Nghề đầu bếp là gì? Mô tả công việc cụ thể của một đầu bếp nhà hàng

Ai cũng biết về công việc cơ bản của một đầu bếp là chế biến và hoàn thiện món ăn phục vụ khách hàng. Nhưng với mỗi nhà hàng, quán ăn đầu bếp lại thực hiện những công việc khác nhau để đảm bảo hoạt động trong khu vực bếp được xuyên suốt. Vậy công việc cụ thể của nghề đầu bếp là gì?

1. Nghề đầu bếp là gì?

Nghề đầu bếp là nghề chỉ những người làm công việc nấu nướng hoặc phục vụ nấu nướng tại các nhà hàng, quán ăn, các cơ sở kinh doanh ăn uống,...

Người làm nghề đầu bếp là người nấu ăn chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hay bằng cấp nấu ăn hoặc được truyền nghề từ các đầu bếp nổi tiếng và công nhận dựa trên các tiêu chí đánh giá về nghề nghiệp, kinh nghiệm. 

2. Đôi nét về nghề đầu bếp

Tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức nhân sự của các nhà hàng, quán ăn mà vị trí đầu bếp sẽ được chỉ định cụ thể. Mỗi vị trí đầu bếp khác nhau sẽ chịu trách nhiệm về những mảng ẩm thực khác nhau để cho ra đời những món ăn đẹp mắt, ngon miệng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Trong các nhà hàng hay những quán ăn có quy mô nhỏ thì trong bộ phận bếp sẽ tuyển dụng ít nhân viên nhưng chắc chắn sẽ có vị trí đầu bếp. Vì có ít nhân viên nên người đầu bếp cũng sẽ trở nên đa di năng hơn, chế biến các món ăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tự phục vụ trong quá trình nấu nướng,...

Công việc của nghề đầu bếp
Công việc của nghề đầu bếp là làm gì?

3. Nghề đầu bếp cần làm những gì?

Nghề đầu bếp luôn là top những ngành nghề được các bạn trẻ đam mê ẩm thực và có tài năng nấu nướng hướng đến. Nghề đầu bếp sẽ phải thực hiện những công việc dưới đây.

3.1 Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn

Ở đầu ca làm việc của mình, đầu bếp sẽ phải kiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước để nhanh chóng đưa ra phương án xử lý phù hợp. 

Đây là một công việc quan trọng để giúp cơ sở kinh doanh FnB tiết kiệm nguồn nguyên liệu và giúp đầu bếp lên kế hoạch order nguyên liệu phục vụ cho ca làm việc của chính họ.

Công việc này còn giúp họ phối hợp với các đầu bếp khác tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập cho ca làm việc của mình, đồng thời kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tiếp theo, đầu bếp sẽ chuẩn bị các nguồn nguyên liệu cũng như các thiết bị, vật dụng cần thiết để chế biến món ăn trong ca làm việc của mình. Họ cũng có thể giao lại nhiệm vụ này cho phụ bếp (nếu có) để tạo sự thuận tiện trong quy trình làm việc.

Đầu bếp kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn
Đầu bếp chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ nấu nướng cần thiết cho ca làm việc

Với một số trường hợp đặc biệt khiến công tác chuẩn bị nguyên liệu cho thực đơn có sự thay đổi và phát sinh thì đầu bếp cũng cần chủ động báo lại với các bộ phận của liên quan để không ảnh hưởng đến quy trình làm việc.

3.2 Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn

Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Để tiết kiệm thời gian nhận order, các cơ sở kinh doanh FnB thường sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu để hỗ trợ quá trình bán hàng. Thông tin order được tự động gửi đến bếp, nhân viên phục vụ không cần di chuyển, tiết kiệm thời gian và thông tin order ít bị sai sót hơn.

Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên. Các nhiệm vụ như sơ chế nguyên liệu, chiên xào, trình bày món,...sẽ được chia nhỏ để phân công đến từng nhân viên bếp hoặc các phụ bếp. Thế nhưng đối với nhiệm vụ tẩm ướp gia vị thì đầu bếp sẽ là người trực tiếp làm vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và những bí quyết nghề riêng, từ đó tạo ra hương vị riêng cho nhà hàng.

Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn, đặc biệt là ác món ăn chính vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức chế biến riêng.

Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn
Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn, đặc biệt là ác món ăn chính

Quan trọng hơn cả, người làm nghề đầu bếp sẽ phải sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chấp hành nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.

Khi món ăn được chế biến xong, đầu bếp tự tay trình bày món ăn theo ý tưởng sáng tạo của mình để hấp dẫn thêm thực khách. 

3.3 Quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên

Trong một số trường hợp, đầu bếp sẽ phải xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ bếp như phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, quản lý nhân viên trong quá trình làm việc, báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc.

Ngoài ra, bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các đồ dùng, thiết bị trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi. Công tác kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị máy móc cũng được  thực hiện thường xuyên để xử lý kịp thời nếu có vấn đề, tránh các sự cố có thể làm ảnh hưởng tới doanh thu và uy tín của nhà hàng, quán ăn.

Sau mỗi ca làm việc, các đầu bếp sẽ tiến hành vệ sinh khu vực bếp, làm sạch các dụng cụ đã sử dụng trong quá trình chế biến và sắp xếp ngăn nắp theo đúng quy định. 

3.4 Thực hiện các công việc cuối ca 

Cuối mỗi ca làm việc, đầu bếp có trách nhiệm bảo quản số nguyên liệu còn lại trong ca làm việc của mình, bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện các công tác đóng ca như kiểm tra lại các thiết bị máy móc, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.

Nhiệm vụ tổng hợp báo cáo là công việc quan trọng của người đầu bếp và bất cứ nhân viên nào. Đầu bếp tiến hành thực hiện một số nhiệm vụ sau:

  • Tổng hợp các đơn hàng để báo cáo, chuyển số lượng order cho thu ngân tính toán doanh thu cuối ngày.
  • Báo cáo các vấn đề còn tồn đọng trong ca làm việc, những sự cố phát sinh trong khu vực bếp hay nhưng khiếu nại, phản hồi của khách hàng.
Thực hiện các công việc cuối ca
Tổng hợp và báo cáo công việc cuối ca làm việc

4. Kỹ năng của nghề đầu bếp cần có

Theo đuổi nghề đầu bếp cần cả quá trình và sự nỗ lực, kiên trì theo đuổi ngành. Ngoài những khả năng chuyên môn cần có, nghề đầu bếp còn đòi hỏi có một số kỹ năng mềm để mở rộng cơ hội làm việc và nâng cao mức lương.

4.1 Giữ dao luôn sắc bén

Dao là công cụ đắc lực, hỗ trợ cho công việc chế biến món ăn của đầu bếp. Vì vậy, dao luôn cần được bảo quản cẩn thận để giữ được độ sắc bén.

  • Lựa chọn loại giao phù hợp với từng loại nguyên liệu.
  • Cẩn thận khi mài dao, có cách mài dao chính xác.
  • Chọn thớt phù hợp với dao.
  • Không dùng máy rửa chén để rửa dao.
  • Bảo quản dao cẩn thận sau khi sử dụng.

4.2 Kỹ năng kiểm soát nhiệt độ

Trong ẩm thực, nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hương vị. Cùng một loại nguyên liệu nhưng chế biến trong các nhiệt độ khác nhau sẽ cho ra những hương vị khác nhau. Vậy nên, người làm nghề đầu bếp cần phải hiểu rõ được bản chất của các phương pháp để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn để phát huy tốt nhất hương vị của món ăn.

Xem thêm: Cách quản lý bếp nhà hàng tăng hiệu suất công việc

4.3 Khả năng tự học hỏi

Khả năng tự học hỏi, khám phá là kỹ năng mà bất kỳ một ngành nghề nào đều cần. Bạn luôn tìm kiếm một cái mới, thậm chí sáng tạo món ăn đặc trưng của chính bản thân.

Khi tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin cùng một lúc, bạn sẽ không tránh khỏi việc sai sót và nhầm lẫn. Vì vậy, bạn cần luyện kỹ năng ghi chép công thức hay mẹo nấu ăn ngon, nhưng nơi mua nguyên vật liệu uy tín.

Ngoài ra, bạn còn có thể học hỏi và tiếp thu kiến thức từ những người đi trước, từ các đồng nghiệp hay khách hàng. Vì vậy, hãy luôn luôn học các lắng nghe để nâng cao kỹ năng của bản thân nhé.

5. Nghề đầu bếp có tương lai không?

Khi muốn ứng tuyển vào vị trí đầu bếp, ngoài việc tìm hiểu kỹ bản mô tả công việc thì bạn cũng nên xem xét đến các yếu tố mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Nếu là một người chưa có kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí có yêu cầu đơn giản nhất để học hỏi và phát triển lên. 

Lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề đầu bếp bắt đầu từ phụ bếp cho đến đầu bếp, tổ phó, tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng, bếp phó điều hành và cuối cùng là  bếp trưởng điều hành. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu và đòi hỏi về năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng là hoàn toàn khác nhau.

Sự phát triển kinh tế toàn cầu đã góp phần nâng cao mức sống của người dân, khiến con người ngày càng trú trọng vào việc thưởng thức món ăn. Do đó, nghề đầu bếp là một ngành nghề vô cùng triển vọng.

Nghề đầu bếp có tương lai không?
Nghề đầu bếp vô cùng có tiển vọng

6. Nghề đầu bếp có lương bao nhiêu?

Không có một con số cố định nào cho mức lương của người đầu bếp vì nó phụ thuộc vào từng mô hình kinh doanh và tay nghề cũng như số năm kinh nghiệm đứng bếp, khối lượng công việc phải đảm nhận. 

Đối với các quán ăn có quy mô vừa và nhỏ, mức lương của nghề đầu bếp sẽ được trả từ 5 - 8 triệu đồng. Còn đối với các nhà hàng, khách sạn lớn, mức lương trên dưới 15 triệu đồng. Thậm chí đối với các bếp trưởng có thể lên tới 25 - 30 triệu đồng, chưa tính đến các khoản trợ cấp, phụ cấp, thưởng.

Nghề đầu bếp là một nghề có tiềm năng lớn và chế độ đãi ngộ vô cùng hậu hĩnh. Sapo hy vọng bạn sẽ không ngừng nỗ, lực, phát triển và sáng tạo để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, nhanh chóng đạt được thành công mong muốn.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM