"Tôi có nên mở một cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy kiêm sửa chữa thay thế
Có người bảo kinh doanh phụ tùng xe máy tựa như nghề lấy công làm lãi, thực ra lời lãi không thu được bao nhiêu, nhất là nghề sản xuất phụ tùng xe máy ở Việt Nam lại không phát triển, các đầu mối lớn ở chợ Giời, chợ Tân Bình,... thì ngoài hàng chính hãng phần lớn còn lại là nhập từ Trung Quốc về.
Những năm trước khi xe máy bùng nổ thì nghề ăn theo là kinh doanh phụ tùng xe máy cũng rất khá khẩm. Tuy nhiên, với việc kinh doanh phụ tùng xe máy như hiện nay, bạn cần có một sự tham khảo nhất định và có kiến thức về thị trường.
Nếu vẫn còn lấn cấn ở những bước mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy cần những gì, bạn có thể tham khảo bài kinh doanh phụ tùng xe máy không khó như bạn tưởng nhé. Ngay sau đây, Sapo sẽ đi vào chi tiết về các khoản chi tiêu cần thiết khi mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy.
1. Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn
Mặt bằng cửa hàng
Để trả lời được câu hỏi kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn thì nhất định không được bỏ qua khoản chi quan trọng nhất này. Nếu như bạn có mặt bằng sẵn đó là điều may mắn và cũng là lợi thế cực lớn vì có thể tiết kiệm được một khoản vốn kha khá đó.
Còn nếu bạn chưa có mặt bằng thì việc buộc bạn phải đi thuê, và số tiền bạn phải chi ra để tìm được vị trí như ý là không hề nhỏ chút nào, chưa kể một số chủ nhà còn bắt phải đóng tiền thuê 1 năm/lần thì chi phí vốn ban đầu còn nhân lên gấp bội.
Vì sao giá thuê buôn bán phụ tùng xe máy lại cao? Đó là bởi đây thuộc vào dạng kinh doanh nhiều rủi ro, có thể gây bẩn và hư hại tới nhà cửa nên chủ nhà sẽ tính cả khấu hao tài sản cố định vào tiền thuê.
Chẳng hạn, nếu bạn định mở quán ở thành phố lớn, diện tích khoảng 20 m2 thì số tiền phải thanh toán hàng tháng nằm ở mức 7 - 8 triệu/tháng là bình thường. Do đó khi thuê bạn nên đàm phán sao để chủ nhà đồng ý cho thanh toán 3 tháng/lần để tiết kiệm chi phí nhé.
Như vậy, chỉ riêng khoản mặt bằng bạn đã phải chi khoảng 24 triệu đồng với điều kiện chủ nhà đồng ý thanh toán 3 tháng/lần.
Tuy nhiên, bạn vẫn có cách tối ưu khoản chi này bằng cách cất công đi tìm những ngôi nhà ở trong ngõ cũng được, hoặc những ngôi nhà không quá khang trang, như vậy chủ nhà khó có thể ép giá thuê của bạn nhé.
Nhập phụ tùng
Mở cửa hàng phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng tính toán khoản chi quan trọng thứ hai đó là nhập phụ tùng xem rơi vào khoảng bao nhiêu nhé. Bằng việc phân tích hai yếu tố sau đây chúng ta sẽ dễ dàng xác định được số vốn dùng để nhập hàng là bao nhiêu. Một là bạn có lựa chọn đúng sản phẩm mục tiêu hay không? Và hai là quy mô cửa hàng bạn muốn hướng tới như thế nào.
Mỗi một dòng xe thì có riêng một dòng phụ tùng khác nhau, do đó nguồn vốn bỏ ra cho khoản này là khó xác định nếu bạn không định hướng được ngay từ đầu là sẽ tập trung vào phụ tùng dòng xe nào có nhu cầu cao nhất. Bởi nếu cứ theo cảm tính, sản phẩm nào cũng nhập thì tiền mấy cũng chẳng đủ mà nguy cơ tồn hàng dẫn tới thâm hụt vốn lại cực cao.
