B2B là gì đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối với những người làm kinh doanh truyền thống hay thương mại điện tử. Vậy trên thực tế mô hình doanh nghiệp B2B là gì và đâu là giải pháp giúp chủ doanh nghiệp tối ưu hoạt động Marketing B2B một cách hiệu quả? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Kinh doanh B2B là gì?
B2B (Business to Business) là một thuật ngữ để chỉ các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đó có thể là mối quan hệ giữa nhà sản xuất với người bán buôn hay người bán sỉ với người bán lẻ.
Trên thực tế, khối lượng giao dịch B2B thường cao hơn nhiều so với mô hình B2B. Lý do chính của điều này đến từ thực tế, chuỗi cung ứng thông thường sẽ có nhiều giao dịch B2B liên quan đến các thành phần nguyên liệu, trong khi đó chỉ có một giao dịch liên quan đến B2C là bán thành phẩm đưa đến cho khách hàng cuối cùng.
Ví dụ: Một nhà sản xuất đường tinh luyện sẽ thực hiện giao dịch B2B với doanh nghiệp khác để thu mua mía đường và nguyên liệu khác để tạo nên đường tinh luyện. Giao dịch cuối cùng sẽ là thành phẩm đường tinh luyện được cung cấp cho người tiêu dùng - đây là một giao dịch B2C.
2. Điểm đặc biệt của các mô hình B2B là gì?
Dựa theo bản chất kinh doanh và hình thức hoạt động và các mô hình B2B được chia làm 4 loại chính:
2.1 Mô hình B2B thiên về bên bán
Trên thực tế, đây là mô hình tương đối phổ biến ở thị trường Việt Nam. Mô hình này hoạt động dưới hình thức một công ty làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa cũng như sản phẩm cho bên thứ ba là các doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất hoặc người tiêu dùng. Do đó, mô hình này có thể cung cấp các sản phẩm từ số lượng vừa đến lớn.
2.2 Mô hình B2B thiên về bên mua
Khác với mô hình B2B thiên về bên bán, mô hình này phổ biến hơn ở nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ phía sản xuất. Sau đó các nơi bán khác sẽ truy cập vào website để báo giá cũng như phân phối sản phẩm.
2.3 Mô hình B2B trung gian
Đây là mô hình kinh doanh B2B đóng vai trò cầu nối giữa bên mua và bên bán thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là mô hình vô cùng quen thuộc ở thị trường Việt Nam với hệ thống như Shopee, Tiki, Lazada,...
Hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán thì sản phẩm, dịch vụ sẽ được đưa lên kênh chung gian này để quảng bá cũng như phân phối tới người tiêu dùng, tổ chức có nhu cầu mua dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo các quy định trên kênh trung gian này.
Xem thêm: Sàn thương mại điện tử là gì? Top 6 sàn giao dịch thương mại điện tử hot nhất
2.4 Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Tương tự như mô hình B2B trung gian nhưng mô hình B2B này mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Thông thường mô hình này được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như: chợ điện tử, marketplace, sàn giao dịch thương mại,...
3. Các xu hướng Marketing nổi bật dành cho kênh B2B là gì?
3.1 Marketing Automation
Khái niệm Marketing tự động đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Đây là một xu hướng Marketing giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ, phần mềm để xây dựng những kênh truyền thông hiệu quả.
Xu hướng Marketing này cũng giúp doanh nghiệp của bạn nuôi dưỡng, chăm sóc khách hàng tiềm năng và Marketing hiệu quả từng tệp khách hàng. Hệ thống hóa các nội dung trong chiến lược Inbound Marketing cũng như tăng tương tác hiệu quả bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích vào đúng thời điểm.
3.2 Content Marketing
Một doanh nghiệp B2B thường sẽ có một số kênh truyền thông để có thể tiếp cận gần hơn tới những khách hàng tiềm năng của mình. Và Content Marketing đã trở thành công cụ truyền thông phổ biến cũng như khả năng xác định được hiệu quả trong việc tiếp cận, nuôi dưỡng và thu thập các khách hàng tiềm năng.
Đối với Content Marketing, ngoài việc cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích, đây còn là công cụ hỗ trợ SEO, thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng và phủ rộng thương hiệu của bạn tốt hơn trên thị trường.
Đặc biệt, khả năng chuyển đổi thành khách hàng từ người đọc là tương đối lớn nếu bạn có thể đảm bảo được chất lượng của Content, hiểu và dự đoán nhu cầu của họ để từ đó đưa họ đi khám phá trang Web của bạn.
Xem thêm: 7 sai lầm khiến chiến dịch Content Marketing thất bại
3.3 Social Marketing
Nghiên cứu cho thấy, 75% khách hàng B2B và 84% giám đốc điều hành C-Suite sử dụng mạng xã hội khi mua hàng. Điều này cho thấy, Social Marketing không chỉ dành cho các thương hiệu nhắm đến người tiêu dùng cá nhân mà còn mang lại hiệu quả đặc biệt với cả doanh nghiệp B2B.
Không thể phủ nhận vai trò của Social trong việc truyền thông thương hiệu. Đây được đánh giá là một trong những công cụ giúp chủ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu với cá tính riêng, giúp khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu của bạn theo một cách rất riêng và thường xuyên.
3.4 Email Marketing
Không còn là công cụ Marketing quá xa lạ, hầu hết các doanh nghiệp B2B đều sử dụng email marketing để tiếp cận tất cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, tới 93% doanh nghiệp B2B dùng email để thực hiện các chiến dịch tiếp thị.
Bởi trên thực tế, đây không chỉ là công cụ truyền thông trực tiếp thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn tạo ra sự tương tác, gợi nhớ và biến người đăng ký thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Chính vì vậy, hãy lên kế hoạch triển khai email marketing hợp lý cũng như luồng email phù hợp để đảm bảo khả năng chia sẻ nội dung tiếp thị hấp dẫn và tăng nhanh hiệu quả chuyển đổi một cách tốt nhất như:
- Tạo ra một tiêu đề hấp dẫn
- Xây dựng nội dung thu hút thôi chưa đủ, hãy bám sát vào cả lời kêu gọi hành động, nút CTA để khách hàng có thể tương tác thêm với doanh nghiệp của bạn và trở thành một khách hàng tiềm năng.
- Đừng quên tối ưu hiển thị cho các email của bạn trên tất cả các thiết bị để đảm bảo email của bạn không bị xóa thẳng tay và được lưu lại.
Sapo.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ mô hình B2B là gì và đâu là những yếu tố quan trọng cần nhớ để triển khai Marketing hiểu quả trong doanh nghiệp B2B.