Bạn thích sự sáng tạo không ngừng mỗi khi nghĩ tới việc được tự tay nhào nặn bột thành cả trăm hình thù khác nhau? Và quan trọng nhất, bạn có sở thích làm bánh ngọt, và có nhiều ý tưởng kinh doanh, vậy tại sao không kinh doanh bánh ngọt? hoặc mở cửa hàng bánh ngọt? Làm giàu từ việc kinh doanh bánh ngọt là xu hướng của nhiều bạn trẻ 9X hiện nay. Hãy cùng Sapo khám phá chi tiết các bước mở tiệm bánh ngọt như thế nào? Cần chuẩn bị gì và mất bao nhiêu vốn trong bài viết dưới đây nhé!
Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt
1. Mở tiệm bánh ngọt chuẩn bị gì và cần bao nhiêu vốn?
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ khi có ý định khởi nghiệp mở tiệm bánh ngọt chưa biết cần chuẩn bị những gì và cần bao nhiêu vốn. Không có một con số cố định, cụ thể nào có thể trả lời chính xác câu hỏi “Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?” cả. Tuy nhiên, dựa trên quy mô, địa điểm kinh doanh, các trang thiết bị làm bánh và chất lượng sản phẩm, ta có thể ước tính được các khoản chi phí cần thiết khi mở tiệm bánh ngọt. Dưới đây, Sapo liệt kê cho bạn danh sách các đồ vật cần chuẩn bị khi mở tiệm bánh sinh nhật và số vốn cơ bản:
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn có ý định mở một tiệm bánh ngọt nhỏ tại nhà, vị trí không quá đắc địa mà chỉ nằm ở nơi đông dân cư, khu phố … chi phí thuê mặt bằng dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng.
Một cửa hàng bánh ngọt được đầu tư mặt tiền lớn, ở khu vực trung tâm, khu vực mua bán sầm uất, nhiều trường học, chung cư, văn phòng… chi phí thuê mặt bằng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/ tháng. Tất cả các chi phí ước tính trên đã bao gồm tiền thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng. Nếu mở tiệm bánh kem online tại nhà, bạn không cần chuẩn bị chi phí thuê mặt bằng.
Chi phí mua các trang thiết bị
Đầu tư vào các trang thiết bị làm bánh tốt sẽ giúp sản phẩm của bạn chỉn chu và chất lượng. Hơn nữa, khi mua các trang thiết bị tốt, bạn sẽ tiết kiệm các loại chi phí sửa chữa, bảo trì…
Dưới đây là gợi ý một số trang thiết bị bạn có thể tham khảo:
- Máy trộn bột: Máy trộn bột bánh sẽ cho ra những mẻ bột chất lượng, sánh mịn, không bị mất hơi ẩm. Giá tiền của máy dao động từ 4 - 12 triệu đồng.
- Máy đánh kem: máy đánh kem giúp lớp kem có độ phủ, xốp mịn và không bị nổi bọt khí như khi đánh bằng tay. Máy đánh kem có giá dao động từ 9-12 triệu đồng.
- Máy đánh trứng: khoảng 1-5 triệu đồng
- Lò nướng: lò nướng giúp cốt bánh được nướng trong nhiệt độ và môi trường hoàn hảo nhất. Lò nướng có giá dao động từ 5-15 triệu đồng, tùy thuộc vào kích cỡ, tính năng và kiểu dáng…
- Tủ bánh: khi mua tủ trưng bày bánh ngọt, nên mua tủ có thiết kế bắt mắt, rộng và nhiều tầng. Giá của tủ trưng bày bánh dao động từ 15-30 triệu tùy dung tích.
Chi phí nguyên vật liệu
Chủ shop cần tính toán được chi phí của nguyên vật liệu khi mở tiệm bánh ngọt
Tiếp theo, để trả lời được câu hỏi: “Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?”, bạn cần ước tính được cả chi phí dành cho nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu thường được tổng kết vào cuối tuần hoặc cuối tháng, bởi có những nguyên liệu cho sử dụng được trong ngày (bơ, sữa, kem tươi…) và có loại bảo quản được lâu dài (bột mì, đường, màu thực phẩm…) Thông thường, chi phí để mua nguyên vật liệu dao động từ 10-12 triệu đồng/ tháng. Con số này có thể cao hơn nếu quy mô của cửa hàng rộng hơn.
Bạn có thể tham khảo các nguồn cung nguyên liệu uy tín như Vina Cake, An Nam Market, Beemart, hoặc các chợ đầu mối khu vực.
Chi phí thuê nhân viên
Chi phí này sẽ dao động từ 5-10 triệu đồng/ nhân viên. Bạn có thể tiết kiệm chi phí nếu sử dụng phần mềm quản lý tiệm bánh.
Chi phí marketing
Trong thời gian đầu, mới mở tiệm bánh ngọt, bạn nên đầu tư quảng cáo để nhiều khách hàng có thể tiếp cận đến cửa hàng của bạn. Quảng cáo trên Facebook, Instagram chi phí dao động từ 3-10 triệu/ tháng. In menu, bảng hiệu, tờ rơi… từ 3-5 triệu đồng.
Chi phí dự trù
Ngoài các khoản chi phí trên, chủ shop cân nhắc dành cho một khoản chi phí dự trù khoảng 5-10 triệu. Số tiền này để chi trả các khoản như tiền điện, nước, đăng ký kinh doanh, thuế má…
Như vậy, tổng kết lại:
- Mở tiệm bánh ngọt cần vốn từ 20-50 triệu nếu kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà.
- Mở tiệm bánh ngọt với quy mô trung bình cần số vốn từ 100-200 triệu.
- Mở tiệm bánh ngọt quy mô lớn, nằm ở vị trí trung tâm cần từ 300-500 triệu đồng.
Tuy nhiên, mở tiệm bánh ngọt là một loại hình kinh doanh tiềm năng, lợi nhuận thu về ít nhất là 1-2, bán 1 lời 2 thậm chí là 3, lãi 60-70%. Nếu biết cách, chủ shop sẽ nhanh chóng lấy lại vốn.
2. Kế hoạch mở tiệm bánh ngọt chi tiết và đầy đủ từ A-Z
2.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường chi tiết và cụ thể đã quyết định đến 50% sự thành công khi bạn mở tiệm bánh ngọt. Nghiên cứu thị trường nghĩa là: nghiên cứu khách hàng, xu hướng tiêu dùng, nghiên cứu đối thủ…
Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu số lượng đối thủ trực tiếp và gián tiếp xung quanh khu vực bạn dự định mở tiệm bánh ngọt. Bạn có thể đặt ra một danh sách các câu hỏi để trả lời:
- Số lượng đối thủ là bao nhiêu?
- Các đối thủ hướng tới đối tượng khách hàng nào?
- Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
- Cách đối thủ truyền thông và quảng cáo?
…
Nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu
Bánh ngọt thì có vô vàn và nhiều kiểu khác nhau, trước khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bánh ngọt bạn cần phải biết rõ mình sẽ bán loại bánh nào. Muốn làm được vậy bạn nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, tìm ra đối tượng tiềm năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.
Nếu bạn định hướng tới giới trẻ thì nên mở tiệm bánh kem với các loại bánh nhiều màu sắc, đặc biệt hoặc “lạ tai”, có thể bán cùng với đồ uống ngọt như trà sữa,....Còn nếu bán cho dân văn phòng, phụ nữ muốn giảm cân thì làm các loại bánh ít béo, ít ngũ cốc, kết hợp với bán
Và chắc chắn rằng, nếu bạn muốn mở tiệm bánh ngọt thành công, chiếm được thị phần cao thì cần có ưu điểm để cạnh tranh đối với các đối thủ. Bạn cần xác định điểm mạnh điểm yếu của mình ở đâu. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn các ưu thế cạnh tranh cho tiệm của mình: về giá, về chăm sóc khách hàng, về hương vị…
2.2 Học làm bánh
Khi bạn có ý định mở cửa hàng bánh ngọt, hãy tham gia khóa học làm bánh. Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản, hãy tự do sáng tạo một cách khéo léo để trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp, tạo ra các hương vị bánh đặc sắc, độc đáo, có 102.
Học làm bánh trước 1-2 tháng rồi quyết định mở tiệm bánh ngọt
2.3 Xác định loại hình tiệm bánh ngọt định kinh doanh
Mở tiệm bánh kem tại nhà
Tiệm bánh kem mở tại nhà là hình thức mở tiệm bánh kem nhỏ gọn, chế biến và bày bán ngay tại nhà riêng. Đây là mô hình phù hợp với những người muốn khởi nghiệp với chi phí thấp, không đầu tư quá nhiều vào thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng.
Tiệm bánh kem truyền thống
Đây là mô hình kinh doanh bánh kem tại cửa hàng truyền thống, khách hàng có thể đến trực tiếp để mua và đặt bánh. Các tiệm bánh kem truyền thống thường được đặt tại các vị trí thuận tiện như khu dân cư, trường học, trung tâm thương mại…
Tiệm bánh kem kết hợp quán cafe
Tiệm bánh kem kết hợp quán cafe là mô hình kết hợp giữa việc bán bánh kem và các loại đồ uống như cafe, nước ép… Mô hình này chú trọng vào việc cung cấp không gian và trải nghiệm tốt cho khách hàng, giúp nâng cao doanh thu và giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, số vốn cần bỏ qua để kinh doanh mô hình này cũng cao hơn so với 2 mô hình trước.
Tiệm bánh kem chuyên cung cấp bánh cho sự kiện
Đây là mô hình tập trung vào sản xuất và cung cấp các loại bánh kem phục vụ cho hội nghị, tiệc cưới, sinh nhật, kỷ niệm, lễ hội… Mô hình này không bắt buộc phải có cửa hàng, thay vào đó là ưu tiên xưởng sản xuất và dịch vụ giao hàng tận nơi.
Tiệm bánh kem online
Đây là hình thức mở tiệm bánh online, hoạt động hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến, không có cửa hàng vật lý. Khách hàng đặt bánh qua website, Facebook, Instagram, Zalo hoặc các ứng dụng đặt hàng. Đây là mô hình kinh doanh được khuyến khích khi bạn mới bắt đầu, có ít vốn và cần tối ưu chi phí.
Tiệm bánh kem nhượng quyền
Mở tiệm bánh kem nhượng quyền là mô hình kinh doanh mà bạn sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh của một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường để kinh doanh cửa hàng bánh kem của riêng mình. Điểm đặc biệt của mô hình này là bạn không phải xây dựng thương hiệu từ đầu, thay vào đó sẽ trả một khoản phí nhượng quyền cho thương hiệu, dành cho ai có nguồn vốn lớn.
2.4 Lựa chọn địa điểm kinh doanh và phong cách tiệm bánh
Để việc mở tiệm bánh ngọt được thuận lợi hơn. một số lưu ý cho chủ shop khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh:
- Cửa hàng nên nằm ở khu vực đông dân cư, trường học, văn phòng, chung cư… để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
- Tiệm bánh nên nằm ở nơi có giao thông thuận lợi, thuận tiện, dễ quan sát và có bãi đỗ xe.
Tùy vào tệp khách hàng tiềm năng mà bạn lựa chọn, hãy xác định các concept trang trí tiệm bánh ngọt của mình:
- Phong cách hiện đại: phù hợp với giới trẻ, nhân viên văn phòng
- Phong cách vintage: phù hợp với hững người yêu thích sự hoài cổ
- Phong cách Bắc Âu: phù hợp với những người yêu thích không gian thoáng đãng, tự nhiên, hơi hướng châu Âu
- Phong cách nhiệt đới: phù hợp với những người yêu thích không gian sôi động, tươi mới và nhiều cây cối.
- Phong cách sang trọng: phù hợp với phân khúc cao cấp, thích chụp ảnh, check-in
- Phong cách gia đình ấm cúng: phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là hộ gia đình nhiều thế hệ.
2.5 Lên chiến lược marketing
Chiến lược marketing online
- Tạo uy tín cho thương hiệu/ tiệm bánh trên Google
- Tối ưu hóa Google Maps cho tiệm bánh: hãy xác minh và cập nhật thông tin cho tiệm bánh ngọt của bạn: tên tiệm, địa chỉ, số điện thoại… đã đúng hay chưa. Tối ưu Google Maps giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và đến tiệm bánh của bạn.
- Tạo website uy tín: xây dựng website bán hàng là một chiến lược marketing vô cùng hữu ích. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm, liên hệ hay mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, việc có một website cho tiệm bánh ngọt còn giúp cửa hàng của bạn tăng sự hiện diện trực tuyến, tạo dấu ấn riêng và tăng độ uy tín cho thương hiệu.
- SEO các từ khóa liên quan đến bánh ngọt: đăng tải các sản phẩm và bài viết trên website của bạn theo các từ khóa nhiều lượt tìm kiếm trên Google. Việc này vừa giúp Google đánh giá cao trang web của bạn, vừa giúp cho tiệm bánh của bạn hiển thị đầu tiên khi tìm kiếm các từ khóa trên công cụ tìm kiếm trên Google.
- Gửi đánh giá và phản hồi tích cực về tiệm: khuyến khích khách hàng gửi đánh giá tích cực nhằm tăng độ uy tín của tiệm bánh. Đối với những phản hồi tiêu cực, hãy phản hồi một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ thấy được tôn trọng, quan tâm và chăm sóc.
- Quảng cáo trên mạng xã hội
- Chọn nền tảng phù hợp: dựa trên đối tượng khách hàng và mục tiêu kinh doanh, hãy chọn các nền tảng mạng xã hội để quảng bá và đẩy mạnh việc mua hàng online của khách. Facebook và Instagram là 2 kênh phổ biến nhất. Ngoài ra còn có Tiktok, Threads…
- Tạo nội dung hấp dẫn về hình ảnh và nội dung: ngoài việc lựa chọn nền tảng phù hợp để quảng cáo, tạo nội dung hấp dẫn về hình ảnh và nội dung sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho tiệm bánh. Hình ảnh rõ ràng, đẹp mắt, với nội dung cụ thể, chi tiết sẽ khiến người đọc bị cuốn hút. Đối với nền tảng Tiktok, những video ngắn sáng tạo, có yếu tố hài hước sẽ thu hút giới trẻ…
- Sử dụng công cụ quảng cáo: sử dụng các công cụ quảng cáo của Facebook, Instagram để đẩy mạnh quảng cáo. Lưu ý xác định ngân sách hợp lý để tối ưu hiệu quả cho các chiến dịch của bạn.
- Tích cực quảng bá trên các app giao hàng: việc kết hợp kinh doanh với các app giao hàng là một chiến lược tốt để mở rộng thị trường kinh doanh và nhanh chóng tăng doanh thu cho tiệm bánh ngọt. GrabFood, ShopeeFood, BeFood… là các app giao hàng phổ biến.
- Tạo uy tín cho thương hiệu/ tiệm bánh trên Google
Chiến lược marketing offline:
Bạn có thể tổ chức một số chương trình để quảng bá cho tiệm bánh ngay tại cửa hàng như:
- Giảm giá đặc biệt: thu hút khách hàng trong những ngày đầu khai trương. Ví dụ: Giảm giá 10% các loại bánh vào thứ 5 hàng tuần
- Tặng mẫu dùng thử: tạo cơ hội để khách hàng trải nghiệm các loại bánh khác nhau, từ đó tăng khả năng mua hàng.
- Phát tờ rơi, dựng standee: tăng nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh ngọt, thông báo đến khách hàng các chương trình của cửa hàng.
2.6 Sử dụng phần mềm quản lý tiệm bánh, cafe
Tiết kiệm công sức, tiền bạc, nâng cao hiệu suất, quản lý toàn diện… là lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý tiệm bánh thay vì sử dụng thuận sức người. Tìm hiểu và tận dụng các tính năng của phần mềm quản lý bán hàng như một trợ thủ đắc lực cho công việc mở tiệm bánh kem của bạn.
Phần mềm quản lý cửa hàng bán bánh của Sapo giúp bạn tối ưu hóa công việc quản lý và vận hành kinh doanh. Phần mềm này mang lại sự chuyên nghiệp, tiện lợi và khả năng kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh hiệu quả. Phần mềm có các tính năng nổi bật như:
- Order dễ dàng, nhanh chóng, thanh toán nhanh trong 3 giây.
- Quản lý bán hàng đa kênh tại một trang duy nhất:
- Tích hợp bán hàng tại cửa hàng và các nền tảng online như Facebook, Zalo, hoặc website…
- Đồng bộ đơn hàng, thông tin khách hàng và doanh thu trên một giao diện duy nhất.
- Quản lý tồn kho hiệu quả
- Theo dõi số lượng nguyên liệu, vật liệu làm bánh, và các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn.
- Tự động cảnh báo khi hàng tồn kho ở mức thấp hoặc cần nhập bổ sung.
- Quản lý đơn hàng chính xác
- Ghi nhận chi tiết thông tin từng đơn hàng, bao gồm cả các yêu cầu đặt bánh theo thiết kế riêng.
- Theo dõi trạng thái đơn hàng từ lúc đặt đến khi giao nhận.
- Báo cáo và phân tích khoa học
- Cung cấp báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và hiệu suất kinh doanh.
- Giúp chủ cửa hàng đánh giá hiệu quả từng dòng sản phẩm và điều chỉnh chiến lược.
- Quản lý nhân viên minh bạch
- Sapo cho phép phân quyền nhân viên theo vị trí nhằm hạn chế gian lận, thất thoát.
- Theo dõi bảng công, hiệu suất làm việc của nhân viên để tính lương và đưa ra kế hoạch sử dụng nhân sự hợp lý.
- Có app quản lý trên điện thoại, dễ dàng theo dõi mọi lúc mọi nơi.
Hiện tại, Sapo cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với từng quy mô cửa hàng với mức giá chỉ từ 170K/ tháng.
3. Gợi ý menu khi mở tiệm bánh ngọt
Tiệm bánh nên có nhiều loại bánh cho khách hàng lựa chọn. Sapo gợi ý một số loại bánh phổ biến và đặc biệt theo mùa, quốc gia, bạn có thể tham khảo để thêm vào menu tiệm bánh của mình nhé!
Càng nhiều loại bánh, khách hàng càng có nhiều lựa chọn
Các loại bánh phổ biến
- Bánh bông lan: Bánh bông lan cơ bản, bông lan cuộn, bông lan phô mai Nhật…
- Bánh tart: Tart trứng, tart trái cây tươi…
- Bánh mì ngọt: Bánh croissant, bánh mì nhân kem, bánh mì phô mai...
- Bánh mousse: Mousse chanh dây, mousse socola, mousse matcha…
Bánh kem, gato, bánh cho sự kiện
- Bánh kem sinh nhật: Các mẫu bánh kem theo yêu cầu với nhiều hương vị như vani, sô-cô-la, dâu, chanh leo…
- Bánh dành cho sự kiện: Bánh cupcake, bánh macarons, bánh cookies…
Bánh truyền thống của các nước
- Bánh Pháp: Éclair, mille-feuille (bánh ngàn lớp), bánh madeleine.
- Bánh Nhật Bản: Mochi kem, dorayaki (bánh rán nhân đậu đỏ).
- Bánh Ý: Tiramisu, panna cotta.
Món ăn nhẹ kèm bánh
- Sandwich ngọt: Kẹp trái cây tươi và kem tươi.
- Bánh su kem: Nhiều loại nhân như vani, trà xanh, sô-cô-la.
Đồ uống đi kèm
- Cà phê: Espresso, latte, cappuccino.
- Trà: Trà sữa, trà hoa quả, trà xanh matcha.
- Sinh tố: Sinh tố dâu, ổi, nho, mãng cầu, xoài….
Menu đặc biệt theo mùa
- Bánh Noel: Bánh khúc cây, bánh quy gừng.
- Bánh Tết: Bánh bông lan vị trà xanh, bánh tart trái cây tươi.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh bánh ngọt online giúp bạn hốt tiền mỗi ngày