Về quy mô, cửa hàng bạn muốn xây dựng càng lớn, mặt hàng càng đa dạng thì vốn bỏ ra càng nhiều và ngược lại.
Ở đây chúng tôi chỉ tính toán cho một cửa hàng quy mô nhỏ, còn với việc mở một đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy lớn thì sẽ rất khó xác định chính xác vì việc nhập hàng sẽ cần một số tiền cực lớn.
Nếu chọn kinh doanh nhỏ thì để hoàn thành nhiệm vụ này bạn cần chuẩn bị khoảng 70 triệu đồng (lưu ý khoản này chưa tính tiền mua máy móc hỗ trợ đâu bạn nhé!). Trong đó hãy tập trung nhập thật nhiều dầu nhớt, budi, kính chiếu hậu, yếm, má đĩa, dây phanh, xăm, đèn, lốp, bộ đề,… bởi đây là những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất, chỉ sợ thiếu chứ không sợ ế!
Thợ sửa chữa, thay thế
Mới qua được hai khoản chi trên thì chưa đủ để xác định rõ kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu tiền. Khoản chi tiếp theo cần phải tính tới đó chính là chi thuê thợ sửa chữa, thay thế. Bởi đâu phải ai cũng vừa kinh doanh đồng thời có thể làm thợ được, đặc biệt sửa chữa thay thế phụ tùng xe máy cần phải có thời gian học và thực hành, có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được.
Như vậy, hàng tháng bạn sẽ phải bỏ thêm 6 - 7 triệu đồng để thuê một thợ trung bình. Còn nếu bạn tự tin với tay nghề của mình thì không cần phải tính khoản này nhé!
Cách tốt nhất tối ưu khoản chi phí này là bạn tự dựa vào khả năng của mình để tự lực cánh sinh. Trước nhất bạn có thể làm thợ của các trung tâm sửa chữa xe máy, thay lắp phụ tùng xe máy. Sau khi học đủ kĩ năng rồi, vốn cũng khá rủng rỉnh, bạn có thể tự mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy của riêng mình.
Không gian lưu trữ, bày bán phụ tùng
Bạn muốn lưu trữ hàng hóa trong kho lẫn trưng bày ngoài cửa hàng để khách cũng như bản thân dễ dàng tìm kiếm thì không thể thiếu các loại giá, kệ. Muốn như vậy thì bạn cần phải sắp xếp hàng hóa sao cho thật khoa học, ngăn nắp để vừa gây ấn tượng, tạo niềm tin với khách hàng mà cũng để bảo vệ tốt chất lượng phụ tùng, thuận lợi hơn cho công việc của mình. Chúng tôi dự toán cho khoản chi cho không gian lưu trữ, bày bán phụ tùng này không vượt quá con số 10 triệu đồng.
👉 XEM NGAY
Vốn duy trì
Chi phí kinh doanh phụ tùng xe máy không thể không tính tới khoản vốn duy trì. Bởi ban đầu có thể chưa có khách hoặc lượng khách chưa ổn định, doanh thu chưa đủ để bù đắp chi phí, hoặc bạn cần triển khai kế hoạch bán hàng để phù hợp với xu hướng thời cuộc thì khoản vốn duy trì này rất nên chuẩn bị. Theo dự tính bạn cần để sẵn khoảng 20 triệu để duy trì là ổn.
Ngoài ra còn các khoản chi khác như chi mua các phần mềm quản lý để quản lý số lượng bán ra, nhập vào, tồn khô, quản lý các nhà cung cấp,… (Các phần mềm quản lý này cực hữu ích vì sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa các chi phí thuê quản lý hoặc kế toán kho và chỉ đầu tư một lần duy nhất); chi phí quảng cáo, marketing như phát tờ rơi, mở các lớp dạy lái xe an toàn miễn phí hoặc rửa xe free trong ngày khai trương.
Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Bạn thấy không, tổng thể các khoản chi cần thiết khi kinh doanh phụ tùng xe máy cũng chỉ hết đến 200 triệu thôi phải không nào? Sapo chúc bạn thành công với công việc kinh doanh này nhé.