Phần 1: Một cửa hàng thương mại điện tử khởi sinh từ căn nhà nhỏ
Đầu 2020 khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Hà Nội thực hiện giãn cách lần thứ nhất, các ngành kinh doanh truyền thống đều phải dừng hoạt động. Nhằm tận dụng thời gian giãn cách để xây dựng bộ máy và hệ thống hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, anh Phạm Ngọc Tĩnh đã tập hợp các bạn trẻ cùng nhau gây dựng nên cửa hàng Tinofun. Thời gian đầu, để tiết kiệm nguồn kinh phí còn hạn hẹp, cả đội 4 người thuê 1 căn nhà nhỏ để tự học, nghiên cứu chuẩn bị các công việc trước khi triển khai.
Kim chỉ nam của shop là “luôn sáng tạo ý tưởng mới” nên mọi người luôn cố gắng không ngừng để cải tiến liên tục chiến lược marketing cũng như áp dụng phương thức quản lý mới, hiệu quả và nhanh nhất. Mọi kế hoạch, đường hướng shop luôn vạch ra và thay đổi sao cho phù hợp thực tế.
Tháng 9/2020, sau gần nửa năm nghiên cứu, anh Tĩnh bắt đầu nhập hàng và kinh doanh ngành thời trang nam trên sàn Shopee. Ban đầu shop thử nghiệm rất nhiều mã sản phẩm vì chưa định hình được phân khúc cũng như chân dung khách hàng. Tuy nhiên, điều này khiến đội ngũ quá tải công việc, hàng tồn nhiều, không tìm ra hướng đi cụ thể. Sau 3 tháng hoạt động, Tinofun đã phải họp cải tổ để định hình thương hiệu và các bước đi tiếp theo trong kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
Phần 2: Cách vượt qua thời kỳ Covid của Tinofun
Năm 2020 và 2021 là thời gian cực kì khó khăn với đa số các ngành. Dù có nhiều ưu thế nhưng Thương mại điện tử cũng chịu ảnh hưởng không ngoại lệ từ giãn cách xã hội: sức mua giảm, nhiều khu vực liên tục bị phong tỏa, vận chuyển gián đoạn,…Tuy nhiên, Tinofun vẫn duy trì được lượng đơn hàng đều đặn (9.000 đơn/tháng) do shop đã ứng dụng biện pháp động viên nhân sự và cải tiến vận hành đặc biệt hiệu quả.
Để duy trì năng lượng và cải thiện kỹ năng của đội ngũ, Tinofun luôn quán triệt nhân viên tận dụng thời gian để học tập, rèn luyện kiến thức và hoàn thiện bộ máy, không để thời kỳ giãn cách trôi qua lãng phí.
Mặt khác, điều anh Phạm Ngọc Tĩnh tâm đắc nhất sau thời gian giãn cách là phương thức áp dụng công nghệ vào cải tiến hệ thống quản lý. Shop đã từng mua và sử dụng một phần mềm quản lý đơn hàng online trong 4 tháng đầu khởi nghiệp. Nhưng anh Tĩnh nhận nhận thấy phần mềm này hay bị lỗi phần đồng bộ sản phẩm, báo cáo trên sàn thương mại điện tử không chính xác. Vì vậy, anh quyết định lựa chọn Sapo GO là phần mềm đồng hành cùng Tinofun.
- Ban đầu, phần mềm bán hàng online Sapo GO chinh phục anh bởi tính năng chat, chốt đơn hàng nhanh chóng ở kênh Social. Mỗi ngày, shop có hơn 100 inbox qua kênh Facebook, 500 tin nhắn qua kênh Sàn; chưa kể đến phản hồi của khách hàng trên từng sản phẩm lên đến con số vài nghìn. Nhờ có kênh Social của Sapo GO mà đội ngũ của Tinofun đã giảm tải được rất nhiều đầu việc!
- Sapo đã hỗ trợ shop trong công tác quản lý bán hàng trên cả Sàn TMĐT và Facebook, đặc biệt là các tính năng Quản lý tồn kho và Bộ công cụ hỗ trợ tương tác khách hàng. Cụ thể là, chức năng đẩy sản phẩm trên sàn, thay khung ảnh đại diện, chat đa gian hàng, chốt đơn nhanh trên Facebook.
- Báo cáo doanh thu trên sàn thương mại điện tử của Sapo rất chi tiết, rõ ràng. Nhìn vào mục báo cáo, shop nắm rõ được số lượng sản phẩm tiêu thụ, phân tích sản phẩm “chủ chốt”, lên nhu cầu chuẩn thực tế từ gợi ý nhập hàng của phần mềm, hạn chế đọng vốn do hàng tồn.
- Với việc kinh doanh online thì vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng. Để tối ưu quy trình vận hành, tiết kiệm thời gian, shop sử dụng vận chuyển qua Sapo Express với các đối tác như Ninjavan, J&T, GHN. Khi lên đơn vận chuyển qua Sapo Express, anh Tĩnh nhận xét: “Chúng tôi rất hài lòng vì phân tích được chi tiết các chỉ số vận chuyển. Tính năng gửi yêu cầu ổn định, thao tác đẩy đơn qua đối tác vận chuyển dễ dàng, sự đồng bộ giữa 2 hệ thống Sapo và đơn vị vận chuyển khá ổn định”.
- Trong suốt quá trình sử dụng, các bạn nhân viên của Sapo luôn hỗ trợ nhiệt tình khi nhân viên bên shop có thắc mắc qua kênh mạng xã hội
Hỗ trợ của Sapo đã giúp Tinofun tối ưu hiệu suất và chi phí, nhờ giao diện quản lý trực quan tình hình đơn hàng và hệ thống báo cáo góp phần đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Phần 3: Những dự định trong tương lai của Tinofun
Với mong muốn cung cấp sản phẩm thời trang nam chất lượng, tạo thương hiệu bền vững, Shop luôn nghiên cứu các sản phẩm mới, chất liệu mới, kiểm soát chặt chẽ ngay từ chất lượng đầu vào, xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng của shop chuyên nghiệp. Shop đang thử nghiệm xây kênh Tiktok, tăng tương tác bằng các KOL trong độ tuổi đi làm và phong cách thời trang tối giản. Về lâu dài shop sẽ mở rộng thêm thị trường với sản phẩm đồ gia dụng thông minh. Dự kiến trong khoảng sang năm 2022 sẽ triển khai ngành sản phẩm này.
Đúc rút lại kinh nghiệm, anh Phạm Ngọc Tĩnh chia sẻ với các bạn khi nghiệp từ ngành kinh doanh Online như sau: “Theo tôi, các bạn cần xác định rõ ràng về sản phẩm mình kinh doanh, phân khúc khách hàng hướng tới, mục tiêu doanh nghiệp cũng như định hướng ngắn và dài hạn. Hãy liên tục hoàn thiện bộ máy tổ chức bộ máy, tập trung xây dựng quy trình, quy chuẩn, hệ thống KPI cho nhân viên. Hãy đặt mục tiêu phát triển doanh nghiệp chứ không phải chỉ bán hàng cá nhân. Việc áp dụng công nghệ, phần mềm là điều không thể thiếu. Các shop có thể tham khảo phần mềm Sapo để cải tiến hệ thống bán hàng hiệu quả hơn.”
Anh Phạm Ngọc Tĩnh và Tinofun đã đặt những bước chân vững chãi trên con đường kinh doanh online chuyên nghiệp. Tận dụng Sapo GO để khám phá tiềm năng của bán hàng trực tuyến ngay hôm nay nhé.