Mở tiệm bánh ngọt: Kinh nghiệm giúp thu lời nhanh chóng là gì?

Làm giàu từ việc kinh doanh bánh ngọt là xu hướng của nhiều bạn trẻ 9X hiện nay. Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Cách thiết kế một cửa hàng bánh ngọt nhỏ cần những gì? Hãy cùng Sapo đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

Bạn là một người có đam mê nấu nướng, bạn thích cái vị béo ngậy tươi mới của những chiếc bánh, bạn thích sự sáng tạo không ngừng mỗi khi nghĩ tới việc được tự tay nhào nặn bột thành cả trăm hình thù khác nhau? Và quan trọng nhất, bạn có sở thích làm bánh ngọt, và có nhiều ý tưởng kinh doanh, vậy tại sao không kinh doanh bánh ngọt? hoặc mở cửa hàng bánh ngọt?

Thế nhưng bạn lại không biết kinh doanh tiệm bánh ngọt cần những gì, phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào để việc kinh doanh và quản lý hàng hoá được hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất khi bắt đầu kinh doanh.

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt

Kinh doanh bánh ngọt - niềm yêu thích của nhiều giới trẻ hiện nay

1. Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt

Kinh doanh cửa hàng bánh ngọt có hai hình thức, hoặc là bạn tự làm bánh rồi bán tại cửa hàng của mình hoặc đi nhập bánh của các thương hiệu uy tín về bán. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến hình thức thứ nhất: tự làm và tự bán.

1.1. Trang thiết bị khi mở tiệm bánh ngọt

Khi mở cửa hàng bánh ngọt, bạn cần phải được trang bị những thiết bị hiện đại, tối tân nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đối với bánh kem tươi thì điều này càng phải đặc biệt lưu ý. Một số trang bị cần thiết trong cửa hàng có thể kể đến:

  • Máy trộn bột: nếu mở tiệm bánh kem với quy mô vừa và nhỏ thì bạn có thể trộn bột bằng tay, nhưng nếu mở rộng hơn thì lời khuyên là nên dùng máy trộn bột để đảm bảo công suất.
  • Lò nướng bánh: đây hẳn là thiết bị không thể thiếu trong mỗi cửa hàng bánh ngọt, cùng tùy vào năng suất mà bạn lựa chọn lò nướng có số khay phù hợp.
  • Tủ kính trưng bày: bánh ngọt là một món ăn đặc biệt, nếu bạn không bảo quản tốt bánh sẽ bị biến chất, hỏng, nấm mốc hay đổi vị, vì vậy cần thiết kế tủ trưng bày đạt chuẩn về độ ẩm, lưu lượng không khí,...
  • Thiết bị giữ khô thoáng, chống chuột, kiến: bất kì một cửa hàng chuyên bán đồ ăn nào cũng đều cần một hệ thống thông khí để đảm bảo chất lượng của món ăn. Đặc biệt với đồ ngọt thì việc phòng chống chuột, kiến là rất cần thiết.
  • Bàn ghế, đồ trang trí: bạn nên tạo cho cửa hàng của mình một không gian ấm áp, yên tĩnh, gam màu dịu nhẹ với những món đồ trang trí bắt mắt. Bàn ghế cho khách cũng nên tạo phong cách riêng, tạo sự thoải mái tối đa, vì khi ăn bánh ngọt khách thường mang tâm lý thưởng thức là chính.

1.2. Định hướng sản phẩm vào khách hàng

Bánh ngọt thì có vô vàn và nhiểu kiểu khác nhau, trước khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bánh ngọt bạn cần phải biết rõ mình sẽ bán loại bánh nào. Muốn làm được vậy bạn nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, tìm ra đối tượng tiền năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.

Cần phải xác định khách hàng mục tiêu để định hướng sản phẩm

Nếu bạn định hướng tới giới trẻ thì nên mở tiệm bánh kem với các loại bánh nhiều màu sắc, đặc biệt hoặc “lạ tai”, có thể bán cùng với đồ uống ngọt như trà sữa,....Còn nếu bán cho dân văn phòng, phụ nữ muốn giảm cần thì làm các loại bánh ít béo, ít ngũ cốc, kết hợp với bán cà phê.

1.3. Bán sản phẩm đi kèm

Một kinh nghiệm mở cửa hàng bánh ngọt mà chúng tôi muốn chia sẻ là nên kết hợp kinh doanh với những đối tác có sản phẩm liên quan. Ví dụ trong cửa hàng của bạn có thể bán song hành bánh ngọt – cà phê, bánh ngọt – kem, đây đều là những sản phẩm bổ trợ cho nhau, khách hàng khi đến quán thường gọi kèm cả hai để thưởng thức. Việc cộng tác này còn giúp bạn tận dụng được tập khách hàng tiềm năng của đối tác, tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo.

2. Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?

2.1. Chi phí thuê mặt bằng khi kinh doanh bánh ngọt

Tùy vào vị trí bạn thuê mà sẽ có các mức giá khác nhau. Có nơi chỉ phải thuê với giá vài triệu, có nơi lại thuê đến cả chục triệu hoặc hàng chục triệu đồng. Mặt bằng là yếu tố góp phần quyết định rất nhiều đến thành công của bạn. Một cửa hàng bánh tiện lợi, gần trung tâm, trường học, khu thương mại, văn phòng… sẽ tạo doanh thu tốt hơn.

2.2. Chi phí về dụng cụ làm bánh

Tùy theo loại bánh mà sẽ có dụng cụ làm khác nhau. Trong số đó, bạn nhất định phải dùng đến các dụng cụ cơ bản như lò nướng, phới trộn nguyên liệu, tủ lạnh, dụng cụ cân đo, dụng cụ trang trí (nếu là bánh kem hoặc các loại bánh cần tạo hình), bàn xoay, đui bắt kem… Những dụng cụ này có bán tại rất nhiều trang web với mức giá không quá cao và có nhiều mức cho bạn lựa chọn tùy theo sản phẩm.

​Nếu bạn không có nhiều chi phí, có một cách khác để bạn giảm tối đa tiền mua dụng cụ. Đó là mua lại dụng cụ của các bạn không dùng nữa. Thông thường, tại các trang, các hội làm bánh, hội thanh lý… thường có chia sẻ lại các dụng cụ tùy độ mới cũ…

Bạn có thể chọn những vật mình yêu thích với mức giá mềm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến độ bền và chất lượng của dụng cụ.

Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?

Dụng cụ làm bánh bắt buộc phải có khi mở tiệm bánh ngọt

​So với chi phí thuê mặt bằng thì chi phí dụng cụ nhỏ hơn, nhưng chỉ cần phải bỏ ra một lần mà không có phát sinh nhiều. 

2.3. Chi phí về nguyên liệu

Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Bạn chắc chắn phải đầu tư thật tốt cho nguyên liệu và sẽ là đầu tư nhiều lần. Với các loại bánh ngọt, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với các loại bánh nhân mặn. Bạn cũng có thể bảo quản nguyên liệu tốt hơn để dùng cho những lần chế biến sau.

Nguyên liệu làm bánh ngon cần những loại cơ bản như: bột mì, trứng, sữa, matcha, chocolate… qua bàn tay khéo léo của người thợ sẽ thành nhiều loại bánh khác nhau.

Hiện nay, có rất nhiều nơi có bán nguyên liệu giá sỉ, thích hợp cho các bạn dùng để kinh doanh. Liên hệ được với các đầu mối bán giá sỉ sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn trong quá trình đầu tư đấy.

Ngoài các chi phí chính như trên, chắc chắn bạn cần phải bổ sung thêm một số tiền để thuê nhân công (đối với tiệm bánh tầm trung trở lên), chi phí truyền thông (nếu cần) và chi phí vận chuyển, giao hàng…

​Như vậy, để mở một tiệm bánh ngọt với đa dạng các loại bánh, bạn cần khoảng từ 20 triệu – 50 triệu đồng. Số vốn này giúp bạn tự tin kinh doanh và chi trả cho những thứ cấp thiết cần phải có.

Ngoài ra, việc quản lý nguyên vật liệu nhập, tồn kho với phần mềm quản lý kho hàng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo khả năng quản lý và theo dõi chi phí nhập hàng, tồn kho hàng hóa, cảnh báo nguyên liệu sắp hết và công nợ nhà cung cấp.

Mặc dù vậy, nhưng lợi nhuận thu được từ bánh ngọt nhanh hồi vốn, doanh thu dễ tăng cao và quan trọng nhất là sinh lời tốt. Một vốn nhưng có thể thu về ba bốn lời. Nếu có đam mê, khả năng kinh doanh tốt và sự khéo léo, bạn hãy tự tin lên kế hoạch mở cho mình một tiệm bánh ngọt để làm giàu ngay từ hôm nay nhé!

2.4. Quảng cáo - kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt

Thiết kế tờ rơi ấn tượng: khi đã mở tiệm, bạn cần làm cho mọi người biết cửa hàng của bạn đã và đang mở cửa. Để phát đi thông điệp đó, tờ rơi là một cách tiếp thị trực tiếp đến tay nhiều người và khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, khi thiết kế tờ rơi, màu sắc bắt mắt, hình ảnh thu hút hay cách thức thiết kế ấn tượng là điều bạn cần lưu ý. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần một tờ giấy, ghi đôi lời quảng cáo hấp dẫn lên là có thể thu hút khách hàng thì đó là một sai lầm.

Quảng cáo – kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt

Hãy nhớ quảng cáo khi kinh doanh bánh ngọt nhé!

Khuyến mãi theo ngày: Giảm giá, khuyến mãi hay sự kiện dùng thử một món bánh mới vào buổi tối sẽ giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt như: 8/3, 20/10, valentine hoặc các ngày giữa tuần để hút khách vào những ngày vắng.

Marketing qua mạng xã hội: Đăng thông tin về cửa hàng của bạn được đăng tải trên mạng xã hội thì sẽ rất nhiều người tìm kiếm và biết đến bạn. Một website, fanpage facebook, zalo, instagram hay tài khoản trên foody, lozi, các đánh giá và phản hồi tốt trên địa chỉ ăn uống,… kèm với menu, giá cả, địa chỉ, giờ mở cửa sẽ giúp tiệm bánh của bạn thu hút sự chú ý của mọi người.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả từ A - Z

2.5. Chi phí phần mềm quản lý cửa hàng bánh ngọt

Để hỗ trợ tốt hơn cho công việc kinh doanh cửa hàng bánh ngọt, bạn nên dùng phần mềm để cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình kinh doanh. Và cũng với mục đích gia tăng hiệu quả và nhìn thấy những ưu việt cụ thể nhất từ phần mềm quản lý bán hàng cho công việc kinh doanh bánh ngọt.

Không chỉ mang đến những giải pháp cho quản lý chi phí, doanh thu, một phần mềm bán hàng hiệu quả còn giúp chủ cửa hàng bánh ngọt thực hiện mọi quy trình bán hàng quan trọng nhất. Giảm chi phí - Bùng nổ doanh thu ngay hôm nay với Top 3 phần mềm quản lý doanh thu tốt nhất hiện nay

2.6. Dịch vụ khách hàng là cốt lõi

Thông tin về cửa hàng của bạn được đăng tải trên mạng xã hội thì sẽ rất nhiều người tìm kiếm và biết đến bạn. Một website, fanpage facebook, zalo, instagram hay tài khoản trên foody, lozi, các đánh giá và phản hồi tốt trên địa chỉ ăn uống,…kèm với menu, giá cả, địa chỉ, giờ mở cửa sẽ giúp tiệm bánh của bạn thu hút sự chú ý của mọi người.

Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn chắc chắn bạn đã nắm rõ rồi đúng không. Vậy từ thời điểm này hãy lập cho mình một kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt và nhanh chóng mở tiệm bánh ngọt bé bé xinh xinh cho mình nào. À, đừng quên là cách thiết kế cửa hàng bánh ngọt cũng rất đáng để tâm đấy nhé!

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM