Trong các hoạt động thương mại điện tử, việc phát triển các ứng dụng công nghệ trong kinh doanh như phần mềm quản lý kho, phần mềm bán hàng… đã trở thành một bước tiến lớn thay đổi ngành bán lẻ, cho phép các giao dịch đều được thực hiện dù là giữa những người không cùng một khu vực, không online cùng một múi giờ hay bất kỳ đối tượng nào.
Nếu nhìn về trước mắt, đây có thể là một xu hướng nở rộ nhưng xét về lâu dài, nó lại không phải là xu hướng định hình cho ngành bán lẻ trong tương lai xa. Những cải tiến của công nghệ trong ngành bán lẻ thời gian gần đây đã đem đến cho các nhà quản trị nhiều cơ hội để làm mới các phương thức giúp họ gắn kết và thu hút khách hàng trung thành đến các cửa hàng của họ.
Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư vào phát triển các cửa hàng truyền thống, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp các nhà bán lẻ tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách thức thú vị khác nhau dựa trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, tận dụng cơ hội phát triển riêng biệt mà mỗi nền tảng mang lại để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi xét về mọi mặt của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở đây mà cần chú ý đến những xu hướng bán lẻ mới dẫn đường cho tương lai của mình.
1. Bắt kịp xu thế vận động với tốc độ siêu nhanh
“Bắt kịp nhịp độ thay đổi. Dừng suy nghĩ và bắt đầu hành động” là điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải thực hiện.
Trong tương lai, sự vận động của công nghệ, con người và các hoạt động sống trên trái đất sẽ diễn ra siêu nhanh. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà bán lẻ lúc bấy giờ sẽ xoay quanh việc theo dõi xu hướng khách hàng và công nghệ hàng ngày. Ví dụ như, ở một thế giới xoay chuyển chóng mặt thì khách hàng cũng sẽ mong muốn sự hài lòng ngay lập tức, dẫn đến việc các nhà bán lẻ cần phát triển những cách thức để phân phối sản phẩm nhanh và tiện lợi hơn.
2. Cần nhiều nguồn dữ liệu hơn
Các cửa hàng bán lẻ sẽ thu thập thông tin theo nhiều cách tương tự nhau chẳng hạn như các kênh online.
Khái niệm “Internet of things” sử dụng các thiết bị có kết nối Internet hoặc cảm ứng (sensors) đã đem đến cơ hội cho các nhà bán lẻ quan sát các xu hướng và biểu hiện, ví dụ như đường đi của khách hàng xung quanh cửa hàng trước khi họ đưa ra quyết định mua hàng. Tất cả các thông tin này giúp cung cấp dữ liệu cho hệ thống bán hàng đem đến cho doanh nghiệp một giải pháp kinh doanh cực kỳ hiệu quả.
3. Hướng đến chiến lược marketing cá nhân
73% khách hàng được quan tâm đến sở thích và nhu cầu tiêu dùng của mình sẽ cảm thấy rất thích thú. Đó chính là kết quả của một nghiên cứu khi phỏng vấn về sự hứng thú với ý tưởng bán lẻ cá nhân hóa.
Vì vậy, tại sao lại không triển khai những dịch vụ bán hàng như thế bởi công nghệ trong ngành bán lẻ sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ cần thiết để triển khai những chiến lược marketing cá nhân (personalised marketing) với những quảng cáo và khuyến mãi thiết kế riêng cho sở thích và lịch sử mua hàng của từng đối tượng khách hàng.
4. Kết hợp các hình thức truyền thống với công nghệ mới
Trong tương lai, khi các công nghệ mới phát triển với nhiều bước tiến vượt bậc thì sẽ hạn chế được nhược điểm của các phương thức truyền thống. Do đó việc kết hợp giữa cũ và mới sẽ tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên sự thành công. Ông Steve Siebel, phó giám đốc mua hàng của Aerosole phát biểu tại hội nghị công nghệ trong ngành bán lẻ (Retail Technology Conference) cho rằng công ty của ông đã gửi thành công hàng triệu catalogue, và họ được xem là "Nhà bán lẻ thu hút khách hàng thông qua các kênh cửa hàng và online hàng đầu."5. Phải hướng sự quan tâm đến trải nghiệm và chăm sóc khách hàng
Hiện nay, nhiều sản phẩm công nghệ được phát triển, cải tiến xuất phát từ những yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Tuy nhiên, trong tương lai, sự đổi mới của công nghệ sẽ kéo theo sự thay đổi của khách hàng và cho phép các nhà bán lẻ đi trước bằng cách tạo nên những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, sự tương tác với khách hàng vẫn luôn là điều kiện chính yếu tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp, do đó luôn cần đặc biệt ưu tiên hàng đầu công tác chăm sóc khách hàng.