Trên thực tế, mô hình O2O không phải là một khái niệm quen thuộc với người kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này luôn tồn tại và được biết đến dưới nhiều hình thức cũng như cách thể hiện khác nhau. Vậy mô hình O2O là gì và đâu là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm vững để kinh doanh hiệu quả theo mô hình O2O? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Mô hình O2O là gì?
O2O còn được biết đến là mô hình online to offline, với mô hình này, doanh nghiệp sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh bán hàng trực tuyến cho tới các cửa hàng thực tế. Thương mại theo hình thức O2O là việc chủ kinh doanh xác định, tìm thấy khách hàng ở một không gian trực tuyến như mạng xã hội, quảng cáo hay email,...và đưa khách hàng tới cửa hàng thông qua các ưu đãi đặc biệt.
Xu hướng chuyển đổi số ngày càng lớn đã mở ra cho các nhà kinh doanh truyền thống một cánh cổng mới, giúp bạn có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu hiệu quả bằng cách đa dạng hình thức bán hàng.
Bởi trên thực tế, mục tiêu của việc thương mại theo mô hình O2O chính là tạo ra nhận thức cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh trực tuyến để khách hàng tiềm năng có thể tìm hiểu về thương hiệu của bạn và đến trực tiếp cửa hàng của bạn để trải nghiệm và mua sản phẩm.
2. Mô hình O2O ảnh hưởng như thế nào đến ngành bán lẻ?
Nếu trước đây khi có nhu cầu mua các sản phẩm thuộc ngành bán lẻ người ta sẽ tìm đến cửa hàng thì ở thời điểm hiện tại, cùng với chuyển đổi số, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm kiếm trên Google, mạng xã hội hay các kênh thương mại điện tử trước về sản phẩm dịch vụ mà họ muốn trước khi đến trực tiếp tại cửa hàng.
Đó là lý do mà những năm trở lại đây, việc đa dạng kênh bán được xem là yếu tố quan trọng giúp chủ kinh doanh có thể tăng độ nhận diện và tăng nhanh doanh thu hiệu quả hơn nhờ khả năng tiếp cận khách hàng.
Mô hình O2O được đánh giá là đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ngay cả những cửa hàng chưa có nhiều tên tuổi. Bởi việc làm truyền thông và khả năng phủ rộng thương hiệu tốt hoàn toàn có thể giúp bạn thu về lượng khách hàng đáng kể cho các kênh bán hàng online cũng như cửa hàng của bạn.
Với hơn 60% dân số sử dụng Internet và mạng xã hội, việc xuất hiện trên Google, mạng xã hội là cơ hội giúp bạn có thể tăng khả năng được khách hàng ghé thăm cửa hàng và tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn. Nếu quy mô tương đối ổn, đừng quên việc tối ưu nhận diện với một website chuyên nghiệp và những chiến dịch truyền thông hấp dẫn trên mạng xã hội.
3. Vai trò của mô hình O2O
3.1 Sự uy tín của thương hiệu
Trên thực tế, việc xây dựng thương hiệu không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khiến nó trở nên tốt hơn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất ngay trên các kênh trực tuyến như mạng xã hội, quảng cáo, ứng dụng di động,...
Một hình ảnh rõ nét, hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm dịch vụ mà họ đang cần, việc hiển thị một cách tối ưu, đầy đủ nội dung sẽ là yếu tố tiên quyết giúp họ trở thành khách hàng tiềm năng và giúp cửa hàng tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả.
Một cửa hàng với đầy đủ thông tin liên hệ, thông tin sản phẩm và hình ảnh chi tiết chắc chắn sẽ giúp thương hiệu của bạn nâng cao uy tín và nhận thức về thương hiệu hiệu quả hơn.
3.2 Mở rộng tệp khách hàng
Rõ ràng, việc mở rộng kênh truyền thông hay kênh bán hàng cũng đều mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực cho hoạt động kinh doanh của bạn. Bởi mục đích cuối cùng của một mô hình O2O không chỉ là doanh thu, lợi nhuận mà còn là độ phủ thương hiệu và nhiều yếu tố khác nữa.
Việc xuất hiện thường xuyên một cách chuyên nghiệp trên các kênh online như mạng xã hội, google hay quảng cáo sẽ là cơ hội giúp thương hiệu của bạn có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu và biến họ trở thành khách hàng tiềm năng dựa trên việc tối ưu trải nghiệm và khiến họ quay trở lại với sản phẩm, thương hiệu của bạn.
3.3 Nâng cao tỷ lệ khách hàng thân thiết và tăng doanh thu hiệu quả
Rõ ràng, một sản phẩm với đầy đủ thông tin cần thiết sẽ giúp khách hàng không phải băn khoăn hay nâng lên đặt xuống quá nhiều mà đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn, thông minh hơn về sản phẩm họ sẽ mua.
Tối ưu trải nghiệm với những sự tiện lợi trong quá trình mua sắm, thanh toán đa phương thức dù khách hàng ở bất kỳ nơi đâu được đánh giá là điểm cộng vô cùng lớn, đặc biệt là trước nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.
Các nền tảng kinh doanh online cho phép chủ kinh doanh có thể theo dõi và đánh giá hành vi của từng khách hàng ghé thăm Website của bạn. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh có thể tối ưu giao diện, tăng trải nghiệm khách hàng cũng như nghiên cứu chi tiết tệp khách hàng tiềm năng dựa trên hành vi mua sắm của họ.
