Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật luôn được biết đến với nguồn lợi tương đối lớn bởi nhu cầu và xu hướng thị trường. Tuy nhiên, mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật không phải ai cũng có thể làm được và bạn phải đảm bảo được những điều kiện bắt buộc để bắt đầu kinh doanh.
Vậy điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ là gì và đâu là những yếu tố bạn cần nhớ để bắt đầu mở cửa hàng? Hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
Xem thêm: Mở cửa hàng phân bón – Đâu là những điều cơ bản bạn cần nằm lòng?
1. Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1.1 Điều kiện về nhân lực
Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có:
- Trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học;
- Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Cụ thể, Điều 32 Thông ty 21/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết những đối tượng là người trực tiếp quản lý (chủ cơ sở buôn bán) thuốc bảo vệ thực vật:
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; Người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp;
- Một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật;
- Người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định.
Các điều kiện mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật là yếu tố quan trọng để có thể bắt đầu kinh doanh
1.2 Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Có địa điểm hợp pháp, đảm bảo về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đúng theo quy định là điều kiện thứ hai để được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Chi tiết điều kiện về địa điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Điều 33 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm; Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10m2; Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió;
- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
- Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m; có nền cao ráo, chống thấm, chống ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa; Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
- Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có số ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.
1.3 Điều kiện kho thuốc bảo vệ thực vật
Kho thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố là một trong 3 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013. Cụ thể hóa quy định này tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định như sau:
- Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20cm.
Đảm bảo các thủ tục đăng ký kinh doanh để quá trình mở cửa hàng diễn ra nhanh chóng hơn
Xem thêm: Phần mềm quản lý kho hàng
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cần làm hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh để có thể bắt đầu mở cửa hàng hoặc đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 1: Xin chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề:
- Có văn bằng trung cấp trở lên của một trong những chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham gia vào lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp theo quy định.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản sao hợp pháp bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên (chuyên ngành trồng trọt, sinh học) hoặc giấy chứng nhận đã tham gia lớp học chuyên môn.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;
- Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp và giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
- Ảnh thẻ
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán buôn thuốc bảo vệ thực vật
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao chụp (mang cả bản gốc để đối chiếu) hoặc bản chứng thực Giấy phép kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ cụ thể là thuốc trừ sâu.
- Bản sao chụp (mang cả bản gốc để đối chiếu) hoặc bản chứng thực Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở.
- Tờ khai các điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao chụp (mang cả bản gốc để đối chiếu) hoặc bản chứng thực Quyết định phê duyệt + Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc trừ sâu từ 5000kg trở lên).
Cơ quan giải quyết hồ sơ: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn (01 ngày) làm việc. Hồ sơ không hợp lệ sẽ bị trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn (02 ngày) làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 5: Thành lập đoàn đánh giá
Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời gian (03 ngày) làm việc.
Bước 6: Đánh giá thực tế tại cơ sở
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá (03 ngày), thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu khắc phục trong vòng 30 ngày.
Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Quy trình mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là một trong những ngành tương đối đặc biệt. Vì vậy, ngoài những yếu tố cần tuân thủ để đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý những yếu tố quan trọng để kinh doanh thuận lợi và bán hàng hiệu quả hơn.
3.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu và đánh giá thị trường luôn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu giúp chủ kinh doanh có thể xác định được nhu cầu sử dụng cũng như tính cạnh tranh ở khu vực mà mình định kinh doanh.
Hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường giúp đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng
Để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi cụ thể như:
- Các đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai?
- Có nhiều hộ dân làm nông nghiệp, trồng trọt hay kinh doanh cây trồng không?
- Có nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp hay thuốc bảo vệ thực vật không và khả năng cạnh tranh của bạn như thế nào?
- Nhu cầu sử dụng của khách hàng ở khu vực này là những sản phẩm như thế nào? Có đa dạng không hay chỉ tập trung vào những thương hiệu quen thuộc?
Hãy cố gắng làm rõ nhất có thể và trả lời câu hỏi chi tiết để đưa ra kế hoạch kinh doanh, tiếp cận cũng như nhập hàng một cách hiệu quả nhất.
3.2 Nguồn vốn
Nếu các loại hình kinh doanh khác tốn khá nhiều chi phí cho trang trí cửa hàng hay nội thất thì với kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhập hàng cũng như không gian và chế độ bảo quản để đảm bảo điều kiện vận hành lại chiếm phần lớn.
Nguồn vốn ban đầu để mở cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thường trong khoảng 300 - 400 triệu đồng và tập trung ở các mục:
- Chi phí nhập hàng
- Chi phí thuê cửa hàng, mặt bằng, kho hàng
- Chi phí cho trang thiết bị bảo quản và xử lý sự cố
- Chi phí trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy in hóa đơn, két tiền, phần mềm bán hàng,...
- Vốn dự phòng
3.3 Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Địa điểm kinh doanh thường phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn đã có sẵn mặt bằng hay chưa. Nếu chưa có và bạn phải đi thuê mặt bằng thì nghiên cứu thị trường nên là yếu tố bạn quan tâm để đảm bảo khả năng kinh doanh về sau.
Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là những người nông dân với các sản phẩm liên quan đến trồng lúa, cây hoa màu, nông sản thì rõ ràng, khu vực bạn cần đặt cửa hàng nên là khu dân cư nghề chính là trồng trọt để tăng khả năng tiếp cận cũng như đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng của bạn.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh nên dựa trên nhu cầu thị trường và khách hàng hướng đến
Cùng với đó, bạn cũng cần chú ý đến vị trí cửa hàng, ví dụ nên ở ngoài mặt đường với giao thông thuận lợi để khách hàng vãng lai cũng có thể tìm thấy và ghé thăm. Đặc biệt, với đặc thù của cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, bạn cần đảm bảo kho hàng không được đặt gần nguồn nước hay nơi chế biến thức ăn, lương thực.
3.4 Lựa chọn nhà cung cấp
Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những loại hàng hóa mang tính độc tương đối cao. Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín là yếu tố vô cùng quan trọng.
Cùng với đó, theo dõi nhu cầu và xu hướng sử dụng của người tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố giúp chủ kinh doanh đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp và bán hàng dễ dàng hơn.
3.5 Thu hút khách hàng
Hầu hết, khách hàng của các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật là những người nông dân nên việc tiếp cận khách hàng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi đã có những đối thủ khác trên thị trường.
Khi này, bạn có thể tiếp cận và biến khách hàng thành khách hàng quen của mình bằng nhiều chương trình ưu đãi hoặc chính sách bán hàng đặc biệt như: Vận chuyển và giao hàng tận nơi miễn phí, tư vấn cụ thể, chi tiết, cung cấp các dịch vụ thăm khám bệnh cho cây trồng.
Cùng với đó, đặc thù khách hàng là những người làm nông nên nguồn thu của họ chủ yếu theo mùa vụ và ít người có thể trả chi phí cho một lần. Vì vậy, bạn có thể lên kế hoạch thu hút khách hàng bằng cách hỗ trợ mua nợ để họ trở thành khách hàng thân thiết của cửa hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần quản lý rõ ràng và chi tiết các khoản công nợ của từng khách hàng để theo dõi thu hồi kịp thời để đảm bảo nguồn vốn xoay vòng.
Quản lý cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách giúp hạn chế thất thoát và kinh doanh dễ dàng hơn
3.6 Quản lý cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Đặc thù kinh doanh của cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật chính là sự đa dạng về sản phẩm cũng như thương hiệu. Việc quản lý quá nhiều rất dễ gây nên các vấn đề như tổn thất, sai sót và đặc biệt là quá hạn dùng. Đó là lý do mà một giải pháp quản lý đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng.
Hạn sử dụng là vấn đề không hề đơn giản trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến hạn sử dụng của từng sản phẩm để loại bỏ cũng như có kế hoạch giải phóng tồn kho kịp thời.
Quản lý công nợ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn theo dõi chi phí, doanh thu một cách chính xác cũng như đánh giá được hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Công nợ cần quản lý bao gồm công nợ nhà cung cấp khi nhập hàng và công nợ khách hàng khi diễn ra các hoạt động mua - bán.
Phần mềm quản lý cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý sản phẩm theo lô, hạn sử dụng. Phân loại sản phẩm theo nhóm & quản lý nhà cung cấp chính xác.
👉 XEM NGAY
Đối với cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp toàn diện mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Với những tính năng đặc biệt, Sapo POS giúp cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật:
- Bán hàng không cần nhớ giá, lưu trữ toàn bộ hóa đơn, thông tin mua hàng với nền tảng điện toán đám mây.
- Biết ngay sản phẩm nào còn hay hết ngay trên màn hình quản lý, theo dõi hạn sử dụng của từng sản phẩm, từng lô nhập hàng khi bán hàng cho khách.
- Tự động cộng, trừ khi có các giao dịch nhập/ xuất hàng theo thời gian thực và cảnh báo hàng sắp hết để có kế hoạch nhập hàng kịp thời.
- Kiểm kho nhanh chóng, chính xác, chi tiết đến từng mã hàng, vị trí lưu kho giúp tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực.
- Lưu trữ toàn bộ hóa đơn, thông tin khách hàng để theo dõi công nợ hoặc xử lý khi có vấn đề phát sinh.
- Quản lý toàn bộ nhà cung cấp, thời gian và lô nhập hàng để đánh giá chất lượng, khả năng hỗ trợ để xem xét yếu tố nhập hàng trong tương lai.
- Theo dõi và nắm bắt hoạt động kinh doanh với hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, báo cáo kho, báo cáo nhập hàng chi tiết. Giúp bạn theo dõi lãi lỗ và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Trên đây là những yếu tố chủ kinh doanh cần lưu ý khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cũng như trở thành đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật của các nhãn hàng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Sapo.vn có thể giúp bạn lên kế hoạch và triển khai hiệu quả để kinh doanh thuận lợi nhất.