Marketing 5.0 là gì? 5 xu hướng phát triển chính của Marketing 5.0

Nhiều bạn sẽ không còn xa lạ với những khái niệm liên quan đến marketing. Nhưng nhắc đến marketing 5.0, đây chắc hẳn là 1 khái niệm mới lạ. Dựa trên cuốn sách “Marketing 5.0” của Philip Kotler, hãy cùng Sapo tìm hiểu về khái niệm Marketing 5.0 là gì nhằm tích lũy thêm những kiến thức mới, để không bị bỏ lại phía sau vòng quay của cuộc sống.

1. Lịch sự phát triển của marketing

Marketing đã thay đổi và “chuyển mình” rất nhiều theo thời gian. Từ đó, các thuật ngữ marketing khác nhau xuất hiện: 

Marketing 1.0: Lấy sản phẩm làm trung tâm - xoay quanh xây dựng giá trị cốt lõi của sản phẩm, 

Marketing 2.0: Lấy khách hàng làm trung tâm - Nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu khách hàng

Marketing 3.0: Lấy con người làm trung tâm - Xây dựng trải nghiệm khách hàng

Marketing 4.0: Lấy con người làm trung tâm trong thời đại kỹ thuật số – sự kết hợp giữa online và offline giữa thương hiệu và khách hàng.

Xem thêm: Marketing là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về marketing

2. Marketing 5.0 là gì? 

Trong những năm gần đây, AI được phát triển để tái tạo khả năng nhận thức của con người, đặc biệt là nghiên cứu các dữ liệu phi cấu trúc, khám phá nhu cầu có lợi cho nhà tiếp thị và đưa ra gợi ý sản phẩm phù hợp cho từng nhóm khách hàng.

Marketing 5.0 là gì
Marketing 5.0 là gì? 

Chính vì vậy, Marketing 5.0 được hiểu là sự phát triển đi lên từ các nền tảng Marketing trước đó nhưng được ứng dụng toàn phần của công nghệ. Đặc biệt là những công nghệ mô phỏng con người trong hành trình Marketing. Tuy nhiên, Marketing 5.0 sẽ không quá đào sâu về kỹ thuật mà tập trung chủ yếu vào chiến lược.

3. Marketing 5.0 xuất hiện vào thời điểm nào?

Sự xuất hiện của covid 19

Covid 19 xuất hiện khiến cho cuộc sống trở nên đảo lộn: Giãn cách xã hội, lockdown, các chỉ thị hạn chế tiếp xúc khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình làm việc trực tiếp sang trực tuyến. Để có thể vận hành trơn tru, phần lớn đến từ sự giúp sức của công nghệ. 

Sự phát triển chóng mặt của công nghệ, dẫn đến sự quá độ của marketing 4.0. 

Từ sự thay đổi của marketing truyền thống sang marketing online. Đây được xem là bước đệm vững chắc cho marketing 5.0 hình thành và phát triển. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và ứng dụng toàn phần trong mọi chiến lược cũng như hoạt động marketing, Marketing 5.0 ra đời. 

Xem thêm: 8 kỹ năng bắt buộc phải có khi làm Marketing Online

4. 5 xu hướng phát triển Marketing 5.0 

Theo cuốn sách Marketing 5.0 được hiểu là việc ứng dụng công nghệ mô phỏng hành vi con người để tạo, giao tiếp, cung cấp và nâng cao giá trị trong suốt hành trình khách hàng. Công nghệ bao gồm AI, NLP, cảm biến, robot, công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), công nghệ thực tế ảo (VR), IoT, blockchain. Sự kết hợp của các công nghệ này là yếu tố thúc đẩy Marketing 5.0.

5 xu hướng phát triển Marketing 5.0
5 xu hướng phát triển Marketing 5.0 

Chúng ta luôn đề cao tầm trọng của công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ không phải tất cả, công nghệ không thể thay thế toàn bộ con người. Bởi còn rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, chúng ta không thể lập trình để công nghệ giải quyết được. Do đó, vai trò của nhà tiếp thị vẫn vô cùng quan trọng trong thời đại marketing 5.0. Sự hỗ trợ công nghệ kết hợp cùng trí tuệ con người giúp các marketer sáng tạo, truyền tải thông điệp, tối ưu hóa chiến lược, nâng cao trải nghiệm khách hàng, khơi gợi sự hứng thú của họ.

Cốt lõi của Marketing 5.0 là sự kết hợp của Marketing 3.0 tiếp thị lấy con người làm trung tâm và Marketing 4.0 công nghệ kỹ thuật số nhằm mang lại chuỗi giá trị cho quá trình mua hàng. Marketing 5.0 xoay quanh 5 yếu tố:

  • Data-Driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu)

Doanh nghiệp xây dựng hệ thống dữ liệu để thúc đẩy và tối ưu hóa các quyết định tiếp thị

  • Agile Marketing (Tiếp thị linh hoạt)

Doanh nghiệp kết hợp các phòng ban chức năng, nắm bắt thông tin, sự nhanh nhạy để đối phó với các thay đổi của thị trường và hành vi khách hàng

  • Predictive Marketing (Tiếp thị dự đoán)

Doanh nghiệp xây dựng và sử dụng các phân tích dự đoán, kết hợp công nghệ để dự đoán kết quả các các hoạt động marketing trước khi triển khai, cho phép doanh nghiệp dự đoán được phản ứng của thị trường, theo đó chủ động thay đổi sản phẩm, chiến dịch phù hợp. 

  • Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống)

Thông qua nền tảng kỹ thuật số cho phép các nhà marketer thực hiện các hoạt động cá nhân hóa tùy thuộc vào tình huống, đối tượng khách hàng

Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống)
Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống)
  • Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường)

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật như Chatbot, trợ lý ảo để tăng cường trải nghiệm khách hàng

Mặc dù nhắc nhiều đến công nghệ nhưng điều quan trọng mà các nhà lãnh đạo nên biết: “Con người vẫn luôn là yếu tố trọng tâm của Marketing 5.0”. Bởi mục tiêu của các chiến lược tiếp lược tiếp thị là tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có sự cộng tác hoàn hảo giữa trí tuệ con người và máy tính. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết tiếp theo của Sapo. 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM