Quản lý doanh thu nhà hàng hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển kinh doanh của nhà hàng, quán ăn. Nắm rõ thu chi giúp chủ nhà hàng loại bỏ và giảm thiểu tối đa các loại chi phí không cần thiết. Đâu là bí quyết giúp chủ nhà hàng quản lý doanh thu hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết sau của Sapo nhé.
1. Doanh thu nhà hàng là gì?
Doanh thu nhà hàng là tổng giá trị mà nhà hàng thu về thông qua việc bán sản phẩm, dịch vụ.
Doanh thu bao gồm 2 loại cơ bản:
- Doanh thu tổng: Đây là số tiền được ghi trên hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu đã chiết khấu, số tiền từ hàng đã bán nhưng bị trả lại hoặc giảm giá cho khách nhưng chưa được ghi nhận trên hóa đơn.
- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là số tiền thu về được tính theo công thức sau: Doanh thu thuần = Doanh thu tổng - Chiết khấu - Tiền hàng bị trả lại - Tiền giảm giá khi bán hàng - Thuế gián thu.
2. Tại sao cần quản lý doanh thu nhà hàng?
Quản lý doanh thu bán hàng là việc mà bắt buộc các nhà hàng phải biết và thực hiện nghiêm túc để có thể duy trì hoạt động kinh doanh bền vững. Quản lý doanh thu tốt sẽ giúp việc bán hàng được thuận lợi, không bị thất thoát tiền bạc.
2.1 Hạn chế tình trạng thiếu hụt doanh thu
Quản lý doanh thu bán hàng sẽ giúp nhà hàng không bị thiếu hụt tiền khi ghi chép doanh số đơn hàng đã bán ra, kể cả khi khách hàng chưa thanh toán.
Đối với các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ như cơm, phở bình dân khi giá trị đơn hàng không quá lớn, chủ quán có thể ghi nợ cho khách quen. Nếu chủ quán không ghi chép cẩn thận có thể dẫn đến quên hoặc nhớ sai số nợ của khách hàng.
2.2 Đánh giá tổng quát tình hình doanh thu của nhà hàng
Thông qua việc thống kê doanh thu đạt được theo ngày, theo tháng... giúp các chủ nhà hàng có cái nhìn tổng quát, đưa ra đánh giá chính xác về tình hình và hiệu quả buôn bán.
Từ con số doanh thu đạt được, chủ cửa hàng sẽ biết được thêm về các thông tin như mặt hàng nào mang lại doanh thu cao nhất, mặt hàng nào ít được quan tâm nhất... để có những điều chỉnh trong bán hàng cho phù hợp. Cùng với đó là việc nghiên cứu và đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho từng mặt hàng để kích thích người mua.
2.3 Quản lý chặt chẽ chi tiêu
Quản lý doanh thu bán hàng tốt, kết hợp quản lý chi tiêu chặt chẽ giúp chủ quán đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Bạn sẽ biết được thực tế mức thu về của nhà hàng là bao nhiêu, mức lãi là bao nhiêu, từ đó cân đối thu chi cho hợp lý.
Trên thực tế tồn tại không ít nhà hàng có khách đến đông, đơn hàng bán ra nhiều nhưng đến cuối tháng không thấy lãi, không tìm ra được nguyên nhân do đâu. Do đó, việc kiểm soát tài chính chặt chẽ sẽ giúp quán dễ dàng phát hiện và khắc phục các lỗi sai trong thu chi chính xác nhất.
3. Nguyên nhân dẫn đến sai sót khi quản lý doanh thu nhà hàng
3.1 Quản lý doanh thu thủ công
Hiện nay có nhiều nhà hàng vẫn quản lý thu chi theo cách thủ công mà không cần thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, cách làm này sẽ rất là chậm và chỉ phù hợp với những cửa hàng bán lẻ không chuyên. Nếu nhà hàng của bạn lớn, số lượng khách đến ăn mỗi ngày đông thì chắc chắn bạn sẽ không thể quản lý kịp, dễ gây thất thoát và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của nhà hàng. Tốn công sức và không đảm bảo được tính chính xác về số liệu.
Hơn nữa, cách quản lý thủ công trên không thể đồng bộ dữ liệu theo thời gian dài, việc xuất trình các báo cáo tài chính cũng gặp nhiều khó khăn. Người quản lý sau một ngày làm việc vất vả còn phải mất thêm một khoảng thời gian để ngồi lại tính toán lại thu chi.
3.2 Cập nhật số liệu không chính xác
Vì là việc quản lý các dữ liệu, doanh thu, doanh số đến từ nhiều nguồn bán hàng khác nhau. Cho nên các nguồn doanh thu dù có là số liệu cập nhật liên tục, tự động, hay được nhập tay thủ công, thì khi được tổng hợp lại sẽ chỉ là những số liệu tạm thời, chỉ đúng tại 1 thời điểm.
Điều này làm cho doanh thu thu về sẽ không được chính xác, làm giảm khả năng quản lý bán hàng. Để quản lý doanh thu bán hàng hiệu quả thì bạn cần phải xây dựng cho mình một quy trình quản lý kho hàng thật chặt chẽ, quán triệt cụ thể nhiệm vụ đến từng bộ phận nhân viên. Kiểm soát và sử dụng các công cụ hỗ trợ một cách hợp lý.
3.3 Tính thiếu chi phí
Doanh thu nhà hàng chỉ có thể được xác định chính xác khi các khoản chi phí được thống kê đầy đủ. Nhưng nếu có trường hợp phát sinh nào đó làm quản lý tính thiếu các khoản chi phí như tiền mạng internet, điện nước hàng tháng, chi phí nhập hàng, khấu hao thiết bị,... Điều này sẽ dẫn đến kết quả tính toán doanh thu sẽ không được chính xác.
3.4 Xác định sai nguồn thu
Cách quản lý doanh thu bán hàng không hiệu quả là do chưa xác định được nguồn doanh thu mang lại. Doanh thu của một doanh nghiệp có thể đến từ nhiều phía khác nhau, từ các nhà hàng, các chi nhánh cho đến sàn thương mại điện tử… Chính vì thế mà nhà hàng sẽ thường phải tốn công để tổng hợp lại các dữ liệu này lại, và các số liệu này thường sẽ được nhập bằng thủ công. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng, con số không thật sự chính xác so với số liệu thực tế.
Bên cạnh đó, nhà hàng cũng khó có thể xác định được nguồn doanh thu nào đang mang lại lợi nhuận cao nhất. Từ đó sẽ phải trải qua nhiều bước tính toán khác nhau trên nguồn dữ liệu gốc, dẫn đến nhiều phép tính sai.
Xem thêm: Quy trình quản lý nhà hàng chuyên nghiệp với 9 bước từ A - Z
4. Một số cách quản lý doanh thu nhà hàng phổ biến hiện nay
4.1 Ghi chép sổ sách
Đây là một trong những cách quản lý phổ biến của các mô hình vừa, nhỏ. Đặc biệt là với các mô hình kinh doanh quán ăn. Không thể phủ nhận việc ghi chép được hình thành từ xưa đến nay trong quá trình học tập và giờ là hoạt động kinh doanh. Phương pháp quản lý này sẽ phù hợp với những mô hình kinh doanh khoảng 5 – 6 bàn, số lượng khách hàng và đơn hàng không quá nhiều.
Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp mô hình nhỏ lẻ, nếu chủ quán muốn thống kê doanh thu, khớp tiền mặt việc quản lý ghi chép sổ đôi khi khiến thời gian kiểm quỹ kéo dài. Cũng có những mô hình kinh doanh được đến đâu hay đến đó, có thất thoát cũng không biết.
4.2 Sử dụng Excel
Excel được ví như một công cụ ghi chép hữu ích để thực hiện tính toán, giúp số liệu chuẩn chỉnh.
Công cụ miễn phí này cũng được ưa chuộng, tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng cần biết các công thức tính toán cơ bản, cũng như đảm bảo việc nhập thông tin đầu vào cần chính xác để đưa ra được kết quả chính xác.
4.3 Sử dụng phần mềm
Phương pháp áp dụng công nghệ trong hoạt động quản lý doanh thu đang trở nên phổ biến hơn. Một số cách quản lý truyền thống dần lộ rõ yếu điểm khi thất thoát, kiểm soát doanh thu kém thì các phần mềm quản lý doanh thu nhà hàng đang thực hiện vai trò bao quát và giám sát hoạt động vận hành khá tốt. Với tư duy nhạy bén, các mô hình cũng đang dần chuyển đổi sang việc sử dụng phần mềm để hạn chế từ đầu những sai phạm không đáng có.
5. Quản lý doanh thu nhà hàng đơn giản, hiệu quả với Sapo FnB
Với sự phát triển của thời kỳ công nghệ, việc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng đã trở nên khá phổ biến và được người dùng đánh giá rất cao. Các phần mềm quản lý nhà hàng giúp cho người làm chủ kiểm soát các con số thu chi chặt chẽ, dễ dàng đánh giá bao quát hiệu quả kinh doanh đồng thời thuận tiện khi xuất các báo cáo tài chính theo các mốc thời gian.
Nếu đang có nhu cầu sở hữu một phần mềm quản lý nhà hàng chất lượng, đừng bỏ qua phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn Sapo FnB được hơn 190,000 khách hàng tin tưởng sử dụng. Sapo FnB sẽ mang lại cho bạn những tính năng và lợi ích khi quản lý doanh thu nhà hàng và vận hành kinh doanh:
Đồng bộ kho nguyên liệu, mặt hàng bán ra khi phát sinh giao dịch, dễ dàng theo dõi các món ăn đang được bán chạy nhất.
Đồng bộ đơn hàng từ các kênh bán hàng online, offline, giúp bạn quản lý dễ dàng, không nhầm lẫn, bỏ sót đơn hàng.
Đồng bộ doanh thu từ các kênh thanh toán lên phần mềm.
Theo dõi hệ thống báo cáo doanh thu bằng biểu đồ trực quan, dễ dàng đánh giá tình hình kinh doanh của nhà hàng.
Xem báo cáo theo thời gian thực, so sánh báo cáo thời kỳ theo nhu cầu của chủ kinh doanh.
Giúp chủ quán tiết kiện thời gian, chi phí và nhân sự
Trải nghiệm ngay Sapo FnB để quản lý doanh thu nhà hàng của mình và vô số tiện ích khác hỗ trợ đắc lực cho nhà bán hàng.
Quản lý doanh thu là công việc vô cùng quan trọng khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một lựa chọn thông minh cho các mô hình kinh doanh hiện đại, giúp bạn tối ưu hóa quy trình tính toán, thống kê, báo cáo tài chính và kinh doanh hiệu quả.