Mở đại lý thức ăn chăn nuôi - Những điều chủ kinh doanh cần lưu ý

Làm đại lý thức ăn chăn nuôi là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn bởi nhu cầu về nguồn cung cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi trên khắp cả nước là vô cùng lớn. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về kinh nghiệm mở đại lý thức ăn chăn nuôi và những điều kiện, thủ tục quan trọng cần có. 

1. Điều kiện mở đại lý thức ăn chăn nuôi

Căn cứ theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Đại lý của bạn cần có hợp đồng mua bán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp
  • Cần có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh, biển hiệu và số điện thoại cụ thể, rõ ràng
  • Có nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng theo quy định của pháp luật.
    • Tại nơi bày bán và trong kho, thức ăn chăn nuôi cần phải được đặt riêng biệt, cách xa phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại khác,...
    • Cần đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản thức ăn chăn nuôi phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp. 
  • Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thú y theo quy định và được phép lưu hành theo pháp luật. 
đại lý thức ăn chăn nuôi

2. Thủ tục mở đại lý thức ăn chăn nuôi

2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên, cần bản danh sách thành viên tham gia. Ngoài ra đối với Công ty cổ phần thì cần chuẩn bị danh sách các cổ đông sáng lập.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp.
  • Bản sao có công chứng một trong các giấy tờ của các thành viên công ty: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác. 
  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được lưu hành tại Việt Nam
  • Bản chính hoặc bản sao công chứng hợp đồng mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ nhà sản xuất
  • Bản sao của một trong các loại giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP của cơ sở sản xuất
  • Bản kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền
  • Mẫu nhãn của sản phẩm có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu

2.2 Quy trình đăng ký

Bước 1: Đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ

Bước 2: Sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ. Trong vòng 3 ngày, bạn sẽ nhận được thông báo về tính hợp lệ và giấy tờ còn thiếu, cần bổ sung trong hồ sơ đăng ký

Bước 3: Nếu hồ sơ thiếu, bạn cần nhanh chóng bổ sung các giấy tờ cần thiết. Nếu hợp lệ thì sau khoảng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ doanh nghiệp

3. Những yếu tố cần nhớ để mở đại lý thức ăn chăn nuôi

3.1 Nghiên cứu và đánh giá thị trường

Không chỉ riêng đối với đại lý thức ăn chăn nuôi mà đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần nghiên cứu thị trường một cách chặt chẽ. Nghiên cứu thị trường không đơn thuần chỉ là đánh giá về nhu cầu của người tiêu dùng mà còn là về khả năng cạnh tranh, nghiên cứu xem đối thủ của bạn đang làm gì và bạn cần phải làm gì để có được khách hàng. 

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, hãy làm rõ một số vấn đề sau:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến là ai? Đó là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hay các trang trại chăn nuôi lớn?
  • Người tiêu dùng đang sử dụng thương hiệu nào nhiều nhất? Nhu cầu của họ như thế nào với những sản phẩm này?
  • Địa điểm bạn định mở đại lý thức ăn chăn nuôi có đối thủ nào không và có gần các trang trại, hộ chăn nuôi nào hay không?

Dựa vào những câu hỏi này, chủ kinh doanh có thể xác định rõ được những thương hiệu mà mình sẽ làm đại lý cũng như nhập những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương mà bạn sẽ kinh doanh. Đặc biệt, đây là cơ sở cho việc định giá sản phẩm và kế hoạch kinh doanh phù hợp để đảm bảo khả năng cạnh tranh. 

đại lý thức ăn chăn nuôi

3.2 Lựa chọn nhà phân phối

Đối với việc làm đại lý, lựa chọn thương hiệu và nhà phân phối phù hợp để làm đại lý là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ cũng như chính sách giá. 

Có rất nhiều nhà phân phối thức ăn chăn nuôi trên thị trường hiện nay. Do đó, điều bạn cần là hãy cố gắng tham khảo thị trường, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với những tiêu chí đặt ra để đảm bảo chất lượng, uy tín nhất. 

Việc lựa chọn nhà phân phối uy tín để làm đại lý thức ăn chăn nuôi không chỉ giúp bạn đảm bảo được chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo về khả năng hỗ trợ, cung cấp kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ quá trình bán hàng cũng như tư vấn cho người mua hàng. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét kỹ các khía cạnh như chính sách làm đại lý, chính sách bán hàng và đo lường, đánh giá cẩn trọng trước khi chấp nhận làm đại lý cho bất kỳ nhà phân phối, thương hiệu nào. 

3.3 Nguồn vốn

Vốn là yếu tố thiết yếu đối với mọi hoạt động kinh doanh để có thể đảm bảo khả năng vận hành, kinh doanh của cửa hàng. Hãy xác định rõ số tiền bạn cần dùng đối với từng phần như vốn nhập hàng, vốn thuê mặt bằng, vốn cho trang thiết bị cửa hàng như kệ bày, phần mềm quản lý,...

Với đặc thù sản phẩm có giá trị tương đối, chủ kinh doanh cần đảm bảo được số vốn đủ để nhập hàng với số lượng nhiều và đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để duy trì việc kinh doanh của cửa hàng. 

Vốn dự phòng cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng để cửa hàng đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn. Bởi trên thực tế, đại lý thức ăn chăn nuôi là mô hình kinh doanh có nhiều khách hàng mua chịu nhất.

Do đó, hãy đảm bảo là bạn có đủ nguồn vốn dự phòng để duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Thông thường, số vốn để có thể mở đại lý thức ăn chăn nuôi sẽ rơi vào khoảng 50 - 200 triệu đồng.

3.4 Tìm kiếm mặt bằng

Đối với loại hình kinh doanh đặc thù như cửa hàng đại lý thức ăn chăn nuôi, một địa điểm kinh doanh đặt gần các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi với một không gian thoáng đãng, rộng rãi là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Đảm bảo không gian trống là yêu cầu bắt buộc đối với một cửa hàng kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi. Đây là cơ sở để đảm bảo khả năng di chuyển, tìm kiếm sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn, yêu cầu đối với cửa hàng. 

đại lý thức ăn chăn nuôi

3.5 Lựa chọn sản phẩm kinh doanh

Thức ăn chăn nuôi được chia thành rất nhiều loại, tùy theo định hướng và nhu cầu thị trường ở nơi bạn kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp:

  • Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn: Ngô, thóc, gạo, lúa mì, gluten các loại, đậu tương và sản phẩm đậu tương, khô dầu, sắn khô, nguyên liệu nguồn gốc thủy sản, nguyên liệu nguồn gốc động vật, thức ăn hỗn hợp cho từng loại động vật,...
  • Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật: 
    • Thức ăn chăn nuôi không phân biệt nguồn gốc xuất xứ: ngũ cốc, vitamin, cỏ khô,...
    • Thức ăn chăn nuôi có phân biệt nguồn gốc xuất xứ: Sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, men, hóa chất vô cơ, hóa chất hữu cơ,...

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm vững để bắt đầu làm đại lý thức ăn chăn nuôi. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều kiện, quy định và kinh nghiệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM