Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như thế nào hiệu quả?

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đang là xu hướng khởi nghiệp được nhiều người áp dụng nhờ khả năng tận dụng thế mạnh thương hiệu sẵn có để kiếm lợi nhuận ngay lập tức. Tuy nhiên, ẩn chứa sau vẻ hào nhoáng đó là rất nhiều cạm bẫy rình rập, nếu không cảnh giác cả cơ đồ của bạn sẽ dễ bị hất đổ. Dù đang kinh doanh nhượng quyền trà sữa, hay kinh doanh nhượng quyền thức ăn nhanh, cafe, trà sữa... hay bất kể sản phẩm gì thì bạn cũng nên đọc bài viết này ít nhất một lần.

Kinh doanh nhượng quyền hãy biết chọn sản phẩm đúng

Muốn làm gì bạn phải xác định rõ bản thân muốn gì? Nếu kinh doanh nhượng quyền thức ăn nhanh, bạn cần khảo sát xem những thương hiệu lớn nào có mặt trong top 10 thương hiệu bán đồ ăn nhanh chạy nhất? Tại Việt Nam đã có những thương hiệu đó chưa? Nếu là ngành thời trang thì trong danh sách top 20, thương hiệu nào chưa xuất hiện thì chọn thôi! Tương tự khi bạn lựa chọn kinh doanh nhượng quyền café, nhượng quyền trà sữa, nhà hàng hay bất cứ thương hiệu nào.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu 1

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa cũng được nhiều người lựa chọn hiện nay

Nói nôm na là vậy, nhưng quan trọng hơn là bạn phải nghiên cứu thị trường kỹ càng. Xem xét các thương hiệu nằm trong top đó liệu có hợp với người Việt mình hay không? Ví như Chloé là thương hiệu đình đám thế giới, showroom ngay tại tòa nhà Vincom nhưng vẫn thất bại bởi mẫu mã không hợp với vóc dáng người Việt.

Đừng với cao khi mới chỉ bắt đầu kinh doanh nhượng quyền

Nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào ngành thời trang, vội vàng tới thẳng Pháp, Mỹ để gặp Chanel hay LouisVuitton chẳng giải quyết được gì đâu. Thay vì đó, hãy liên hệ với đại diện của họ trước rồi theo đoàn tàu của họ, điều kiện luôn là 50 – 50. Còn khi bạn vốn và kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền dày dặn rồi thì hãy tự tin đàm phán trực tiếp với hãng. Không trông chờ vào một thương hiệu, vì riêng tiền chuyển nhượng cũng đã ngốn khá nhiều tiền của bạn rồi, lại chưa chắc đã thành công. Nên hãy “bỏ nhiều trứng vào trong một giỏ”, để hỗ trợ nhau. Không nên đặt hết vào một cửa thì chỉ có nước sập sớm mà thôi!

Nhớ đọc kỹ hợp đồng

Nhiệm vụ này cực quan trọng. Bạn sẽ nhanh chóng thấy đau đầu, hoa mắt, hoặc có thể chẳng hiểu gì- nếu là tay ngang, và hậu quả là bị ăn hiếp chứ chẳng đùa! Như trường hợp của bản thân tôi khi đàm phán hợp đồng với Burger King. Có ba vấn đề tôi đã không chú ý kỹ. Họ yêu cầu tôi phải mở 60 cửa hàng rồi mới được hưởng tiền chuyển nhượng. Nhìn sang thấy ở Philippines mở tới 600 cửa hàng, doanh thu hàng trăm triệu USD mà thèm, quyết tâm đưa Burger King về Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa nghiên cứu thị hiếu trong nước kỹ càng, món ăn sáng của người Việt rất đa dạng từ bún, phở, bánh mỳ,… Mà người Việt mình chỉ thích ăn bánh mỳ giòn, Burger King lại là bánh mỳ mềm! Điều kiện thứ hai là không cho độc quyền. Bạn nhớ nhé, khi thương thảo nhất định phải chiếm được độc quyền. Và còn một ghi nhớ nữa là câu cuối cùng trong hợp đồng thường là bồi thường khi có rủi ro xảy ra, và theo kinh nghiệm các ông lớn chuyên kinh doanh nhượng quyền thì rủi ro xảy ra với xác suất lên tới 70%.

