Khi một website có nhu cầu muốn tối ưu băng thông và cải thiện tốc độ website đều sẽ được nghe đến một thuật ngữ là CDN. Vậy CDN là gì? Lợi ích của CDN gồm những gì? Làm sao để biết đã đến lúc dùng CDN hay chưa? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây của Sapo Web.
1. CDN là gì?
CDN được viết tắt bởi cụm từ content delivery network, được hiểu là một nhóm gồm nhiều server được đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau với mục đích giúp các mọi hoạt động của user (người dùng) luôn ổn định.
Không chỉ làm nhiệm vụ lưu bản sao những nội dung tĩnh của trang web mà CDN còn phân bổ những thông tin này đến nhiều server khác (Points of Presence - PoP). PoP sẽ tiếp tục gửi đến cho user khi họ truy cập website.
Điều này không chỉ giúp nhà quản trị website quản lý hiệu quả các nguồn traffic mà còn góp phần tăng tính trải nghiệm của người dùng khi truy cập trang web của bạn.
Ngoài ra, với việc phân tán hệ thống trên một khu vực rộng lớn này sẽ giúp giảm tải lượng băng thông, rút ngắn thời gian tải trang và có thể đáp ứng được một lượng lớn người truy cập cùng một lúc.
2. Những lợi ích khi dùng CDN
Khi bạn đã hiểu CDN là gì, sau đây là những lợi ích khi sử dụng CDN, cụ thể:
2.1 Tiết kiệm băng thông
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất với dịch vụ hosting đó chính là băng thông. Tuy nhiên, khi sử dụng CDN máy chủ chính chỉ cần xử lý một lần bằng việc chấp nhận yêu cầu từ PoP CDN. Sau đó, người dùng có thể truy cập nội dung ngay trên CDN mà không cần tốn dung lượng máy chủ.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn xoá những bản sao lưu trên CDN, khi này PoP CDN sẽ phải tiến hành sao lưu lại một lần nữa. Lúc này này sẽ ảnh hưởng đến băng thông từ mạng của máy chủ gốc.
2.2 Cải thiện tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang càng chậm kéo theo tỷ lệ thoát trang tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến điểm đánh giá của website. Vấn đề trang load chậm xuất hiện do những nguyên nhân như giao thức truyền file, xử lý file từ server chậm chễ,...
Do đặc điểm của PoP CDN là phân phối ở khắp các khu vực, bởi vậy đối với những khách hàng ở xa máy chủ cũng có thể truy cập website một cách nhanh chóng.
Ví dụ, website abc.com có máy chủ ở Việt Nam, vậy một user ở Mỹ muốn xem một hình ảnh với dung lượng ~320KB sẽ mất khoảng 500ms (0.5 giây) để load. Tuy nhiên, nếu trang web abc.com sử dụng CDN và PoP có hỗ trợ tại Mỹ thì thời gian sẽ được rút ngắn lại từ 0.5 còn 0.1 giây
2.3 Tăng độ bảo mật
Sử dụng CDN sẽ tránh được rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật, ví dụ như kiểu tấn công DDos. Kiểu tấn công là tất cả những thông tin sẽ được truyền đến nhiều địa điểm, nhiều người dùng trong cùng 1 thời điểm. Điều này sẽ khiến máy chủ bị quá tải và dẫn đến tình trạng bị sập.
Tình trạng này nếu không có cách xử lý nhanh chóng và chuyên nghiệp có thể kéo dài trong vài giờ, tệ hơn là nhiều ngày gây tổn thất rất nhiều cho doanh nghiệp.
Với CDN TLS/SSL sẽ liên tục được làm mới từ đó tạo ra độ mã hoá cao hơn, chống hacker tiếp cận những thông tin mật của web, đồng thời phân bổ traffic từ máy chủ chính sang proxies.
2.4 Tối ưu chi phí băng thông
Mỗi gói hosting sẽ cung cấp cho bạn lượng băng thông cố định và hàng tháng cần gia hạn để đảm bảo tính ổn định của website. Trong trường hợp muốn nâng cấp băng thông, chủ web sẽ phải mất thêm một khoản phí không nhỏ, trung bình sẽ là 20.000/1GB.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng CDN, giá dịch vụ sẽ rẻ hơn, trung bình chỉ khoảng 10.000/1GB. Lựa chọn cách này sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc nâng cấp năng thông như hiện tại.
Xem thêm: Web hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về web hosting
3. Làm sao để biết đã đến lúc dùng CDN hay chưa?
Chúng ta không thể phủ nhận nhận những lợi ích khi sử dụng CDN, vậy làm sao để biết đã cần thiết sử dụng CDN hay chưa? Hãy xem website của mình đang trong trường hợp nào trong 2 trường hợp sau đây.
3.1 Trường hợp nên dùng CDN
CDN sẽ chỉ phát huy hết công dụng, lợi ích của mình nếu website của bạn gặp những vấn đề sau đây:
- Máy chủ web ở vị trí quá xa người dùng.
- Lượng truy cập lớn, tốn nhiều băng thông.
- Traffic đến từ nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới.
- Sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.
Nếu website của bạn đang gặp 1 trong 4 vấn đề này thì việc sử dụng CDN là cần thiết. Không chỉ giúp tối ưu chi phí nâng cấp băng thông mà còn giúp tăng lượt truy cập, tạo sự hài lòng cho khách hàng.
3.2 Trường hợp chưa cần thiết dùng CDN
Nếu website của bạn không gặp những vấn đề như đã nêu ở trên thì việc sử dụng CDN không những không cải thiện được tính hiệu quả của website mà còn khiến trang web của bạn tải chậm hơn.
Ví dụ: Máy chủ của bạn được đặt tại Việt Nam nhưng CDN bạn sử dụng lại không có PoP tại Việt Nam. Khi này website của bạn sẽ chậm hơn so với bình thường vì người dùng đang phải dùng PoP ở một vị trí xa với máy chủ gốc hiện tại.
4. Những lưu ý khi lựa chọn dịch vụ CDN
Để việc sử dụng CDN đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần chú ý một vài điều sau:
- Ưu tiên sử dụng CDN có PoP đặt tại quốc gia mà website của bạn có nhiều lượt truy cập nhất.
- Lưu ý về giá cả: Mỗi một bên cung cấp dịch vụ CDN sẽ chào mức giá khác nhau. Vì vậy cần tham khảo một số bên trước khi đưa ra quyết định lựa chọn dịch vụ bên nào hợp lý nhất.
- Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp: Có hai hình thức thanh toán là cố định theo gói và dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu (Pay-as-you-go). Tuy nhiên bạn cần cân nhắc vì đôi khi bạn trả theo gói sẽ không thể dùng hết được. Nếu trang web của bạn không tốn nhiều băng thông thì bạn nên lựa chọn hình thức Pay-as-you-go sẽ hợp lý hơn.
- Hãy tham khảo những đánh giá trên mạng hoặc từ những người đi trước và tiến hành kiểm chứng dịch vụ CDN này có thực sự tối ưu tốc độ tải trang không trước khi ký hợp đồng sử dụng dịch vụ nhé.
Trên đây là những thông tin giải đáp CDN là gì? Lợi ích và những lưu ý khi sử dụng dịch vụ CDN. Chúc website của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng SERPS nhé.
Xem thêm: Những gì bạn cần biết về bảo mật điện toán đám mây