Việc kết hợp nghiên cứu, đánh giá, phân loại và chăm sóc khách hàng phù hợp sẽ giúp thương hiệu của bạn nâng cao khả năng thu hút khách hàng, tăng độ hài lòng và giúp tỷ lệ trung thành ngày càng được nâng cao hơn.
4. Làm thế nào để áp dụng mô hình O2O hiệu quả?
4.1 Phân tích những dữ liệu mà bạn thu thập được
Ưu điểm hàng đầu của mô hình O2O chính là việc khách hàng là người chủ động ghé thăm những trang web hay mạng xã hội của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn hoàn toàn có thể phân tích về thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng như hành vi của họ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ kinh doanh nên nắm bắt để cải thiện các kênh online, tăng trải nghiệm và điều hướng người dùng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Cách các nhà bán lẻ sử dụng Phân tích giỏ hàng để đưa ra chiến lược bán hàng & quản lý tốt nhất
4.2 Cá nhân hóa
Một số nghiên cứu cho rằng, bạn nên để khách hàng chủ động trong việc tìm hiểu và mua sắm sản phẩm. Việc bạn cần làm sẽ là tối ưu trải nghiệm và làm cho các thao tác trở nên dễ dàng hơn, điều này sẽ giúp khách hàng của bạn ở lại với Website lâu hơn và nâng cao khả năng chuyển đổi.
4.3 Luôn cập nhật các xu hướng Marketing
Bản chất của thương mại hóa theo mô hình O2O là đưa khách hàng lên các không gian và kênh truyền thông trực tuyến. Chính vì vậy, việc sử dụng các phương tiện và giải pháp truyền thông phù hợp, thu hút sẽ là giải pháp hàng đầu giúp bạn đạt đến mục đích cuối cùng là đưa khách hàng đến với cửa hàng của bạn.
4.4 Xác định và tối ưu các kênh trực tuyến
Trên thực tế, có rất nhiều kênh truyền thông và kinh doanh trực tuyến để chủ kinh doanh có thể đẩy mạnh truyền thông kết hợp bán hàng hiệu quả. Tùy vào loại hình sản phẩm mà chủ kinh doanh có thể lựa chọn mạng xã hội, Website hay sàn TMĐT để bắt đầu triển khai.
Đối với các chủ cửa hàng truyền thống bước đầu muốn mở rộng kinh doanh online trên các hội nhóm, chợ cư dân thì việc phủ rộng thương hiệu của mình bằng các bài đăng hữu ích, bài bán hàng kèm Trang đặt hàng sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đặc biệt, điều này cũng giúp bạn không phải lội từng bình luận, tin nhắn để chốt đơn nữa.
Tương tự như một menu online, Kênh đặt hàng online trên Sapo sẽ giúp chủ kinh doanh có thể mang đến cho khách hàng của mình một trang bán với đầy đủ thông tin cửa hàng, sản phẩm và mua sắm dễ dàng ngay trên một trang bán.
Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh vừa có thể mở rộng thị trường, tăng nhanh doanh thu hiệu quả cũng như tiếp cận thêm nhiều khách hàng quanh khu vực cửa hàng của bạn. Đặc biệt, việc kết hợp quản lý đơn hàng, đẩy đơn vận chuyển và quản lý bán hàng tổng thể còn là cơ sở giúp chủ kinh doanh tiết kiệm chi phí, tối ưu vận hành và bán hàng hiệu quả hơn.
5. Bài học tối ưu mô hình O2O từ Walmart
Walmart được xem là một trong những ví dụ thành công điển hình của mô hình O2O. Walmart đã áp dụng chiến lược Buy Online Pick - Up In Store cho hoạt động kinh doanh của mình.
Theo đó, khách hàng sẽ đặt hàng trên các kênh trực tuyến của Walmart và đến cửa hàng để nhận hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian mà vẫn duy trì được hiệu quả mua sắm. Bởi Walmart thấy rằng, có những món đồ khách hàng rất dễ để mua trực tuyến nhưng vẫn muốn đến cửa hàng để lựa chọn và trải nghiệm trực tiếp.
Mô hình O2O của Walmart cũng cho phép khách hàng đổi trả sau khi đã mua trực tuyến và cung cấp phiếu ưu đãi cho các khách hàng này để tới mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Bằng cách này, Walmart vẫn có thể thu được lượng khách hàng lớn tới cửa hàng của họ, nâng cao độ phủ thương hiệu tại địa phương và tiết kiệm tối đa chi phí giao hàng, nhân sự.
Để phát triển thành công mô hình này, Walmart quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thu thập dữ liệu khách hàng. Từ việc phân tích các dữ liệu này, họ hiểu rằng khách hàng của mình muốn gì mà muốn được phục vụ như thế nào, từ đó cải thiện dần dần mô hình kinh doanh để phù hợp với thị hiếu. Việc vận dụng mô hình này một cách hiệu quả đã giúp doanh thu và lợi nhuận của Walmart không ngừng tăng trưởng.
Walmart cũng tận dụng các phần mềm CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng. Việc nhận phản hồi từ khách hàng giúp Walmart có thể nắm bắt được mối quan tâm của từng khách hàng, sở thích và hành vi của họ để tư vấn các sản phẩm phù hợp.
Đặc biệt, Walmart còn duy trì việc gửi email định kỳ cho khách hàng với 2 nội dung chính là giới thiệu sản phẩm mới qua eNewsletter và cung cấp những thông tin hữu ích qua tạp chí eZine. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, trân trọng hơn, từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.