Hashtag là gì? Cách hashtag trên Instagram nhiều like như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về hashtag Instagram và 6 cách hashtag Instagram nhiều like. Những kinh nghiệm này có thể áp dụng cả với các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter, Google+,... nhé!
Đối với nhiều người hashtags chỉ là một thói quen hoặc cách câu like đơn giản mỗi khi đăng ảnh hoặc tweet trên Instagram, Twitter. Thực tế là có rất nhiều hashtags được thêm vào chẳng vì mục đích gì, đôi khi chỉ để nhìn cho… vui mắt, nhưng đối với các chiến dịch tiếp thị, truyền thông khi bán hàng trên Instagram, Twitter thì nó lại là công cụ cực kì hiệu quả khi muốn lan truyền thông tin ra ngoài vòng quan hệ của mình trên mạng xã hội. Bài viết dưới đây sẽ bật mí 6 cách giúp bạn tận dụng tối đa những gì mà hashtags mang lại cho việc kinh doanh online của mình.
1. Hashtag là gì?
Hashtag (hay hash symbol) là một từ hoặc một chuỗi các kí tự liên tiếp nhau được đặt sau dấu thăng #. Hashtag thường được sử dụng trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Google+, Tumblr,... để nhóm nhiều thông tin lại với nhau. Khi nhấn vào một hashtag, bạn sẽ xem được tất cả các thông điệp chứa hashtag đó. Lưu ý: Hashtag không cho phép có khoảng trắng, ví dụ: #blogsapo #hashtag_la_gi
2. 6 cách Hashtag trên Instagram nhiều like và hiệu quả
2.1. Chọn hashtags có mục đích
Hiểu một cách đơn giản thì tác dụng của hashtags là tập hợp những bài viết có cùng chủ đề trên các trang mạng xã hội. Ví dụ bạn bấm vào hashtags #hotboy thì ngay lập tức sẽ thấy những bức ảnh của người dùng khác có gắn thẻ đó trên Instagram hoặc một dòng tweet đã đề cập về nó. Như dưới đây, hãng Wahl Professional đã sử dụng các thẻ #wahl khi đăng ảnh sản phẩm của mình:
Và rồi nếu bạn nhấp vào hashtag #wahl sẽ thấy các hình ảnh sản phẩm khác mà họ đã đăng lên Instagram như sau:
Và thực tế một vị đại diện phát ngôn của Wahl đã nói rằng hashtags giúp gia tăng tỉ lệ khách hàng tham gia tới 4307%. Đó chính là lý do mà các nhà quảng cáo nên quan tâm tới thẻ hashtags, về cách sử dụng và theo dõi chúng.
Hashtags nên được sử dụng theo mục đích tiếp thị, ví dụ như tăng chuyển đổi tới website, cập nhật danh sách sản phẩm mới hoặc chỉ đơn giản là tăng thêm độ nhận diện thương hiệu. Đừng dùng hashtags bừa bãi như một thói quen, nó chỉ khiến các bài đăng của bạn trở nên rối rắm, vô tình còn chuyển hướng khách hàng tới bài đăng của thương hiệu khác. Ví dụ như cách mà Netflix sử dụng hashtag #ASOUE cho một chiến dịch tiếp thị mang tên A Series of Unfortunate Events.
Người dùng bắt đầu sử dụng hashtag đó để bàn luận về các video trong chiến dịch này, và họ chỉ cần nhấp vào hashtag sẽ biết người dân tình đang bàn tán những gì.
2.2. Chọn đúng hashtags
Vì các hashtags được sử dụng với mục đích của chiến dịch tiếp thị nên bạn phải chọn đúng hashtag phù hợp nhất. Theo kinh nghiệm là với mỗi chiến dịch chỉ nên chọn 1 hashtag duy nhất mà thôi, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các bài viết liên quan hơn.
2.3. Tìm kiếm các từ khóa liên quan đến chiến dịch
Để hashtags không xa rời chiến dịch tiếp thị, cách tốt nhất là bạn tìm kiếm những từ khóa liên quan tới chiến dịch đó. Ví dụ, bạn muốn thực hiện chiến dịch quảng cáo cho dòng sản phẩm áo sơ mi trắng, hãy phân tích xem người dùng hay chọn từ khóa nào khi muốn tìm kiếm, như là #somitrang #somimautrang #sominam,…
Phần mềm quản lý bán hàng Facebook và sàn TMĐT Sapo GO
Để biết được phần mềm Sapo GO hỗ trợ nhà bán hàng những tính năng quản lý gì, hãy tham khảo các thông tin tại bài viết này nhé: Tool quản lý Facebook Sapo GO giúp bán hàng hiệu quả
2.4. Chọn hashtags ngắn
Hashtags dài thì khó nhớ, lại dễ gõ nhầm nên tốt nhất chỉ chọn hashtags ngắn, khoảng 16 ký tự là ổn. Đặc biệt cần lưu ý kh đăng trên Twitter vì mỗi tweet chỉ được tối đa 140 ký tự kể cả hashtags.
2.5. Hashtags cần cụ thể
Mục đích bạn sử dụng hashtag là để đo lường số người tham gia vào chiến dịch tiếp thị của mình, vì vậy nó càng cụ thể, càng mang tính duy nhất thì càng tốt. Thử tưởng tượng hashtag bạn chọn có tới 20 thương hiệu khác cũng dùng thì làm sao để biết bài viết nào là dành cho chiến dịch của bạn? Một mẹo nhỏ là đưa tên thương hiệu của mình vào hashtag, ví dụ như #NikeCrossTrainer chẳng hạn.
2.6. Tạo ra chủ đề bàn luận
Bạn có thể dùng hashtags để tạo ra các chủ đề bàn luận cho những người đang theo dõi tài khoản Insta hoặc Twitter của mình. Ví dụ như Dunkin ‘Donut sử dụng #mydunkin để khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh về những gì họ đã mua.
Hoặc bạn có thể tổ chức khuyến mãi giảm giá cho những ai đăng ảnh tại cửa hàng và thêm hashtags, ví dụ #dingtea50% chẳng hạn.
Trên đây là 6 bí quyết sử dụng hashtags khi bán hàng trên Instagram, Twitter giúp bạn tiếp thị sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đây đều là các bí quyết đơn giản nên bạn có thể bắt tay vào thực hiện ngay nhé!
[the_ad id="21"]