App quản lý bán hàng Sapo, chiếc máy bán hàng thu nhỏ ai cũng nên dùng

Sau một loạt các nâng cấp và tinh chỉnh, Sapo chính thức ra mắt ứng dụng quản lý bán hàng chạy trên 2 nền tảng iOS và Android. Phần mềm quản lý bán hàng này phù hợp cho mọi đối tượng đang kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online.

Về tổng quan, App quản lý bán hàng Sapo giống như một chiếc máy bán hàng thu nhỏ, với đầy đủ các tiện ích, như:

  • Bán hàng tại quầy
  • Tạo đơn hàng & đẩy ship tự động
  • Quản lý Xuất – Nhập – Tồn tiện lợi
  • Báo cáo lãi lỗ, tồn kho…

Link tải phần mềm quản lý bán hàng Sapo

- App Store: tại đây 

- Google Play: tại đây

Sau khi cài đặt ứng dụng thành công trên điện thoại, bạn cần đăng ký tài khoản (Trường hợp đã có có tài khoản thì chọn Đăng nhập luôn). Một điều thú vị là Sapo cho phép người dùng sử dụng Facebook, hoặc tài khoản Gmail để đăng ký dùng ứng dụng. Chi tiết hướng dẫn bạn có thể xem trong link bên dưới.

Tham khảo: Cách đăng ký tài khoản trên App quản lý bán hàng Sapo

Thiết lập phần mềm quản lý bán hàng Sapo ban đầu

Sau khi đăng nhập thành công, bạn cần trải qua một vài thiết lập cơ bản để bắt đầu sử dụng, như:

Cài đặt thông tin cửa hàng: Bao gồm tên chi nhánh, thêm số điện thoại và địa chỉ. Khi đẩy đơn sang vận chuyển, hệ thống sẽ sử dụng thông tin này làm địa chỉ Shipper đến nhận hàng.

Tích hợp đối tác vận chuyển: Để có thể đẩy đơn hàng ngay trên Ứng dụng Sapo, bạn cần kết nối thành công với ít nhất một đơn vị vận chuyển có sẵn trên hệ thống. Chỉ cần sử dụng tài khoản giao hàng đã đăng ký trước đó để đăng nhập (Hoặc bạn vào đăng ký tài khoản trên trang của đối tác vận chuyển) là hoàn thành bước này.

Chi tiết: Hướng dẫn kết nối đối tác vận chuyển

Đẩy sản phẩm lên phần mềm: Đây là bước quan trọng phải có. Có bao nhiêu sản phẩm cần quản lý bạn sẽ đẩy toàn bộ lên ứng dụng. Có một vài lưu ý bạn cần nhớ:

Số lượng tồn kho: Muốn báo cáo chính xác, dữ liệu đầu vào cần nhập chính xác cả về số lượng và biến thể. Số lượng tồn kho cho phép bạn kiểm tra hàng còn hay hết khi chốt đơn hàng, vì vậy không được có sai sót ở bước này.

Nhập mã sản phẩm: Với sản phẩm có sẵn mã vạch, có thể sử dụng tính năng quét mã vạch trên ứng dụng. Phần nhập mã sản phẩm (còn gọi là mã SKU) nên đặt tên có quy ước và nhất quán. Lời khuyên cho bạn là không nên bỏ trống trường thông tin này (Nếu bỏ trống hệ thống sẽ tự sinh ra một mã mặc định) rất khó để quản lý theo ý của bạn. Nếu chưa rõ có thể tìm hiểu thêm trong bài Lợi ích và cách đặt mã SKU cho sản phẩm.

Chính sách giá: Trên ứng dụng sẽ hiển thị 4 loại giá bán khác nhau. 2 trường thông tin bạn bắt buộc cần nhập là Giá bán lẻ và Giá vốn. Nhập giá vốn chính xác thì báo cáo lãi lỗ của bạn mới chính xác. Nếu chưa rõ bạn có thể xem thêm bài viết Giá vốn hàng bán nhé.

Ngoài ra, phần mềm còn cho phép tạo sản phẩm có nhiều đơn vị quy đổi (Ví dụ như cửa hàng tạp hóa bán bia, có thể là bán lon rời, bán theo lốc, hoặc theo thùng), hoặc tạo sản phẩm theo combo. Tính năng combo khá thú vị, giống như bạn đi ăn combo gà KFC đó, thay vì bán gà, nước, khoai tây riêng thì sẽ gộp lại thành 1 combo có giá mềm hơn. Bạn có thể tận dụng tính năng tạo sản phẩm theo combo khi cần đẩy các chương trình khuyến mại thúc đẩy doanh số, hoặc hàng sắp hết date.

Xem chi tiết: Hướng dẫn cách thêm sản phẩm lên phần mềm

Vậy là xong các bước ban đầu, bây giờ bạn có thể bắt đầu bán hàng và quản lý hàng hóa, doanh thu của mình rồi. Một số nghiệp vụ bán hàng cơ bản trên ứng dụng bạn cần nắm được.

Một số nghiệp vụ chính trên App quản lý bán hàng Sapo

Ngày 16/5/2019, Sapo sẽ tổ chức Webinar với chủ đề "Hướng dẫn bán hàng trên di động và quản lý từ xa với Ứng dụng Sapo" giúp các chủ shop có thể ứng dụng app Sapo hiệu quả trong việc kinh doanh với các nội dung chính như: Khởi tạo cửa hàng trên ứng dụng Sapo; Cách bán hàng và quản lý trên app,... Bạn có thể tham gia buổi hội thảo online hoặc theo dõi livestream trên Fanpage Sapo để tương tác và đặt câu hỏi trực tiếp với diễn giả chương trình. Đăng ký tham gia ngay!

Tạo đơn hàng

Một số trường hợp thực tế cần tạo đơn hàng:

  • Khách đến shop của bạn mua hàng, bạn tạo đơn và thanh toán tại quầy
  • Khách đặt hàng online qua Facebook, Website…, bạn tạo đơn để in vận đơn, đồng thời đẩy thông tin đơn hàng sang đơn vị vận chuyển

Sapo đã có bài hướng dẫn tạo đơn hàng khá chi tiết trên trang Support, bạn có thể xem trong bài: Cách tạo đơn hàng A-Z trên App Sapo

Duyệt đơn và xuất kho

Đơn hàng sau khi được tạo sẽ có nhiều tùy chọn khác nhau:

  • Bán ngay cho khách tại quầy, xuất kho sản phẩm và in hóa đơn cho khách
  • Đẩy đơn hàng sang các đơn vị vận chuyển được tích hợp sẵn trên Sapo. Bạn có thể so sánh phí ship, thời gian giao hàng của các đơn vi vận chuyển, trước khi đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
  • Đẩy sang một đơn vị ship ngoài, hoặc nhân viên giao hàng cửa hàng đi ship.

Sau khi hoàn thành nhấn xuất kho để đẩy sản phẩm sang vận chuyển

Trả hàng

Khi bạn có chính sách đổi trả, và sản phẩm khách mua gặp lỗi, hoặc không như ý họ có thể manh ra cửa hàng trả, hoặc đổi một sản phẩm khác. Lúc này nhân viên sẽ cần thực hiện nghiệp vụ trả hàng.

Trong bước này chỉ cần nhớ tích vào ô “Đã nhận hàng” để hệ thống cập nhật lại số lượng hàng hóa chính xác trong kho. Xem chi tiết: Các bước thực hiện nghiệp vụ trả hàng

Quản lý giao hàng

Sau khi hàng đã được gửi đi, bạn sẽ cần quan tâm nó đến hành trình trạng thái của nó. Sử dụng tính năng quản lý giao hàng sẽ cho bạn biết chính xác hàng đang ở đâu, khách đã nhận hay chưa.

Thường có nhiều khách sau khi đặt hàng nóng lòng muốn nhận nhanh sẽ thường xuyên hỏi chủ shop, dùng nghiệp vụ này bạn sẽ nhanh chóng có câu trả lời cho khách hàng.

Báo cáo bán hàng

Báo cáo doanh thu

Báo cáo Kho

Nói chung, đây là phần mềm quản lý bán hàng đáng để bạn sử dụng. Nếu có thời gian bạn nên tải ngay App Sapo về điện thoại trải nghiệm ngay các tính năng vô cùng hữu ích đối với công việc kinh doanh của bạn nhé.

Tweet
4/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM