Kinh doanh phụ tùng ô tô chi tiết dành cho người mới

Kinh doanh phụ tùng ô tô cần chuẩn bị những gì và đâu là những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng phụ tùng ô tô chắc chắn là câu hỏi của những người mới lần đầu mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng oto. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn những yếu tố quan trọng cần biết khi kinh doanh phụ tùng ô tô. 

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm khảo sát nhu cầu và tình hình kinh doanh của thị trường. Không chỉ ở việc kinh doanh phụ tùng ô tô mà bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng đòi hỏi bạn phải làm những điều đó để đảm bảo việc lên kế hoạch, chuẩn bị kinh doanh được sát và thực tế nhất. 

mở cửa hàng phụ tùng ô tô

Việc nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng ở địa điểm bạn chuẩn bị kinh doanh sẽ giúp bạn đánh giá được nhu cầu, điều kiện sống của người dân ở khu vực này,...

Cùng với đó, việc khảo sát tình hình kinh doanh của đối thủ cũng giúp bạn hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể tìm ra điểm vượt trội, khác biệt của mình để cạnh tranh hiệu quả nhất.

Xem thêm: 6 phương pháp nghiên cứu thị trường cho người mới kinh doanh

2. Tính toán vốn kinh doanh phụ tùng ô tô

Nguồn vốn được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi bắt đầu kinh doanh phụ tùng ô tô. Bởi trên thực tế, việc tính toán và dự trù chi phí cho từng hạng mục sẽ quyết định khả năng tồn tại của cửa hàng, đặc biệt là trong khoảng 3 tháng đầu tiên. 

Xác định việc chia vốn kinh doanh cho từng hạng mục sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố như quy mô kinh doanh, có cần thuê cửa hàng hay không, định hướng kinh doanh,...nên thường sẽ khó để đưa ra một con số cố định để trả lời cho câu hỏi kinh doanh phụ tùng ô tô phụ tùng ô tô cần bao nhiêu vốn. Tuy nhiên, nếu dựa theo mức giá phụ tùng ô tô hiện nay thì chi phí tối thiểu để bắt đầu mở cửa hàng phụ tùng ô tô sẽ trong khoảng từ 100 - 500 triệu đồng. 

Thông thường, chi phí mở cửa hàng sẽ bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng (nếu có), chi phí nhập hàng, chi phí mua trang thiết bị, kệ đồ, phần mềm quản lý,..., chi phí nhân công, chi phí điện nước, dịch vụ,...

Xem thêm: Các loại chi phí mở cửa hàng bán lẻ cần phải biết

3. Đăng ký kinh doanh

Đối với việc đăng ký kinh doanh cho cửa hàng phụ tùng ô tô, chủ kinh doanh cần đặt tên cho cửa hàng trước. Đối với cửa hàng phụ tùng ô tô, tên cửa hàng phải tuân thủ các quy tắc như:

  • Không sử dụng các từ doanh nghiệp, công ty để làm tên cửa hàng
  • Tên cửa hàng phải có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình, tên riêng (loại hình hộ kinh doanh)
  • Tên riêng cửa hàng không sử dụng các ký hiệu, từ ngữ thiếu văn hóa hay trái thuần phong mỹ tục để làm tên
  • Tên cửa hàng cần được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng Việt kèm ký hiệu, chữ số cũng như các chữ F, J, Z, W. Tên cửa hàng cũng có thể được viết tắt hoặc dùng tên tiếng Anh. 
  • Tên cửa hàng không được giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký trước đó trong phạm vi quận, huyện. 

Trong quá trình đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin như tên, địa chỉ cư trú, thông tin CMT, chữ ký của chủ cửa hàng. Các thông tin này phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và cá nhân người đại diện kinh doanh phụ tùng ô tô cũng phải trên 18 tuổi. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể
  • Danh sách các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh
  • Hồ sơ cá nhân của các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh, gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn theo quy định của pháp luật
  • Hợp đồng thuê nhà (đối với các trường hợp thuê mặt bằng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp sử dụng mặt bằng do thành viên sở hữu).

Quy trình đăng ký kinh doanh phụ tùng ô tô

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ cho UBND quận (huyện) nơi mở cửa hàng kinh doanh

Bước 3: Cán bộ cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ của hộ kinh doanh 

Bước 4: Tiến hành thủ tục tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp nếu hợp lệ

Trương trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ trả lời lý do không tiếp nhận, đồng thời thông báo các loại giấy tờ, hồ sơ còn thiếu để hoàn tất hồ sơ hợp lệ theo quy định. 

Thời gian hoàn tất hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ

4. Thuê cửa hàng

Mặt bằng để kinh doanh phụ tùng phụ tùng ô tô trên thực tế không quá khó khăn để tìm. Tùy vào quy mô mà định hướng kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn mặt bằng phù hợp. Ví dụ nếu bạn kinh doanh phụ tùng ô tô kết hợp sửa chữa thì mặt bằng sẽ cần tương đối rộng, đủ để cùng lúc có thể sửa chữa chữa cho 1-2 ô tô cũng như để các loại phụ tùng, linh kiện ô tô. 

cửa hàng phụ tùng ô tô

Vị trí của cửa hàng cũng nên để ý, bởi khách hàng của bạn là những người đi ô tô và họ cần có một nơi dễ tìm cũng như dừng đỗ để có thể thoải mái cho việc sửa chữa của mình. Chính vì vậy, hãy cố gắng để lựa chọn một mặt bằng phù hợp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng của mình. 

5. Lựa chọn nhà cung cấp

Tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ kinh doanh cần hiểu rõ. Bởi trên thực tế, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự hài lòng cũng như khả năng quay trở lại của khách hàng. 

Thị trường phụ tùng ô tô không phải là một thị trường quá nhỏ, có rất nhiều nguồn hàng chất lượng và uy tín. Do đó, chủ kinh doanh có thể tìm hiểu đối thủ và thị trường để lựa chọn nguồn hàng phù hợp. Chủ kinh doanh có thể tự tìm nguồn hàng sỉ, lẻ hoặc làm đại lý, nhà phân phối của các thương hiệu phụ tùng ô tô.

  • Làm đại lý phân phối chính thức của các thương hiệu 

Đây là phương thức được khá nhiều cửa hàng áp dụng để tìm kiếm nguồn hàng nội thất ô tô. Tùy vào nguồn vốn mà bạn có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp với số vốn, mô hình cũng như thị trường,...

Việc trở thành đại lý chính thức sẽ giúp bạn đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Các phụ kiện theo xe cũng đảm bảo được tính đồng bộ. Và đặc biệt là nguồn hàng sẽ ít khi bị gián đoạn hay lo thiếu hàng do số lượng hàng sẵn có luôn đảm bảo. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ kinh doanh sẽ cần phải tuân thủ một số chính sách và điều kiện của thương hiệu mà bạn làm đại lý, nhà phân phối. Ngay cả với các mức chiết khấu, doanh số bán hàng, danh mục sản phẩm và setup cửa hàng cũng cần đồng bộ theo đúng quy định. Đối với một số cửa hàng, đặc biệt là với những người khởi nghiệp, điều này có thể gây nên một số áp lực và hạn chế trong hoạt động của cửa hàng. 

phụ tùng ô tô
  • Nguồn hàng từ đại lý bán buôn

Nguồn hàng giá sỉ này được xem là đầu mối nhập hàng uy tín và và chính sách tương đối tốt. Bởi hầu hết các đại lý này thường khá dễ tìm kiếm và thường ở gần nơi bạn kinh doanh, sinh sống, do đó sẽ có thể tối ưu chi phí và thời gian. 

Bên cạnh đó, các mặt hàng ở đại lý bán buôn cũng tương đối đa dạng, độc đáo và chất lượng. Đặc biệt, các sản phẩm ở đây thường có nhiều mức giá sỉ tương đối ổn, chính sách nhập hàng tốt để phù hợp với ngay cả những số lượng nhập hàng ít. 

  • Nhập hàng nước ngoài

Không ít các cửa hàng phụ tùng ô tô lựa chọn các nguồn hàng nước ngoài để kinh doanh. Bởi trên thực tế, đối với phụ kiện nhỏ lẻ, các sản phẩm độc lạ thường được tìm kiếm và săn đón rất nhiều. Do đó, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể lựa chọn mua hàng ở những kênh đặc biệt như Taobao, 1688 hay Quảng Châu. 

Tuy nhiên, mua hàng nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc tìm kiếm đúng nguồn hàng uy tín là điều cần thiết. Hãy cố gắng tham khảo những người đi trước, những người đã có kinh nghiệm hay thậm chí là đối thủ để xem họ đã giải quyết vấn đề đó như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn có thể hạn chế tối đa rủi ro cũng như đảm bảo được hiệu quả trong việc nhập hàng một cách hiệu quả. 

6. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Phụ tùng ô tô hay phụ kiện ô tô bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau. Do đó, để tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp thị trường và tập trung vào các loại sản phẩm, thương hiệu nhất định.

Thông thường các loại phụ tùng được lựa chọn bán sẽ bao gồm:

  • Phụ tùng theo xe: Đây là các loại phụ tùng dành riêng cho từng loại xe, gắn liền với từng thương hiệu giúp đảm bảo tính đồng nhất, phù hợp. 
  • Phụ tùng động cơ: Hệ thống phân phối khí, Hệ thống làm mát, Hệ thống bôi trơn, Hệ thống cung cấp nhiên liệu,...
  • Phụ tùng gầm: Hệ thống phanh, hộp số, hệ thống lái,...
  • Phụ tùng thân, vỏ: Hệ thống cản trước - cản sau, khung xương, kính,...
  • Phụ tùng điện, điều hòa: Hệ thống điều hòa, công tắc, cầu chì, dây điện,...
  • Phụ tùng khác: Trang thiết bị an toàn, Dây cu roa, cụm tăng tổng,...

7. Quản lý hàng hóa, cửa hàng

Với đặc thù kinh doanh phụ tùng, phụ kiện, số lượng hàng hóa và mẫu mã sản phẩm của cửa hàng là không hề ít. Điều này khiến vấn đề kiểm kê, quản lý hàng hóa không hề dễ dàng. Do đó, chủ kinh doanh cần có quy trình và hệ thống quản lý phù hợp để đảm bảo khả năng quản lý hàng hóa, cửa hàng hiệu quả. 

Các phần mềm quản lý được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ kinh doanh không thể bỏ lỡ. Bởi trên thực tế, một hệ thống quản lý bài bản, đúng cách không chỉ giúp chủ kinh doanh tiết kiệm được nhiều loại chi phí, nguồn lực mà còn giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình kinh doanh. 

Việc ứng dụng công nghệ trong bán hàng và quản lý cho phép bạn lưu trữ, quản lý và kiểm tra dễ dàng mọi giao dịch, nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đồng thời, cửa hàng cũng có thể dễ dàng quản lý toàn bộ sản phẩm, tồn kho cũng như nhập xuất hàng hóa một cách chính xác nhất. 

Sapo POS là phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng và bán online được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với những tính năng đặc biệt, Sapo POS mang đến cho chủ kinh doanh một giải pháp quản lý bán hàng và tối ưu hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. 

  • Tự động tính tiền, in hóa đơn với toàn bộ thông tin, giá thành sản phẩm đã có trên hệ thống, cùng nhiều phương thức thanh toán chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng.
  • Kết hợp bán hàng 2 trong 1 ngay tại cửa hàng và Facebook, quản lý đồng bộ, tập trung theo từng giao dịch phát sinh.
  • Kết nối các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, giúp chủ kinh doanh tiết kiệm chi phí giao hàng đến 40%. 
  • Quản lý kho hàng chi tiết theo từng loại hàng, mã hàng, tự động cập nhật theo từng giao dịch phát sinh.
  • Quản lý tập trung mọi đơn hàng tại quầy và online, tình trạng đơn hàng hay lý do trả hàng/ hủy hàng.
  • Dễ dàng theo dõi báo cáo doanh thu, lãi lỗ chi tiết mọi lúc, mọi nơi với hệ thống báo cáo dạng biểu đồ trực quan dễ hiểu nhất.

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm rõ khi bắt đầu mở cửa hàng phụ tùng ô tô. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn chuẩn bị một cách kỹ càng nhất và bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM