Mã hóa dữ liệu là gì? 4 loại mã hoá dữ liệu phổ biến

Mã hoá dữ liệu là một trong những hình thức bảo mật hiệu quả thường được các công ty công nghệ sử dụng cho các sản phẩm của mình. Vậy mã hóa dữ liệu là gì? Có các loại mã hóa dữ liệu nào? Trong bài viết sau đây, Sapo.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mã hóa dữ liệu.

1. Mã hoá dữ liệu là gì?

Mã hoá dữ liệu hay còn được biết đến tên gọi Data Encryption là một trong những hình thức bảo mật thông tin bằng cách chuyển tất cả các thông tin, dữ liệu từ dạng bình thường sang một dạng khác. Hầu hết mọi người sẽ chọn mã hoá thông tin sang dạng code hoặc các ký tự đặc biệt và chỉ những người được phân quyền truy cập mới có thể đọc và giải mã những thông tin này. 

Trên thực tế, vẫn có một vài trường hợp hy hữu, dữ liệu đã được mã hoá vẫn bị những hacker chuyên nghiệp đột nhập và lấy cắp. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung, mã hóa dữ liệu hiện vẫn đang là một trong những hình thức bảo mật có tính an toàn và hiệu quả cao nhất. Bạn có thể lựa chọn các loại mã hoá dữ liệu phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình như: mã hóa bất đối xứng, mã hoá đối xứng, mã hoá cổ điển…

Mã hoá dữ liệu là gì?
Mã hoá dữ liệu là gì?

2. Ưu điểm và hạn chế của mã hóa dữ liệu

Mã hoá dữ liệu có những ưu điểm và hạn chế như sau:

  • Ưu điểm

+ Bảo vệ và lưu trữ dữ liệu một cách tốt nhất

+ Tránh sự xâm nhập của kẻ gian

  • Hạn chế

+ Hao tốn tài nguyên của CPU trong quá trình xử lý dữ liệu

+ Tốc độ mã hoá và giải mã mất khá nhiều thời gian

+ Làm chậm quy trình làm việc của hệ thống

+ Nhiều loại mã hóa dữ liệu hiện đại tốn khá nhiều dung lượng vậy nên lưu trữ và truyền tải dữ liệu sẽ khá lâu.

Xem thêm: Source code (mã nguồn) là gì? Phân biệt các loại mã nguồn

3. Các loại mã hoá dữ liệu 

Trong giới công nghệ hiện nay, mã mã hóa dữ liệu được chia ra thành rất nhiều loại đi kèm với đó là những năng đặc điểm khác nhau. Sau đây, Sapo Web sẽ gợi ý đến các loại mã hoá dữ liệu phổ biến nhất.

3.1 Mã hoá dữ liệu đối xứng

Ngược lại với mã hóa dữ liệu bất đối xứng, mã hóa dữ liệu đối xứng sẽ chỉ sử dụng 1 key cho cả hai quá trình mã hoá và giải mã. Đối với loại mã hoá này thường được áp dụng thuật toán DES và AES, nổi tiếng nhất là AES. Với thuật toán này, các dữ liệu sẽ được mã hoá và phân chia thành các ô khác nhau. Càng nhiều ô, kích thước ô càng lớn tính bảo mật của dữ liệu sẽ càng được bảo vệ chắc chắn. Vậy nên, mã hoá đối xứng được đánh giá là đơn giản, dễ hiểu và cũng là một trong những loại mã hóa dữ liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

3.2 Mã hoá dữ liệu bất đối xứng

Theo định nghĩa, mã hoá bất đối xứng là sử dụng hai key riêng biệt cho hai quá trình mã hóa dữ liệu và mở khoá dữ liệu. Đối với mã hoá bất đối xứng, thường được áp dụng thuật toán RSA. Có một điểm cần lưu ý với dạng mã hoá này là public key sẽ được công khai và private key dùng để giải mã được giữ bí mật gần như tuyệt đối.

Ngoài ra, nhiều người cũng nhận định rằng, mã hóa dữ liệu bất đối xứng có tốc độ mã hoá và giải mã khá mất thời gian, sẽ không phù hợp để ứng dụng cho những dự án quan trọng, hoàn thiện gấp.

Mã hoá dữ liệu đối xứng
Mã hoá dữ liệu bất đối xứng

3.3 Mã hoá dữ liệu cổ điển

Loại mã hóa dữ liệu này xuất hiện đầu tiên, quy trình hoạt động đơn giản nhất nhưng cũng là loại mã hóa có độ bảo mật thấp nhất. Người sử dụng dạng mã hoá này không cần phải tạo key bảo mật, thay vào đó chỉ cần tìm hiểu thông tin và kiến thức cơ bản về các thuật toán đơn thuần là 90% đã có thể giải mã. Chính bởi vậy, mã hoá dạng cổ điển hiện không còn được áp dụng phổ biến vì sản phẩm công nghệ sẽ rất dễ trở thành “miếng mồi béo bở” của những hacker.

Xem thêm: Lập trình là gì? 8 ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất

3.4 Mã hoá dữ liệu một chiều

Đúng như tên gọi, mã hóa dữ liệu một chiều là người dùng chỉ có thể mã hoá nó mà không cần giải mã. Thông thường, dạng mã hoá này sẽ được ứng dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu, chữ ký điện tử, lưu trữ mật khẩu…Hai thuật toán được sử dụng trong loại mã hoá này là MD5 và SHA. Nhìn chung mã hóa dữ liệu một chiều rất dễ cài đặt nhưng ngoài những trường hợp đặc thù thì mã hóa dữ liệu một chiều gần như rất ít được ứng dụng.

Mã hoá dữ liệu một chiều
Mã hoá dữ liệu một chiều ít được ứng dụng

4. Vai trò của mã hóa dữ liệu đối với doanh nghiệp

Mã hoá dữ liệu đóng vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số phổ biến như hiện nay. Cụ thể, việc ứng dụng mã hóa dữ liệu sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:

- Đảm bảo tất cả những thông tin của doanh nghiệp trên internet đều được bảo mật một cách tuyệt đối.

- Hạn chế thấp nhất nguy cơ bị kẻ xấu tấn công đánh cắp dữ liệu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà trong trường hợp nghiêm trọng còn liên quan đến pháp luật.

- Chỉ những người được cung cấp thông tin mới có thể truy cập vào tài nguyên dữ liệu, từ đó dễ dàng phân quyền và quản lý nhân sự.

- Các thuật toán sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những yếu tố bảo mật then chốt nhằm xác thực và đảm bảo tính nguyên vẹn của dữ liệu trong quá trình trao đổi.

- Trong trường hợp dữ liệu của bạn bị thất lạc hoặc đánh cắp, đối thủ cũng sẽ tốn rất  nhiều thời gian và công sức mới có thể mở khoá được dữ liệu. Đây là thời gian vừa đủ để bạn có thể làm việc với cơ quan chức năng hoặc tìm cách lấy lại trước khi tất cả thông tin bị xâm nhập.

Vai trò của mã hóa dữ liệu đối với doanh nghiệp
Mã hoá dữ liệu giúp mọi thông tin của doanh nghiệp được bảo mật

Tổng kết

Mã hoá dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo mật và lưu trữ thông tin đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số. Tuỳ vào mục đích và nhu cầu khác nhau mà bạn có thể lựa chọn các loại mã hóa dữ liệu khác nhau như: mã hoá đối xứng, bất đối xứng, cổ điển, một chiều.

Mã hoá dữ liệu sẽ giúp hệ thống của doanh nghiệp được vận hành một cách hiệu quả và an toàn hơn, tránh nguy cơ bị kẻ gian tấn công đánh cắp dữ liệu gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên là doanh nghiệp và khách hàng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn mã hóa dữ liệu là gì, các loại mã hóa dữ liệu phổ biến và những lợi ích mà mã hóa dữ liệu mang lại không chỉ cho cá nhân mà có cả doanh nghiệp. Chúc các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và hẹn gặp lại trong những bài blog chia sẻ tiếp theo trên Sapo.vn

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM