Google tag manager là gì? Cách cài đặt Google tag manager cho website

Google tag manager - Trình quản lý tag của Google là 1 trong những công cụ quen thuộc không chỉ với những người làm quảng cáo mà các SEOer cũng đang dần sử dụng nhiều hơn. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu Google tag manager là gì, lợi ích và cách hoạt động của công cụ này nhé.

1. Google tag manager là gì?

Google tag manager hay còn được biết đến với tên gọi trình quản lý thẻ của Google. Thông qua những mã ngày, nhà quản trị có thể nắm được tình hình của các chiến dịch marketing trên website hoặc các ứng dụng mobile. 

Ví dụ, để đo lường hiệu quả theo cách truyền thống, bạn sẽ phải cài lần lượt các mã Google Analytics, Facebook, Google Ads,... vào website. Cách làm này đúng, nhưng sẽ bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để cài các thẻ này. Chưa kể nếu chiến dịch của bạn lớn, số lượng tag cần cài sẽ nhiều theo cấp số nhân. 

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Google tag manager, bạn sẽ chỉ cần duy nhất 1 công cụ này để theo dõi tất cả các thẻ mà thôi. Google tag manager hiển thị cho bạn tất cả những gì đang xảy ra trên trang web của bạn, thay vì phải kiểm tra từng tag như trước đây. Và tất nhiên, kết quả mà Google tag manager đưa lại cũng rất chính xác và nhanh chóng.

Google tag manager là gì?
Google tag manager là gì?

2. Lợi ích của Google tag manager

Sau đây là một số lợi ích nổi bật của Google tag manager trong việc tối ưu chuyển đổi và SEO:

- Nhà quản trị có thể theo dõi các hoạt động của khách hàng trên trang web của mình.

- Dễ dàng quan nắm bắt được hiệu quả các tag, từ đó có những điều chỉnh để phù hợp để nhanh chóng đạt được kết quả cao nhất.

- Đo lường được chất lượng chuyển đổi trên website

- Tích hợp đa dạng các tiện ích bao gồm quản lý, bảo mật, workspace….

- Có thể nhân bản hoặc sử dụng lại các template nếu cần.

- Có thể gắn schema vào từng trang hoặc toàn bộ website.

- Từ những dữ liệu thu thập được, người quản trị web sẽ có nhiều cơ sở để nâng cao trải nghiệm cho trang web của mình.

Lợi ích của Google tag manager
GTM giúp nhà quản trị dễ dàng theo dõi hiệu quả các chiến dịch

3. Cấu trúc của Google tag manager

Google tag manager (GTM) có cấu trúc phân cấp rõ rệt. 1 tài khoản Gmail của bạn có thể tạo ra rất nhiều GTM, mỗi 1 GTM cũng tạo ra được nhiều GTM Account, và dưới GTM Account lần lượt là GTM container → tags, trigger và variables.

Để dễ hình dung hơn, sau đây là sơ đồ cấu trúc GTM cơ bản:

Cấu trúc của Google tag manager
Cấu trúc của Google tag manager

Thông thường, mỗi công ty sẽ chỉ cần 1 tài khoản GTM mà thôi, mặc dù họ hoàn toàn có nhiều cơ hội để sở hữu nhiều GTM hơn thế. Tuy nhiên, với những công ty hoạt động đa ngành hoặc với các agency thì sẽ cần tạo nhiều tài khoản GTM hơn để quản lý được nhiều dự án khác nhau.

4. Cách cài đặt Google tag manager cho website

Bài viết này, Sapo.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Google tag manager cho website, chi tiết như sau:

Bước 1: Truy cập vào link dẫn Google Marketing Platform và đăng nhập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Bước 2: Tại giao diện của Google tag manager, bạn hãy click “bắt đầu”

Bước 3: Điền tên công ty và các tài khoản cần liên kết → Bấm “Tạo”

Bước 4: Ngay lập tức, giao diện Google tag manager sẽ hiện 2 đoạn mã code, bạn hãy lưu hai mã code này lại để gắn cho các trang web của mình.

Bước 5: Vào hệ thống website của bạn, tìm phần mã nguồn, sau đó gắn đoạn code thứ nhất vào đầu trang, tại thẻ <head>. Và đoạn code thứ 2 vào phần <body> bên dưới.

  • Nếu bạn đang dùng thiết kế website tại Sapo Web, bạn có thể cài đặt Google tag manager theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập và hệ thống quản trị → Chọn website → Chọn “tùy chọn”

Cách cài đặt Google tag manager cho website

Bước 2: Tại mục “Mã theo dõi Google” → Gắn mã Google tag manager vào trường theo hướng dẫn

Cách cài đặt Google tag manager cho website

Chỉ với hai bước trên là bạn đã hoàn thành cách cài đặt Google tag manager trên hệ thống website Sapo. Việc cài đặt GTM này sẽ giúp cho việc tối ưu chuyển đổi trên các website bán hàng diễn ra thuận lợi hơn.

5. Cách kiểm tra Google tag manager đã hoạt động chưa?

Để biết Google tag manager đã hoạt động trên hệ thống website của bạn hay chưa, hãy thử kiểm tra theo các cách sau:

- Tìm xem trong mã nguồn của website đã có đoạn mã code hay chưa

-  Sử dụng các công cụ sẵn có của Google Chrome để kiểm tra

- Truy cập vào bảng điều khiển của Chrome và kiểm tra xem tệp Google tag manager có đang chạy hay không?

- Truy cập vào bảng điều khiển của nhà phát triển và kiểm tra xem tệp Google tag manager có đang chạy hay không?

- Có thể kiểm tra Google tag manager trong báo cáo thực của Analytics

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề Google tag manager, lợi ích của Google tag manager và cách cài đặt Google tag manager cho website của Sapo Web. Chúc các bạn sẽ có nhiều chiến dịch thành công và hẹn gặp các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo của Sapo.

Xem thêm: Tham khảo các bài viết về chủ đề chạy quảng cáo google ads

Tweet
2.3/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM