng định sức mạnh của schema markup là bởi những tín hiệu vô cùng khả quan mà nó đã mang lại trong các chiến dịch SEO. Cụ thể như sau:

2.1 Cải thiện tỷ lệ CTR

schema markup chỉ đơn giản là 1 dạng đánh dấu dữ liệu và biểu thị kết quả xếp hạng đơn phương từ phía khách hàng. Thế nhưng chắc chắn schema markup sẽ ít nhiều có những tác động gián tiếp đến thứ hạng. Và tất nhiên, thứ hạng cao, kết hợp với title và description thu hút chắc chắn sẽ thu hút lượt click, nâng cao tỷ lệ CTR.

2.2 Nhận được các sự ưu tiên từ Search Engine

Như đã nói ở trên, mặc dù đã có thông tin rằng thứ hạng không bị ảnh quá nhiều bởi schema. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng không nên quá tin vào những gì mà Google nói. Nhiều kết quả đã chỉ ra rằng, schema thực sự là 1 trong những yếu tố mà Search Engine dùng để để ưu tiên đánh giá các website. 

Mặc dù là thế nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo các yếu tố chuẩn SEO trên web, ví dụ như nội dung, các kỹ thuật SEO on-off page. Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi sát sao sự thay đổi của các thuật toán Google để website không bị ảnh hưởng quá nhiều mỗi lần cập nhật. Và tất nhiên, tận dụng schema sẽ càng giúp trang web của bạn nhận được nhiều sự chú ý và ưu tiên của Google hơn.

Nhận được các sự ưu tiên từ Search Engine
Dùng schema sẽ nhận được sự chú ý và ưu tiên của Google hơn

3. Có những loại schema markup nào?

Hiện nay có khoảng 14,15 loại schema markup. Thế nhưng, 8 loại schema markup sau đây sẽ là những loại mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất.

3.1 Schema markup làm nổi bật đoạn trích

Có thể nhiều người đã bắt gặp dạng schema markup nhưng không để ý. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là nhìn thấy 1 đoạn nội dung. Nội dung này có thể là khái niệm, hoặc Top List, bảng giá…. kết quả hiển thị sẽ phụ thuộc vào các từ khóa mà khách hàng truy vấn. Thường schema markup nổi bật đoạn trích này sẽ xuất hiện tại vị trí đầu tiên của trang SERPs, vậy nên rất dễ thu hút người dùng click vào. 

Schema markup làm nổi bật đoạn trích
Schema markup làm nổi bật đoạn trích

3.2 Schema dạng sitelink

Phổ biến không kém dạng schema làm nổi bật đoạn trích phía trên, schema markup dạng sitelink giúp trang web có thể cùng lúc “show” được nhiều link liên quan ví dụ như bảng giá, các loại sản phẩm, tổng đài hỗ trợ…

Sử dụng schema markup sitelink là 1 trong những phương án tối ưu giúp các SEOer có thể nhận được nhiều lượng truy cập hơn cho toàn bộ website. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ cùng lúc nhận được nhiều luồng thông tin chỉ với 1 lần tìm kiếm.

Schema dạng sitelink
Schema dạng sitelink

3.3 Dạng Review schema

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy 1 vào kết quả trên trang SERPs hiển thị đánh giá sao và số lượng phiếu bầu. Sự xuất hiện của 2 yếu tố này ít nhiều sẽ thu hút sự chú ý của người dùng, và rất dễ trở thành cơ sở khiến những người dùng này click vào link dẫn. Đây hiện đang là 1 trong những dạng schema markup được các SEOer khuyên dùng nhiều nhất hiện nay.

Dạng Review schema
Review schema

3.4 Dạng tìm kiếm trang web

Đây là dạng schema markup vô cùng tuyệt vời vì nó tiết kiệm cho người dùng kha khá thời gian tìm hiểu trang web của bạn. Đặc điểm nhận diện của schema markup dạng này là dưới kết quả tìm kiếm hiển thị trong trang SERPs, sẽ xuất hiện 1 hộp tìm kiếm trên website. Tại đó, người dùng chỉ cần nhập từ khóa cần tìm và bấm tìm kiếm, lập tức, bạn sẽ được nhận kết quả mà không cần phải truy cập trực tiếp vào website như trước đây.

Dạng tìm kiếm trang web
Schema markup tìm kiếm trang web

3.5 Dạng định vị trên bản đồ 

Khi người dùng tìm kiếm 1 từ khoá về ngành hàng kinh doanh của bạn, ngoại trừ các kết quả quen thuộc, tại trang SERPs sẽ xuất hiện cả địa chỉ, vị trí và cả những đánh giá của khách hàng trên Google, giúp thương hiệu của bạn rõ ràng và uy tín hơn rất nhiều.

3.6 Product schema

schema markup dạng này sẽ xuất hiện theo kiểu, các sản phẩm trên trang web của bạn sẽ hiện lên ngay sau khi khách hàng truy vấn từ khóa. Ưu điểm của product schema đó là có thể giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm mà website đang phân phối, kể cả khi khách hàng còn chưa thực sự biết đến kênh online của bạn. Từ đó, thu hút nhiều hơn lượt traffic và góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành doanh thu cho kênh bán của bạn.

3.7 Recipe schema markup

Recipe schema markup thường được lựa chọn cho các website chuyên về ẩm thực hơn là những nhóm ngành khác. Recipe schema markup sẽ giúp bạn ghim trực tiếp công thức nấu ăn thay vì chỉ là 1 tiêu đề và dòng mô tả như những kết quả thông thường.

Recipe schema markup
Recipe schema markup

3.8 Breadcrumbs

Có thể nhiều người không để ý rằng, việc chỉ đích danh vị trí của content (danh mục nào, mục con nào…) lại chính là 1 dạng schema markup. Cách dễ nhận thấy nhất của Breadcrumbs schema chính là xuất hiện 1 đuôi ngay sau URL, ví dụ: www.sapo.vn > thiết kế website > Bảng giá.

Có thể nói, schema markup là 1 trong những lựa chọn tối ưu mà các SEOer nên áp dụng nếu như muốn Google nhanh chóng để mắt đến trang web của mình. Có 8 loại schema markup, hãy chọn cho mình 1 loại schema markup phù hợp với mục đích SEO nhé, chúc các bạn thành công.

Xem thêm10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng (sapo.vn)

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM