Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội hiện đại, marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, marketing lại là 1 phạm trù rất rộng và không phải ai cũng hiểu rõ tường tận các kiến thức cơ bản về vấn đề này. Vậy marketing là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Marketing là gì?
Thật không khó để tìm ra định nghĩa “marketing là gì” trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, mọi đọc lại hoay hay trước vô vàn ma trận thông tin khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Theo philip kotler - Cha đẻ của marketing hiện đại: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.
Vai trò của marketing là gì đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tăng độ nhận diện với khách hàng
Marketing đóng vai trò quan trọng sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ các kênh marketing khác nhau mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong bất kỳ quá trình mua hàng nào, việc am hiểu về sản phẩm là bước đầu tiên để khách hàng thêm yêu thích các chức năng, công dụng, hiểu rõ về sản phẩm. Từ đó, mới dẫn đến quá trình mua hàng.
Điển hình là khách hàng thường có thói quen truy cập vào website để tìm hiểu sản phẩm và trò chuyện với nhân viên tư vấn thông qua live box chat. Hay nếu mua hàng ở Fanpage trên Facebook, bạn chỉ cần để lại comment dưới bài viết quảng cáo hoặc inbox, nhân viên trực page sẽ trả lời các thắc mắc và giải thích cách mua hàng. Nhờ marketing mà cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trở nên ngắn lại, mọi tương tác trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp khi làm marketing
Ban đầu, marketing là cầu nối để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, liên kết 2 bên. Tuy nhiên, sau đó cần tạo dựng mối quan hệ vững chắc hơn, duy trì mối quan tâm liên tục của khách hàng về sản phẩm.
Hiện tại, việc tiếp thị cho khách hàng những thông tin về sản phẩm xem có phù hợp với nhu cầu của họ hay không là rất cần thiết. Nếu họ chưa có nhu cầu, thì việc duy trì mối liên kết sẽ vẫn giúp ích, đến một thời điểm nào đó, khách hàng cảm thấy cần thiết sẽ lại tìm về thương hiệu quen thuộc. Như vậy, bạn đã chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng chính thức nhanh chóng.
Giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của marketing là làm sao khiến doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa nhất có thể. Bên cạnh việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ trên các kênh truyền thông thì các chương trình up sale, khuyến mại, ưu đãi trong các ngày lễ lớn trong năm cũng được xem là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, nếu khách hàng hài lòng, rất có thể họ chính là người giúp bạn quảng cáo cho thương hiệu mà bạn không hay biết. Họ giới thiệu cho người quen sử dụng và doanh thu của bạn sẽ tăng lên bất ngờ.
Xây dựng thương hiệu uy tín hơn khi làm Marketing
Trong suốt quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, sự thành công phụ thuộc rất nhiều vào công cuộc tạo dựng uy tín cá nhân. Để làm nên một thương hiệu có nhiều cách, nhưng nhất định không được bỏ qua marketing.
Vậy vai trò của marketing là gì trong việc xây dựng thương hiệu? Đầu tiên, marketing dẫn đường chỉ lối để thương hiệu tiếp cận gần nhất với khách hàng và giúp họ nhận diện thương hiệu bước đầu. Tuy nhiên, quá trình này cũng không dễ dàng và mất nhiều công sức.
Các công việc, nhiệm vụ khi làm marketing là gì?
Do phạm trù và khả năng tác động của marketing rất rộng nên mọi người vẫn thường đặt câu hỏi “marketing là làm gì”? Đứng trên góc độ từ doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, marketing có công việc và nhiệm vụ như sau:
- Bạn phải thực hiện khảo sát khách hàng và nghiên cứu thị trường mục tiêu. Xác định tệp khách hàng mà sản phẩm hướng tới.
- Kiểm tra và vận hành các hoạt động của nhà phân phối và các đại lý bên ngoài. Bên cạnh đó, nhân viên marketing thường phải chọn ra đại lý để cung cấp sản phẩm, và giám sát.
- Thực hiện quản lý các chiến dịch, bạn sẽ phải tìm kiếm tài liệu, thông tin và cập nhật liên tục về tiến độ của các chiến dịch quảng cáo khi có chiến lược marketing mới ra đời và tiếp cận khách hàng.
- Sản xuất các ấn phẩm cho việc tiếp thị và quảng cáo, phòng marketing là nơi tạo ấn phẩm quảng cáo giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của công ty như video, sách điện tử, infographics, bài thuyết trình và nội dung trên web. Các ấn phẩm này cần được cải thiện liên tục, giúp sản phẩm và dịch vụ phát triển hiệu quả nhất có thể.
- Tối ưu hóa nội dung cho Website bằng phương pháp SEO, cần đảm bảo trang website của công ty có mặt trên google và khách hàng có thể nhìn thấy, click vào trang web và tìm hiểu.
- Giám sát, quản lý truyền thông mạng xã hội, nhân viên marketing cũng cần làm nhiệm vụ trực page, quản lý các trang mạng xã hội của công ty, đặc biệt là nội dung đăng tải lên các social media này.
- Đại diện truyền thông cho công ty làm việc với đơn vị báo chí, truyền hình . Đôi khi, bạn sẽ trở thành người phát ngôn của công ty, hướng dẫn các sếp trả lời câu hỏi trên các phương tiện truyền thông hiệu quả.
Các loại hình marketing phổ biến hiện nay
Một trong những điều cần biết về marketing chính là các loại hình marketing đang được thực hiện rộng rãi nhất hiện nay. Bởi vì khi hiểu rõ từng hình thức tiếp thị, bạn mới có thể để áp dụng đúng với trường hợp của doanh nghiệp mình.
Marketing truyền thống
Marketing truyền thống được sử dụng nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 2000 - 2010, dùng để chỉ các hoạt động từ khâu sáng tạo, truyền tải nội dung tiếp thị, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng,..mà không cần đến sự hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật số.
Trong đó những hình thức quảng bá hay gặp nhất trong marketing truyền thống phải kể đến như:
- Quảng cáo trên các kênh sóng truyền hình
- Dựng banner tại vị trí trung tâm đông người qua lại
- Quảng cáo bằng tờ rơi
- Email marketing ( Tiếp thị qua thư điện tử)
- Telesales (Tiếp thị tư vấn qua đường dây điện thoại)
- Tổ chức các buổi event, diễn thuyết
- Tài trợ cho chương trình, sự kiện lớn
- Tham gia giới thiệu sản phẩm dịch vụ tại các hội chợ, chương trình triển lãm thương mại quy mô lớn
Nhìn chung, các hình thức marketing truyền thống nêu trên sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản đầu tư tương đối lớn. Ưu điểm của marketing truyền thống chính là có thể tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng địa phương, tạo độ tin cậy,..
Marketing mix
Marketing mix là gì? – Đây là loại hình marketing tổng hợp sử dụng mọi tài nguyên hiện có và có khả năng huy động thêm của doanh nghiệp. Nhằm mục đích tiếp thị, chinh phục thị trường trên diện rộng.
Trong mô hình marketing mix, 4 chiến lược đóng vai trò trụ cột sẽ bao gồm:
- Chiến lược sản phẩm – Product
- Chiến lược giá – Price
- Chiến lược phân phối – Place
- Chiến lược thúc đẩy xúc tiến – Promotion
Ngoài ra theo thời gian, mô tả này đã được hoàn thiện và bổ sung thêm 3 tiêu chí khác. Cụ thể:
- Chiến lược quy trình – Process
- Tiêu chí con người – People
- Cơ sở vật chất – Physical Evidence
Trade marketing
Trade marketing được hiểu là hoạt động thương mại hóa chiến lược tiếp thị. Có nghĩa doanh thu cần đâu tiền bạc vào hoạt động marketing để thu về hiệu quả trong thời gian ngắn. Việc làm quan trọng trong mô hình trade marketing là tạo dựng chiến lược ngành hàng liên kết chặt chẽ với thương hiệu.
Xem thêm: Tứ trụ 4C của Tiếp thị tại điểm bán - Trade Marketing
Sự thấu hiểu của người bán trước nhu cầu của người mua hình thành chuỗi cung ứng từ chuỗi bán sỉ, bán lẻ đến đối tượng người mua tiềm năng nhất. Trade marketing đặc biệt đề cao xây dựng chính sách khuyến mãi giảm giá đánh trúng nhu cầu của khách hàng.
Digital marketing
Digital marketing được hiểu là tất cả những hoạt động marketing diễn ra trên môi trường công nghệ số, nó tồn tại trong mọi công cụ của marketing mix (4P/ 7P/ 8P).
Sự ngầm hiểu phổ biến về Digital Marketing hiện nay xem đây là truyền thông online. Mục tiêu của Digital marketing là tăng nhận diện thương hiệu, tiếp cận đúng khách hàng và đem lại nguồn doanh thu bứt phá cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Digital marketing là gì? Trọn bộ kiến thức về Digital marketing
Trên đây, Sapo đã cung cấp cho bạn marketing là gì cũng như những kiến thức căn bản về ngành này. Đây là ngành rộng với rất nhiều mảng khác nhau, bạn có thể chọn một mảng để tập trung nghiên cứu và phát triển, sau đó mở rộng sang các mảng khác. Chúc bạn thành công!