Biện pháp hạn chế rủi ro khi vay tiêu dùng tín chấp

Vay tiêu dùng tín chấp là hình thức vay phổ biến hiện nay vì mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như điều kiện đơn giản, thủ tục dễ, giải ngân nhanh,...Ngày càng có nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính triển khai gói vay này. Tuy nhiên, hình thức vay này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ để cân nhắc và hạn chế các rủi ro khi vay vốn tín chấp.

1. Rủi ro vay tiêu dùng tín chấp là gì?

Vay tiêu dùng tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo với đa dạng các hình thức vay như vay theo lương, vay theo hợp đồng bảo hiểm, vay theo hóa đơn tiền điện, vay theo đăng ký xe,... Khi xét duyệt khoản vay, các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào điểm tín dụng để quyết định có cho vay hay không và các điều khoản khác.

Rủi ro khi vay tiêu dùng là khi khách hàng cá nhân không thể trả nợ được đúng hạn hoặc bên cho vay không thể thu hồi lại khoản vay như đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.

Rủi ro vay tiêu dùng tín chấp là gì?
Rủi ro vay tiêu dùng tín chấp là gì?

2. Các rủi ro khi vay tiêu dùng tín chấp

Khách hàng nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi vay tín chấp để tránh gặp phải các rủi ro và khó xử lý sau khi giải ngân.

2.1 Rủi ro tín dụng từ lãi suất

Vay tín dụng tiêu dùng là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo nên mức lãi suất thường cao hơn so với các hình thức vay khác. Mức lãi suất thường dao động trong khoảng 11% - 18%/năm đối với ngân hàng thương mại và >20%/năm đối với các công ty tài chính. 

Mức lãi suất của mỗi hợp đồng vay là khác nhau, phụ thuộc vào điểm tín dụng của người đi vay. Nếu có lịch sử tín dụng tốt thì lãi suất sẽ càng thấp. Người vay cần cân nhắc khả năng chi trả và xác định rõ mục đích sử dụng để trả nợ đúng hạn. Nếu trả nợ quá hạn, người đi vay sẽ phải chịu mức phí phạt rất cao vì lãi suất cao. Bên cạnh đó, việc trả nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến uy tín của người đi vay, làm giảm điểm tín dụng, gây khó khăn cho những lần vay sau.

Xem thêm: Nhà bán hàng có nên vay tiền không thế chấp không?

2.2 Rủi ro từ ràng buộc pháp lý

Trong hợp đồng quy định rõ những điều khoản mà tổ chức cho vay và người đi vay cần tuân theo. Theo đó, tổ chức đi vay có quyền sử dụng các biện pháp và nghiệp vụ để thu hồi nợ nếu người đi vay không trả nợ đúng hẹn và đủ số tiền vay. 

Khi không thu hồi được hết số nợ, tổ chức cho vay có thể kiện người vay ra tòa và có sự can thiệp của pháp luật và số nợ này trở thành nợ xấu. Lịch sử nợ xấu được lưu giữ từ 3-5 năm, ảnh hưởng đến các lần vay khác, thậm chí là không còn cơ hội vay thêm lần nào nữa.

2.3 Chưa tìm hiểu rõ về tổ chức và quy định khi vay

Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức cho vay trên thị trường. Người vay đang có nhu cầu cần tiền gấp và được các cá nhân giả danh là nhân viên từ các công ty tài chính hoặc ngân hàng để cho vay với lãi suất cao, nhiều chi phí phát sinh, thông tin không minh bạch.

Hợp đồng tín dụng thường dài và có nhiều thuật ngữ khó hiểu. Một số trường hợp rủi ro xảy ra khi người vay không tìm hiểu rõ về hợp đồng và các điều khoản, chỉ đọc lướt qua không biết hết nội dung liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của mình. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết và dẫn đến nhiều thiệt hại.

Nhiều khách hàng bị lừa đảo khi nhận lời đứng tên kí thay hợp đồng vay tín chấp hộ bạn bè hoặc người thân; sau đó phải gánh khoản nợ này và trả nợ thay.

3. Biện pháp hạn chế rủi ro khi vay tiêu dùng tín chấp

Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà bán hàng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây.

3.1 Trước khi ký hợp đồng vay 

Tìm hiểu và lựa chọn tổ chức tín dụng có uy tín và độ tin cậy cao thông qua bạn bè, các thông tin từ những người đã sử dụng, tham khảo thông tin trên mạng để xác định dịch vụ của công ty đó có thực sự an toàn không.

Tham khảo các hình thức vay, ưu nhược điểm của từng hình thức, xem xét khả năng trả nợ và lựa chọn cho mình hình thức vay phù hợp nhất.

Tập trung lắng nghe các thông tin từ nhân viên tư vấn và đọc thật kỹ các điều khoản của hợp đồng. Lưu ý các điều khoản liên quan đến hợp đồng về lãi suất, phương thức thanh toán, thời hạn trả nợ, các phí liên quan. Nếu bất kỳ thắc mắc hay chưa hiểu rõ, bạn có thể yêu cầu nhân viên giải thích lại.

Trước khi ký hợp đồng vay
Tìm hiểu kỹ về hợp đồng và các điều khoản trước khi ký kết

3.2 Trong quá trình thực hiện hợp đồng

Khách hàng cần giữ lại tất cả các giấy tờ, hóa đơn có liên quan để nếu xảy ra vấn đề có thể dùng để đối chứng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, hãy liên hệ ngay với đơn vị cho vay để được giải quyết kịp thời. Trong trường hợp không được giải quyết, hãy nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để được làm rõ.

3.3 Sau khi ký hợp đồng

Đề nghị nhân viên tư vấn hoặc đơn vị cho vay cung cấp bản sao hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong trường hợp hợp đồng được chuyển phát nhanh qua bưu điện thì cần yêu cầu nhân viên tư vấn có giấy xác nhận gửi hợp đồng và hẹn rõ thời gian.

4. Vay tiêu dùng tín chấp an toàn tại Easy Credit

Easy Credit là một trong những đối tác tài chính của Sapo Money, mang đến các giải pháp tiếp cận nguồn vốn kinh doanh dễ dàng hơn với nhiều ưu tiên cho nhà bán hàng Sapo. 

Easy Credit ra đời dưới sự bảo chứng vững vàng và đáng tin cậy của Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực (EVN Finance), đã và đang mang đến giải pháp tài chính linh hoạt, an toàn, lãi suất hấp dẫn, quy trình xét duyệt trực tuyến hiện đại, thời gian phê duyệt chỉ trong 24 giờ từ lúc tạo khoản vay đến khi được giải ngân, đảm bảo khả năng chi trả tốt nhất cho khách hàng.

Những đặc quyền mà khách hàng Sapo nhận được khi vay vốn tại Easy Credit:

- Thủ tục online 100% giúp nhà bán hàng tiết kiệm chi phí, thời gian

- Hạn mức cấp lên đến 500 triệu đồng

- Giải ngân nhanh, phương thức giải ngân linh hoạt

- Không cần tài sản đảm bảo, miễn phí tất toán trước hạn

- Lãi suất ưu đãi tính theo ngày vay chỉ 0.075%/ ngày

- Điều kiện và quy trình vay vốn đơn giản

vay-easy-credit

Đăng ký tư vấn về gói vay này qua Sapo Money ngay!

Giải pháp vay vốn kinh doanh
arrow Nhận tư vấn ngay

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM