Trong digital marketing, CPC được xem chỉ số quan trọng trong quảng cáo Ads bởi khả năng đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch quảng cáo. Vậy CPC là gì? Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ CPC cũng như ý nghĩa và cách sử dụng nó sao cho hiệu quả, hãy cùng Sapo tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
1. CPC là gì?
CPC được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Cost per click. Hiểu 1 cách nôm na, CPC là giá trị mà người dùng phải bỏ ra, chi trả sau mỗi lần người dùng kích vào quảng cáo. Đây sẽ là lựa chọn rất phù hợp để giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trước khi đưa ra quyết định mua sắm, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu sản phẩm qua các trang bán hàng của doanh nghiệp. Cứ mỗi hành động click chuột vào quảng cáo sẽ được coi như một lần khách hàng đang ghé thăm vào trang đó. Điều này chứng tỏ khách hàng đang quan tâm đến quảng cáo của bạn và có nhu cầu sở hữu sản phẩm. Vậy nên số tiền bạn bỏ ra bao nhiêu tương ứng với bấy nhiêu sự chú ý của người dùng.
CPC là một phương thức phổ biến để quảng cáo trực tuyến và xứng đáng để các marketer đầu tư vì sẽ làm lưu lượng truy cập vào trang web của doanh nghiệp tăng lên trông thấy. Khách hàng sẽ có cơ hội thăm quan trang bán hàng của bạn. Nếu sản phẩm của bạn thực sự tốt, trang web của bạn thực sự thu hút thì khả năng chốt đơn sẽ rất cao.
2. Khi nào sử dụng CPC
Khi bạn đã xác định được CPC là gì thì bạn có thắc mắc khi nào mình sử dụng hình thức quảng cáo CPC này không?
Hiện nay, phương thức quảng cáo CPC được marketer sử dụng nhiều nhất cho chiến dịch Google Adwords. Nhà quảng cáo sẽ chỉ mất chi phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các loại banner, video quảng cáo xuất hiện trên trang đối tác của Google.
Trong quảng cáo Google Ads, cũng sẽ có rất nhiều loại chiến dịch quảng cáo khác nhau như: Google Search Ads, Google Display Ads, Email Ads,..
Xem thêm: Email marketing là gì? TOP 5 phần mềm gửi email marketing tốt nhất hiện nay
3. Ưu và nhược điểm của CPC
Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của CPC đó chính là việc bạn sẽ tối ưu được ngân sách quảng cáo. Cụ thể, ngân sách quảng cáo sẽ không bị trừ trong trường hợp quảng cáo của doanh nghiệp được hiển thị đến những đối tượng người dùng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ khiến họ không nhấp vào quảng cáo.
Nhược điểm: Có thể dễ dàng nhận ra rằng chi phí quảng cáo ở hình thức CPC có phần cao hơn một chút so với quảng cáo CPM, doanh nghiệp chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo mà không thể xác định được số lượt nhấp chuột hay những nhấp chuột phát sinh lợi ích trong một thời điểm cụ thể nào đó.
4. Phương pháp tối ưu hóa CPC
Làm tăng điểm chất lượng
Google đã xây dựng lên hệ thống giảm giá tự động PPC dành cho những chiến dịch quảng cáo có điểm chất lượng cao và để tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp cần thực hiện một vài tiêu chuẩn sau:
- Gia tăng tỷ lệ nhấp quảng cáo tăng lên CTA
- Các từ khóa, các nhóm quảng cáo có sự tương quan, liên kết với nhau
- Văn bản và trang đích được tối ưu hóa để phù hợp với nội dung quảng cáo
Tập trung vào những lần click chuột
Thành công của CPC được quyết định bằng những cú click chuột. Khi bạn kiên trì khám phá những lượt click chuột mới liên quan và có giá trị sẽ giúp ngân sách của bạn cải thiện đáng kể. Để thực hiện điều này, bạn cần tìm hiểu về các từ khóa PPC (quảng cáo trả phí) mới và mở rộng cơ hội quảng cáo.
Tăng mức độ tiếp cận của bạn
Xem xét và tiếp cận với những cách click chuột mới, có liên quan và có giá trị là cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tối ưu việc phân phối ngân sách giúp hoàn thiện chiến dịch một cách đáng kể. Bên cạnh việc có thể mở rộng còn có thể loại bỏ được những lượt click ảo gây lãng phí ngân sách cho doanh nghiệp.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi CPC là gì và những điều cần biết về CPC. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu được ý nghĩa của CPC cũng như biết cách thiết lập 1 chiến dịch quảng cáo CPC một cách hiệu quả.