“Khác biệt hay là chết” đó là câu hỏi khiến những người kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều luôn phải nghĩ tới. Trong Marketing, có một thuật ngữ nói về điểm khác biệt, đó là Point of Difference (viết tắt POD). Vậy POD là gì, sự khác biệt đóng vai trò như thế nào trong việc kinh doanh? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. PoD là gì?
Point of Difference (viết tắt PoD) là cách thức mà hàng hóa hoặc dịch vụ của một công ty có nhiều điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính sự khác biệt này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh và tạo dấu ấn với khách hàng. Tuy nhiên, sự khác biệt này sẽ phải nằm trong khuôn khổ nhất định của ngành hàng, do vậy, cần có sự cân bằng giữa PoD và PoP (Point of Parity - Sự tương đồng).
Ví dụ: Domino’s là cửa hàng Pizza đầu tiên đưa ra thử thách giao hàng trong 30 phút trên quy mô toàn cầu. Họ đưa ra khẩu hiệu giao hàng trong 30 phút hoặc đơn hàng sẽ miễn phí. Điều này đã thu hút rất nhiều khách hàng tham gia thử thách và đặt bánh pizza.
“Điểm khác biệt (POD)” và “điểm tương đồng (POP)” đều nên được chú ý tới khi định vị một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường. Điều quan trọng là phải hiểu chính xác sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang đứng ở vị trí như thế nào so với đối thủ cạnh tranh. Bạn hãy luôn ghi nhớ điều gì làm cho nó khác biệt và chính điều này sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn xây dựng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.
Sự khác biệt và độc đáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của Shop bạn gây được sự chú ý với khách hàng. Bằng cách này, Shop của bạn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường, từ đó tăng sức cạnh tranh và có doanh thu tốt hơn.
Vi dụ, khi nhắc đến các sản thời trang của Boo, ta sẽ nhớ ngay tới sự hiện đại, trẻ trung và vô cùng năng động, đây chính là sự khác biệt của Boo so với các hãng thời trang khác trên thị trường.
Xem thêm: Bí quyết giữ chân khác hàng trung thành từ lần bán đầu tiên
2. Các cách tạo nên sự khác biệt
2.1. Khác biệt về sản phẩm
Sự khác biệt của một sản phẩm có thể đến từ kiểu dáng thiết kế, chất lượng sản phẩm, hoặc những công dụng mà nó mang lại hay chất lượng phục vụ. Ví dụ, bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng thời trang, bạn có thể tạo sự khác biệt nhờ những kiểu dáng thiết kế mới lạ, thu hút các bạn trẻ.
Tuy nhiên, sự khác biệt nên nằm trong khuôn khổ nhất định, bởi khách hàng sẽ rất khó để chấp nhận một sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà họ mong muốn.
3.2. Khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể bắt đầu với cùng một sản phẩm/ dịch vụ đã có mặt trên thị trường, nhưng hãy thêm các tính năng khác biệt để tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm. Thật khó để đứng ngoài sự cạnh tranh trên thị trường, do đó, bạn cần chỉ ra các tính năng đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ của mình để thu hút sự quan tâm từ những người mua tiềm năng.
Để làm được điều này, bạn cần xác định điểm mạnh và điểm yếu chính của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Kiểm tra ba đối thủ cạnh tranh chính của bạn và xem xét kỹ những gì doanh nghiệp cá nhân của bạn mang lại so với họ.
2.3. Tập trung vào thị trường của bạn
Một kỹ thuật hiệu quả cho các cửa hàng bán lẻ nhỏ đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các hoạt động lớn hơn, đó là phục vụ một thị trường cụ thể tốt hơn những thị trường còn lại. Một ví dụ có thể là một cửa hàng tạp hóa nhỏ không thể cạnh tranh về giá với các siêu thị lớn. Để xây dựng lợi thế cạnh tranh, cửa hàng cần tập trung vào các loại sản phẩm nhất định.
2.4. Tham khảo ý kiến khách hàng của bạn
Nếu bạn đã có khách hàng, hãy khảo sát họ để tìm hiểu xem họ thực sự muốn gì ở bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn. Kiến thức của người tiêu dùng rất quan trọng để tìm ra điểm khác biệt duy nhất của bạn.
Bạn có thể phát hiện ra rằng lý do tại sao bạn nghĩ rằng khách hàng chọn doanh nghiệp của bạn thực ra không phải là lý do tại sao họ tiếp tục quay lại. Họ có thể bị thúc đẩy bởi điều gì đó mà bạn thậm chí còn chưa xem xét đến, khiến nghiên cứu này trở nên quan trọng.
Đôi khi, khách hàng sẽ trung thành hơn với một thương hiệu mà họ cảm thấy gắn kết. Những người tiêu dùng cảm thấy thích thú đối với một câu chuyện kinh doanh mà họ cảm thấy có sự kết nối về mặt cảm xúc.
2.5. Làm cho doanh nghiệp của bạn trông độc đáo
Cách đơn giản nhất bạn có thể làm cho doanh nghiệp của mình trở nên độc đáo hơn là kể câu chuyện của bạn cho khách hàng. Hãy cho khách hàng của bạn biết sản phẩm/dịch vụ được bắt đầu như thế nào, những gì bạn đưa vào sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đối với họ.
Bắt đầu bằng cách liệt kê các bước bạn thực hiện từ khi bắt đầu sản phẩm hoặc dịch vụ cho đến khi kết thúc việc phân phối cho khách hàng của mình.
Sau đó, bạn có thể sử dụng danh sách này để tạo nền tảng cho câu chuyện của doanh nghiệp, cuối cùng có thể xây dựng toàn bộ chiến lược tiếp thị của bạn.
Xem thêm: Bạn đã biết cách tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh chưa?
3. Tổng kết
Trên đây là những thông tin mà Sapo chia sẻ tới bạn về PoD (Điểm khác biệt) là gì và tầm quan trọng của sự khác biệt hóa trong kinh doanh. Điểm khác biệt có thể đến từ rất nhiều yếu tố và một trong số đó có việc sử dụng các thiết bị bán hàng hiện đại và phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Hy vọng rằng, với bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để phát triển kinh doanh cửa hàng của mình tốt hơn.