Kinh doanh nhượng quyền, xây đã khó, giữ càng khó hơn

Lấy được thương hiệu đã khó rồi nhưng giữ còn khó hơn gấp vạn lần! Thành công lấy được thương hiệu thì hãy làm mọi cách để nó phát triển, khi chắc chân rồi thì lúc này vị thế chủ động sẽ là bạn, họ phải theo bạn vì họ cần bạn hơn. Vì Việt Nam đánh thuế 30% cộng thêm thuế giá trị gia tăng 10%, đó là luật chúng ta phải chấp hành. Hãy cố gắng kiên trì giữ giá của họ, vì hãng sẽ kiểm tra hóa đơn xem bạn có bán đúng giá họ đưa ra hay không. Nếu phát hiện có sai phạm, họ sẽ ngừng việc cung hàng cho bạn. Hãng sẽ kiểm soát cả tiền quảng cáo nữa, do vậy bạn phải thương thuyết thế nào theo hướng có lợi cho mình nhất, chẳng hạn như tiền quảng cáo cho 20 báo chứ không phải 10 báo. Bạn hãy chuẩn bị kế hoạch cho 5 năm vì chắc chắn họ sẽ đề cập tới. Vì họ muốn xem bạn có thực sự hiểu thị trường hay không. Nếu bạn không đưa ra một kế hoạch khả quan họ sẽ không chấp nhận bạn đâu. Thông thường hãng sẽ cho bạn thời hạn từ 3 -5 năm chứ không bán luôn hoặc cho chuyển nhượng hẳn đâu. Bản chất của việc nhượng quyền là bởi bạn sẽ giúp họ phát triển thương hiệu giúp họ mà thôi. Vì đó mà chuyện lãi lỗ của bạn chủ thương hiệu không quan tâm, họ chỉ cần ăn hoa hồng. Nên khi đàm phán, bạn phải làm sao buộc họ cho mình quyền bán lại cho người thứ 3 nếu mình làm tốt.

Mặt bằng

Bằng mọi giá không được để họ ép mình phải thuê mặt bằng lớn, chỉ nên giới hạn ở mức 25-30 nghìn USD, nếu lên tới 40-50 nghìn USD thì chết là cái chắc! Tiếp theo là số lượng mặt bằng chúng ta có thể lấy lại được là bao nhiêu, nếu có ở Đồng Khởi thì tuyệt đối không bỏ qua. Ban đầu là thế, nhưng khi đã vững chân, mở thêm được nhiều chi nhánh chúng ta phải đòi lại quyền lợi cho mình bằng việc không trả tiền thương quyền nữa. Bởi, chỉ cần bạn  mở thêm một cửa hàng, cổ phiếu sẽ lên giá và họ ăn ở đó là quá đủ rồi!

Bộ nhận diện thương hiệu

Vấn đề này không hề đơn giản đâu nha. Vì chỉ cần họ yêu cầu nhà bếp tăng diện tích gấp đôi so với cửa hàng, hay diện tích cửa hàng họ sẽ ép bạn ở mức 300-500 m2, như vậy khác nào tự mình đâm mình không! Thế nên về Việt Nam phải thay đổi. Chi phí đầu tư cho cửa hàng chỉ nên dừng ở 200 nghìn USD và nhà bếp chỉ nên bằng 1/3 cửa hàng thôi là đủ.

Localize tối đa có thể

Trong hợp đồng chắc chắn có điều khoản yêu cầu bạn phải nhập nguyên liệu, máy móc từ nước ngoài chính hãng từ A- Z. Xem thêm: 10 thương hiệu trà sữa cho phép kinh doanh nhượng quyền Việt Nam đã gia nhập WTO, hàng Việt cũng chất lượng không kém hàng nhập mà giá lại rẻ hơn rất nhiều. Bởi thế, hãy cố gắng dứt khoát bỏ điều kiện không có lợi này đi. Thành công thì bạn đã cắt đi được 50% nguyên liệu nhập. Các thương hiệu lớn rất có thiện chí lắng nghe nếu bạn có khả năng phân tích. Hãy nhớ luôn đặt mình ở vị trí chủ động, lấy cổ phiểu làm điều kiện để thuyết phục họ theo mình.

Muôn tuyển quân giỏi đừng tin vào cv

Tìm được nhân tài trong ngành thời trang lẫn thức ăn nhanh không hề dễ! Hồ sơ đẹp không quyết định tất cả, khả năng thực tế mới là quan trọng. Dựa trên bằng cấp, điểm số,… đem lại rất nhiều hệ lụy trong đó có việc phải đóng cửa hàng. Việc mỗi lần đóng/mở lại cửa hàng thiệt hại không hề nhỏ nữa! Bởi thế, phải kiếm nhân viên tin tưởng và có nghề mới an tâm được.

Giá cả

Giá vốn hàng hóa sẽ quyết định việc bạn thắng hay thua! Vì chúng ta còn rất nhiều khoản chi như nguyên liệu, thuế má, điện nước,…nên nếu giá vốn chiếm 25% thì thắng, còn trên 50% thì xác định thua. Nhưng hãng lại sợ bạn không đảm bảo vấn đề chất lượng sản phẩm. Nên bạn phải kiểm soát giá vốn một cách thận trọng, xuống từ từ. Công thức là: giá thuê mặt bằng từ 15- 20% thì giá vốn dao động ở mức 25- 30%, cộng lại kết quả dưới 50% là ok.

Tiếp thị sản phẩm

Kinh doanh nhượng quyền, không thể không nhắc đến khâu tiếp thị sản phẩm. Bất kể là bạn đang kinh doanh nhượng quyền café, đồ ăn nhanh hay hàng thời trang… Phải làm thế nào để khách hàng biết tới mình? Tất nhiên là quảng cáo, khuyến mãi, và còn thiếu thay đổi menu thường xuyên nữa. Vì tâm lý người tiêu dùng Việt thường rất thích những cái mới. Ví như thương hiệu Popeyes Chicken, chủ cửa hàng còn cho thêm món Gà rán Popeyes, bánh tráng trộn rồi bánh mỳ kẹp vào thực đơn. Kết quả là từ doanh số kém đã tự động tăng lên 25%.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM