CE là gì? Quy trình cấp chứng nhận CE là gì? Bạn đã biết tới thuật ngữ quan trọng trong sản xuất và nhập khẩu hàng hóa vào các nước liên minh Châu Âu này chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây, bởi Sapo sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật kiến thức về CE.
1. CE là gì?
1.1. Khái niệm CE là gì?
Đầu tiên, hãy cùng đi tìm hiểu CE là gì? CE là viết tắt của từ European Conformity, là một loại chứng nhận có vai trò tương đương với hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường. Những hàng hóa có chứng nhận CE được cho là đã tuân thủ đúng , đầy đủ pháp luật của liên minh Châu Âu và được tự do lưu hành tại các nước này.
1.2. Lợi ích của CE là gì?
Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua một số lợi ích khi sản phẩm được gắn dấu CE nhé!
- Sản phẩm có dấu chứng nhận CE cho thấy rằng nó đã được đánh giá, kiểm định một cách nghiêm ngặt, tuân thủ theo các luật lệ của Châu Âu, đáp ứng được toàn bộ yêu cầu về an toàn, sức khỏe và môi trường tại đây trước khi tung ra thị trường.
- Bảo đảm việc tự do thông hành của sản phẩm tại thị trường Châu Âu, tạo cơ hội rất lớn trong việc mở rộng quy mô khách hàng.
- Độ an toàn về chất lượng của sản phẩm được khẳng định với khách hàng
- Việc một sản phẩm có chứng nhận CE sẽ khiến nhà sản xuất có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Nhà bán hàng có thể dựa vào bàn đạp đó để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, dễ dàng đưa sản phẩm tới các nước Châu Âu, giúp doanh thu được tăng cao đáng kể.
1.3. Phân biệt với CE của Trung Quốc
Tuy nhiên, nhiều người cũng thắc mắc, tại sao tại Trung Quốc, cũng có những sản phẩm có dấu CE? Điều này thực ra chỉ là sự trùng hợp. Dấu CE của Trung Quốc thực ra là viết tắt của China Export, có nghĩa là sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu tại Trung Quốc.
Dấu CE không mang ý nghĩa cho rằng các hàng hóa đã được kiểm định và đánh giá theo tiêu chuẩn Châu Âu, vì vậy, các nhà bán hàng, nhà sản xuất cần lưu ý để tránh bị nhầm lẫn.
2. Các sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE
Sau khi đã tìm hiểu CE là gì, các nhà bán hàng hãy cùng tham khảo qua những mặt hàng nếu muốn lưu thông tại thị trường Châu Âu thì cần phải có chứng nhận CE. Thông thường, những sản phẩm điện - điện tử là những sản phẩm hầu như bị bắt buộc phải có dấu CE. Ngoài ra, cũng có một số ngành hàng khác khi muốn xâm nhập vào thị trường EU đều cần được dán chứng nhận CE như bảng sau:
STT | Tên sản phẩm | Mã số EC |
1 | Máy móc công nghiệp | 2006/42/EC |
2 | Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V ~ 1000V , DC 75V ~ 1500V | 2014/35/EU |
3 | Thiết bị điện và điện tử | 2014/30/EU |
4 | Thang máy | 2014/33/EU |
5 | Các thiết bị y tế ống nghiệm | 98/79/EC |
6 | Thiết bị y tế | 93/42/EEC |
7 | Sản phẩm chống cháy nổ | 94/9/EC |
8 | Đồ chơi trẻ em | 2009/48/EC |
9 | Thiết bị áp lực đơn | 2014/29/EU |
10 | Thiết bị khí đốt | 2009/142/EC |
11 | Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây | 2014/53/EU |
12 | Thiết bị bảo vệ cá nhân | 89/686/EEC |
13 | Du thuyền | 94/25/EC |
14 | Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân | 2000/9 / EC |
15 | … | … |
Bên cạnh đó, những hàng hóa không cần phải cấp chứng nhận CE bao gồm: Hóa chất, thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm là gì? Công bố mỹ phẩm thế nào đúng quy định?
3. Quy trình cấp chứng nhận CE
3.1. Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi nắm được những sản phẩm cần phải có chứng nhận CE là gì, nếu bạn đang kinh doanh trong nhóm hàng hóa đó và muốn cấp chứng nhận CE, trước hết hãy chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm bao gồm:
- Mẫu giấy chứng nhận CE
- Sơ đồ tổ chức của công ty, doanh nghiệp
- Các tài liệu trình bày rõ ràng về các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuất, kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm
- Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình được phòng thí nghiệm công nhận (nếu có)
3.2. Các bước cấp chứng nhận CE
- Bước 1: Xác định tiêu chuẩn áp dụng
- Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết
- Bước 3: Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm hợp chuẩn
- Bước 4: Cung cấp các tài liệu kỹ thuật
- Bước 5: Đưa ra quyết định về sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn Châu Âu và cấp chứng nhận CE.
Bên cạnh đó, trong trường hợp sản phẩm có vấn đề trong quá trình chứng nhận sẽ phát sinh ra thêm một vài bước sau: Chứng nhận lại sản phẩm -> Đánh giá mở rộng -> Đánh giá đột xuất -> Đưa ra kết luận
4. Những điều cần lưu ý về chứng nhận CE
Cuối cùng, sau khi nắm được quy trình cấp CE là gì, chắc hẳn bạn cũng đã biết cách để nộp đơn lên các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn tại bất cứ nước nào thuộc liên minh Châu Âu để được cấp chứng nhận CE.
Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng có thể rút ngắn thời gian bằng cách tự đánh giá sản phẩm của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của EU và có thể dán nhãn CE sau khi tuyên bố sản phẩm của mình đạt chuẩn. Để làm được điều này, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo chắc chắn sản phẩm đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của EU
- Tạo một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp
- Dự thảo và ký một số tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU
- Khi tự gán nhãn CE cho sản phẩm của mình, nếu cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu kiểm tra, nhà sản xuất phải cung cấp toàn bộ thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan.
Trên đây là tất tần tật thông tin để giải đáp cho câu hỏi CE là gì? dành cho những bao còn băn khoăn về khái niệm này. Sapo hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích.