Tiếp thị là một hoạt động cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Đặc biệt là ngày nay, khi mà chúng ta đang sống trong một thời đại mà thị trường đã quá bão hòa, các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh, không biết làm thế nào để nâng cao hình ảnh, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số của mình. Khi đó, các công cụ tiếp thị, các phương tiện truyền thông dường như trở thành “chìa khóa” quan trọng giúp các doanh nghiệp mở ra cánh cửa dẫn đến những con đường mới tươi đẹp hơn. Sau đây là những lý do cụ thể khiến bạn buộc phải phân bổ ngân sách doanh nghiệp cho hoạt động tiếp thị quan trọng này.
Vì sao nên đầu tư ngân sách cho hoạt động tiếp thị?
1. Đầu tư cho thành công
Hiện nay, tiếp thị truyền miệng được xem là phương thức hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp lan truyền hình ảnh và có thêm được nhiều khách hàng hơn. Nếu như bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm/dịch vụ tốt và những giá trị vượt quá sự kỳ vọng thì khả năng cao là họ sẽ nói về điều đó với người thân, bạn bè của mình.
Đầu tư cho thành công trong tương lai
Tuy nhiên, truyền miệng không phải là nền tảng duy nhất mà bạn có thể dựa vào. Để gia tăng hiệu quả kinh doanh, bạn cần phải đầu tư mạnh hơn vào các công cụ tiếp thị khác nữa, kể cả tiếp thị truyền thống (báo chí, TV,…) hay là tiếp thị trực tuyến (mạng xã hội, video,…). Và, chính khoản đầu tư này sẽ đòi hỏi cần phải có một mảng tài chính nhất định. Nhưng, sự đầu tư đó sẽ giúp mang lại cho bạn thành công tuyệt vời hơn trong tương lai.
Đọc thêm: 20+ công cụ hỗ trợ tiếp thị nội dung không nên bỏ qua
2. Giữ chân khách hàng
Có lẽ lý do tốt nhất khiến bạn buộc phải đầu tư ngân sách vào các chiến dịch marketing xuất phát từ khả năng giữ chân khách hàng của nó. Thực tế, chi phí bỏ ra để giữ chân khách hàng cũ ít hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra để tìm kiếm một khách hàng mới. Do đó, giữ chân khách hàng nghe vẻ vẫn là sự lựa chọn khôn ngoan nhất của tất cả các doanh nghiệp.
Nên đầu tư bao nhiêu ngân sách là đủ?
Số tiền mà bạn có thể đầu tư vào chiến lược tiếp thị của mình sẽ luôn phụ thuộc vào quy mô ngân sách và tài sản của doanh nghiệp. Một công ty tư nhân do cá nhân làm chủ có thể sẽ có nguồn tài nguyên tài chính ít hơn so với các công ty cổ phần, hay các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng lắm, điều quan trọng là bạn cần phải chắc chắn rằng mình đang phân bổ đủ ngân sách để đáp ứng yêu cầu của các chương trình marketing hiện có.
Nên đầu tư bao nhiêu ngân sách cho tiếp thị là đủ?
Thực tế, các công ty mới thành lập còn non trẻ sẽ phải đầu tư đáng kể hơn về mảng hoạt động này so với các công ty “lâu năm”, chỉ đơn giản là để làm cho mọi người có được nhận thức về sự tồn tại của họ trên thị trường.
Không có nguyên tắc cứng nhắc quy định về khoản ngân sách cần phải đầu tư cho hoạt động tiếp thị mà bạn nên “nỗ lực” đầu tư một cách tốt nhất có thể, nhưng, bạn nhất định phải đưa nó vào kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp để tránh trường hợp chi tiêu vượt quá khả năng dẫn đến những hệ quả nặng nề. Điều đó đòi hỏi bạn cần phải có khả năng kiểm soát được ngân sách tiếp thị của mình sao cho hiệu quả.
Làm thế nào để phân bổ ngân sách tiếp thị hiệu quả?
Như đã nói ở trên, đầu tư bao nhiêu không quan trọng mà quan trọng là bạn cần phải kiểm soát được ngân sách chi ra, cân đối nó với các chương trình khác và cân đối với cả nguồn ngân sách chung trong doanh nghiệp của mình. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách phân bổ nguồn ngân sách chi cho marketing sao cho phù hợp giữa các chiến dịch khác nhau, các công cụ và phương tiện truyền thông khác nhau.
6 mẹo giúp bạn kiểm soát được ngân sách tiếp thị hiệu quả
Có rất nhiều cách để phân bổ ngân sách tiếp thị 1 cách khôn ngoan. Dưới đây là 6 lời khuyên và chiến lược có thể giúp bạn kiểm soát được ngân sách tiếp thị một cách hiệu quả.
1. Tận dụng các công cụ miễn phí hoặc các công cụ có chi phí thấp
Với các dịch vụ như Yelp, một phần MyBusiness của Google, hay như trang doanh nghiệp trên Facebook, bạn có thể sử dụng các dịch vụ tiện ích cho kinh doanh mà không mất chi phí gì cả. Ở mức tối thiểu, khi hiện diện trực tuyến, một doanh nghiệp cần phải có thông tin liên lạc, một vài hình ảnh chất lượng cao, và bất kỳ thông tin quan trọng nào khác để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm nó trên mạng internet. Chẳng hạn như một nhà hàng có thể tải lên thực đơn gần đây nhất của mình, hay một cửa hàng bán lẻ có thể chia sẻ hình ảnh hiển thị sản phẩm mới nhất của họ.
Tận dụng các công cụ miễn phí hoặc các công cụ chi phí thấp
2. Làm cho trang web trở nên thân thiện hơn trên di động
Hiện nay, việc truy cập web và mua hàng online mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị di động cầm tay dường như đã trở thành thói quen phổ biến ở rất nhiều người. Do đó, chẳng có lý do gì để bạn không cải thiện trang web bán hàng của mình để nó thân thiện và tối ưu hơn cho người dùng khi xem trên các thiết bị di động. Điều đó sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả marketing với khoản ngân sách đầu tư thấp đến không ngờ. Nếu chưa chắc chắn về điều đó, hãy nói chuyện với nhà phát triển web responsive của bạn nhé!
3. Thuê ngoài hoạt động tiếp thị
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, khi đội ngũ còn chưa hoàn thiện thì việc ôm đồm tất cả mọi việc sẽ khá là khó khăn, đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi kinh nghiệm và hiệu quả chính xác như tiếp thị và quảng cáo. Bằng việc thuê ngoài, bạn có thể xác định trước được khoản ngân sách mình sẽ chi, có thể được đảm bảo một phần hiệu quả nào đó, đồng thời còn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các mục tiêu phát triển khác của doanh nghiệp. Bởi lẽ, với những người đã có kinh nghiệm, họ sẽ tận dụng tốt hơn được lợi thế của thị trường quảng cáo trực tuyến đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
4. Hãy chắc chắn rằng chiến lược nội dung của bạn có chất lượng cao
Sẽ là không đủ hiệu quả nếu như doanh nghiệp của bạn chỉ tạo ra một blog hoặc thỉnh thoảng cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn đang coi sự hiện diện trực tuyến của mình là nền tảng phát triển kinh doanh tại thời điểm hiện tại và trong tương lai thì bạn cần phải làm nhiều và làm thường xuyên hơn thế nữa. Chỉ đơn thuần là cung cấp miễn phí cho khách hàng những thông tin mà họ cần, với những nội dung có chất lượng, có tính khác biệt và hữu ích thì bạn sẽ tạo ra được sự tin cậy tuyệt đối.
Nâng cao chất lượng của chiến lược nội dung tiếp thị
5. Cung cấp những giá trị miễn phí
Để tận dụng tối đa hiệu quả của tiếp thị trực tuyến, doanh nghiệp của bạn cần được đánh giá tốt và được tìm kiếm một cách dễ dàng thông qua các công cụ mạng. Bằng cách mang đến cho người dùng những giá trị hữu ích miễn phí hoặc trao cho họ những phần thưởng nhất định như phiếu giảm giá, voucher sử dụng sản phẩm/dịch vụ, thẻ quà tặng,… thì chắc hẳn rằng, họ sẽ luôn sẵn sàng để thích trang facebook, giúp bạn tăng like fanpage facebook hay tham gia đánh giá tốt về doanh nghiệp của bạn trên các trang mạng địa phương.
6. Liên kết tiếp thị với những người nổi tiếng hoặc tổ chức từ thiện
Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực hoặc lĩnh vực của bạn; tài trợ cho một sự kiện; đăng status và chia sẻ sự kiện như là một nhà tài trợ, hay một tổ chức từ thiện có thể giúp bạn tiếp thị hình ảnh, thương hiệu một cách tuyệt vời với khoản ngân sách không hề lớn.
Liên kết tiếp thị với những “người nổi tiếng”
Đọc thêm: Tiếp thị qua người nổi tiếng: Mách bạn bí quyết làm việc hiệu quả với Influencer
Quả thực, để tiếp thị hình ảnh của một doanh nghiệp trên mạng internet hiện nay không phải là điều quá khó khăn và đòi hỏi quá nhiều tiền bạc. Với một chút sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó một cách tuyệt vời mà vẫn kiểm soát được nguồn ngân sách tối ưu của mình. Kết quả mà bạn có được là hoàn toàn xứng đáng với những gì mà bạn phải bỏ ra.
Có nhiều con đường mà bạn có thể đi để làm tăng hiệu quả của các chiến lược tiếp thị, nhưng bạn cần phải biết rõ thế mạnh của mình để đầu tư cho phù hợp. Chẳng hạn như, nếu bạn có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến thì sẽ là hợp lý khi xem xét đầu tư một khoản tài chính cho việc cải thiện trang web bán hàng hoặc cải thiện sự lan tỏa hình ảnh thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội. Đặc biệt là khi đó, bạn sẽ nhận ra một điều rằng, phân tích và lập kế hoạch kinh doanh cẩn thận là điều vô cùng giá trị.