GA4 là gì? Tất tần tật sự khác biệt của GA4 so với GA3

Sự kiện được mong chờ nhất tháng 7 này của dân marketing chính là việc GA4 sẽ thay thế hoàn toàn GA3 bắt đầu từ ngày 1.7.2023. Sự cải tiến mới mẻ, nhiều chức năng thú vị, khác hoàn toàn với GA3 chính là lý do mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng về GA4 trước khi chính thức sử dụng nó.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về GA4, thì những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phiên bản thú vị này.

1. Google Analytics 4 là gì?

Google Analytics 4 hay còn được biết đến là GA4, là công cụ phân tích hiệu quả  của website được phát triển bởi Google. Trước khi GA4 xuất hiện, GA3 với tên đầy đủ là Universal Analytics đã tồn tại được hơn 11 năm, giúp hàng trăm triệu website theo dõi được tiến trình phát triển của mình.

Mặc dù đã chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 2020 nhưng phải mất 3 năm sau, tức là 2023, Google mới chính thức tuyên bố GA4 là nền tảng cung cấp dữ liệu chủ đạo. Có nghĩa là Goole đã rất cân nhắc việc làm sao để thay đổi thói quen của người dùng trong hơn 1 thập kỷ, thuyết phục họ cài đặt và trải nghiệm những tính năng mới của GA4, làm sao để khi GA3 chính thức bị “khai tử”, người dùng sẽ sẵn lòng sử dụng phiên bản mới này. 

Và GA4 được kỳ vọng sẽ kế thừa những ưu điểm vượt trội của nhà tiền nhiệm, đồng thời sẽ khắc phục được những hạn chế vẫn còn tồn đọng trước đó, trở thành công cụ phân tích website chính xác và mạnh mẽ nhất.

Google Analytics 4 là gì?
Google Analytics 4

2. Sự khác biệt của Google Analytics 4

Mặc dù đều mang đến hệ thống số liệu có độ chính xác rất cao, nhưng trình thu thập thông tin, cách cung cấp dữ liệu của Google Analytics 4 có rất nhiều điểm khác biệt so với GA3. Cụ thể từng sự khác biệt như sau:

2.1 Theo dõi dựa trên sự kiện

Cách GA4 theo dõi và cung cấp dữ liệu khác hoàn toàn với GA3. Bạn có thể nhận thấy điều này ngay khi truy cập phiên bản mới. Nếu như với người tiền nhiệm cũ GA3, quản trị viên chỉ có thể nắm được sự tương tác giữa user và trang web/app thông qua: Người dùng, số phiên, tỷ lệ thoát, thời lượng phiên. Thì với GA4, công cụ này lại làm rõ sự tương tác của người dùng với trang web với các hạng mục là: Người dùng, số sự kiện, số người dùng mới & lượt chuyển đổi

Tức là, thay vì theo dõi các hành động chung chung, GA4 đã làm rõ hơn những hành vi của người dùng khi truy cập vào website, giúp gia tăng tính minh bạch, cải thiện chất lượng các chỉ số. 

Sự khác biệt của Google Analytics 4
Báo cáo tổng quan GA4
Sự khác biệt của Google Analytics 4
Báo cáo tổng quan GA3

Với sự thay đổi trên GA4, quản trị viên có thể theo dõi các sự kiện như: nhấp vào liên kết, tải tệp, xem video, chuyển đổi… Từ đó xây dựng hình ảnh khách hàng website một cách chân thực nhất, đề ra được các phương án, kế hoạch phù hợp với luồng đi của khách hàng, tận dụng được mọi cơ hội để gia tăng chuyển đổi.

2.2 Thời gian phiên

Không chỉ thay đổi các điều kiện theo dõi, GA4 còn điều chỉnh lại cách tính phiên. Sự thay đổi đó bao gồm thời gian chờ phiên, cách bắt đầu tính phiên, phiên không hết hạn… cụ thể:

Thời gian đo số lượng người dùng: Trong GA3 số lượng người dùng truy cập được đo 5 phút/ 1 lần. Ngược lại, sang đến GA4, số lượng người dùng được đo 30 phút/ 1 lần. Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng GA4 và vẫn chưa quen cách tính của phiên bản này, có thể lấy số liệu tại thời điểm đó, chia cho 6 là ra cách tính số lượng người dùng của GA3.

Thời lượng và thời gian chờ phiên: Hầu hết chúng ta đều đã quen cách tính 30 phút = 1 phiên của GA3. Nhưng với GA4, thời gian phiên sẽ được tính từ lúc bắt đầu sự kiện cho đến sự kiện cuối cùng của người dùng trên website. Như vậy, các chỉ số sẽ sát với người hành vi người dùng hơn cách tính trước đây.

Cách bắt đầu phiên: Việc có hoặc không có lượt xem trang không ảnh hưởng đến việc GA4 bắt đầu tính phiên. Thay vào đó, GA4 quyết định thời điểm bắt đầu phiên dựa vào sự tương tác của người dùng chứ không phải page view.

Cách tính phiên hết hạn: Trong GA3, khách hàng đang truy cập website, sau đó thoát ra và vào lại web từ 1 nguồn được tính là kết thúc 1 phiên và bắt đầu phiên mới. Nhưng với phiên bản GA4 lần này, kể cả người dùng có thoát ra vào vào lại trang web từ bất cứ nguồn nào, hệ thống cũng sẽ ghi nhận đó vẫn nằm trong 1 phiên.

2.3 Bounce rate và engagement rate

Một trong những thay đổi lớn tiếp theo trong GA4 đó là đã loại bỏ chỉ số tỷ lệ thoát của đối tượng. Thay vào đó là có thêm chỉ số hoàn toàn mới: tỷ lệ tương tác. 

Sự khác biệt của Google Analytics 4
Các chỉ số nhân khẩu học GA4
Sự khác biệt của Google Analytics 4
Các chỉ số nhân khẩu học GA3

Với chỉ số tương tác này, quản trị viên dễ dàng bao quát toàn diện về các khách hàng truy cập website, biết được khi 1 khách hàng vào website, họ có thực sự tương tác với trang hay họ sẽ thoát ra ngay lập tức. Thông tin này thực sự rất hữu ích, nếu chỉ đo chỉ số bounce rate như GA3 sẽ khó lòng mà biết được. 

Ngoài tỷ lệ tương tác, GA4 còn cung cấp nhiều chỉ số liên quan khác như: Số phiên tương tác, số phiên tương tác trên mỗi người dùng, thời gian tương tác trung bình, số lượng sự kiện, lượt chuyển đổi…

2.4 BigQuery schema

GA4 tự động kết nối BigQuery, điều mà GA đã yêu cầu người dùng phải trả phí nếu muốn sử dụng tính năng đó, tuy nhiên, BigQuery schema trên trình kết nối gốc lại không giống với BigQuery schema của GA3.

Với sự cải tiến này, bạn hãy kiểm tra lại tất cả các hệ thống dữ liệu của mình trên GA4 trước khi chuyển nó vào BigQuery schema. Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước này, chạy truy vấn SQL sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

2.5 Machine learning

Phiên bản GA4 ứng dụng công nghệ mới nhất, cho phép người dùng có thể nhận được những số liệu phân tích chính xác thông qua 3 chỉ số: 

  • Purchase probability - Xác suất mua

Chỉ số này sẽ giúp bạn nắm được tình hình mua hàng của khách trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể dễ dàng lên các kế hoạch, chiến dịch kinh doanh phù hợp, gia tăng hiệu quả doanh thu đơn giản hơn. 

  • Churn probability -  Xác suất Churn

Chỉ số này sẽ dự đoán được có khoảng bao nhiêu tỷ lệ người sẽ không mua/ sử dụng dịch vụ của bạn nữa. Chỉ số này có được là dựa trên nhiều yếu tố như: nhân khẩu học, mô hình kinh doanh, tỷ lệ tương tác,...

  • Predictive revenue - Doanh thu dự đoán 

Là doanh số mà bạn có thể nhận được trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tất nhiên, chỉ số này cũng được dựa trên kết quả đo lường của nhiều hạng mục có liên quan trên GA4. Predictive revenue được đánh giá là một trong những khác biệt vượt trội của GA4, nó có thể giúp bạn cải thiện ROI dễ hơn. 

2.6 Bảo mật dữ liệu

Càng ngày người dùng càng lo ngại quyền riêng tư của mình bị xâm phạm. Vì vậy, vấn đề bảo mật đã được Google đặc biệt quan tâm và hoàn thiện trong GA4. Phiên bản đo lường mới nhất này sử dụng cookie và AI của bên thứ nhất, thay vì theo dõi IP và lưu trữ trên hệ thống để quan sát hành vi người dùng như GA3 trước đây. 

Cookie bên thứ nhất chính là cookie được đặt bởi trang web mà người dùng đang truy cập, chúng không được sử dụng để theo dõi các cá nhân, nhiệm vụ chính của chúng là thu thập dữ liệu tổng hợp đánh giá hiệu suất trang web. 

2.7 Thời gian lưu trữ dữ liệu

Nếu bạn đã quen GA3 lưu trữ dữ liệu của bạn gần như vô thời hạn, thì bạn sẽ phải điều chỉnh lại ngay lập tức khi bạn chuyển sang dùng GA4. Trong phiên bản này, dữ liệu sẽ tự động hết hạn sau 2 tháng hoặc 14 tháng, trong khi đó, GA3 cho phép bạn lựa chọn thời gian lưu trữ dữ liệu với các mốc như: 14 tháng, 26 tháng, 38 tháng hoặc không tự động hết hạn.

Nhưng nếu bạn vẫn muốn truy cập dữ liệu cũ, vẫn có cách dành cho bạn. Đó là hãy sử dụng GA4 sớm, các dữ liệu sẽ được lưu tại BigQuery, nhờ vậy bạn có thể xem lại lịch sử dữ liệu từ những ngày đầu thiết lập. Bạn càng sử dụng sớm bao nhiêu, lịch sử các báo cáo càng nhiều bấy nhiêu. 

2.8 Mô hình phân bổ

Sự cải tiến cuối cùng trong danh sách này cũng được đánh giá là một trong những tính năng quan trọng nhất của GA4. Tính năng này cho phép bạn lựa chọn gán sự tín nhiệm cho các lưu lượng truy cập cụ thể cho các chuyển đổi có ý nghĩa. 

Trong khi đó, mô hình phân bổ của GA3 mặc định là lần nhấp cuối cùng, và bạn sẽ chỉ được gán sự tín nhiệm cho các kênh cuối cùng mà người dùng tương tác. GA3 cũng có một công cụ so sánh mô hình trong báo cáo kênh đa kênh cho phép bạn so sánh dữ liệu chuyển đổi của mình bằng cách sử dụng các mô hình phân bổ thay thế. Những mô hình đó bao gồm:

  • Nhấp chuột cuối cùng
  • Lần nhấp không trực tiếp cuối cùng
  • Lần nhấp Google Ads gần đây nhất
  • Nhấp chuột đầu tiên
  • Tuyến
  • Thời gian phân rã
  • Dựa trên vị trí

Google đã quyết định ngừng các mô hình phân bổ này để theo kịp hệ sinh thái đang thay đổi. Công cụ tìm kiếm này đã phân tích tuyên bố các mô hình dựa trên quy tắc này không còn chính xác, linh hoạt hoặc có khả năng đối phó với hành trình mua hàng phức tạp ngày nay.

Do quyết định của Google, các nhà tiếp thị đang xem xét sử dụng các nền tảng phân bổ của bên thứ ba để họ có thể:

- Có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với mô hình phân bổ mà họ sử dụng để gán tín dụng cho từng điểm tiếp xúc

- Hiểu rõ hơn về đối tượng đang chuyển đổi

- Đo lường sự đóng góp của từng kênh tiếp thị vào quy trình và tạo doanh thu

Tổng kết

Có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn rằng, GA4 chắc chắn sẽ là bước tiến vượt bậc so với người tiền nhiệm trước đó. Bằng việc chú trọng nhiều đến tương tác trực tiếp giữa người dùng và web, GA4 chắc chắn sẽ giúp bạn thu thập được những chỉ số sát nhất với kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Và dù bạn có thích hay không thì ngày 1.7.2023 bạn sẽ vẫn phải làm quen với GA4 và sử dụng nó trong suốt thời gian phát triển web sau này. Chúc các bạn thành công!

Bài viết có tham khảo một số thông tin từ nguồn ruleranalytics.com

Web

Sapo Web

Bán hàng trên website

Giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, đa ngành nghề

Sapo Web - Giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp giúp chủ kinh doanh tăng doanh thu online và phủ rộng thương hiệu. Tìm hiểu thêm và dùng thừ 07 ngày hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM